Quản trị doanh nghiệp hiệu quả với 5 nguyên tắc sau

Quản trị doanh nghiệp hiệu quả với 5 nguyên tắc sau

Bạn có thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả với 5 nguyên tắc trong bài viết này. Độc giả hãy bớt chút thời gian cùng Trần Dũng tham khảo nhé!

Nguyên tắc 1: Công bằng

Hội đồng quản trị công ty cần đảm bảo quản trị trên nguyên tắc công bằng với:

Với cổ động:

  • Được trao quyền tiếp cận thông tin, định hướng phát triển của công ty
  • Được đóng góp ý kiến cho những định hướng phát triển lớn của công ty
  • Được đảm bảo quyền lợi xứng đáng, không có sự thiên vị cá nhân…

Với nhân viên:

  • Được đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ xứng đáng khi đóng góp cho công ty
  • Được phân công công việc công bằng, có xem xét yếu tố chuyên môn, năng lực, thế mạnh cá nhân
  • Có lộ trình phát triển phù hợp trong cơ cấu tổ chức vận hành của tổ chức…

Với nhà cung cấp:

  • Đảm bảo nguyên tắc lựa chọn nhà cung cấp công bằng, tối ưu về chất lượng và giá thành
  • Không phân biệt, đối xử giữa các nhà cung cấp
  • Cân bằng, đảm bảo phù hợp quyền lợi giữa công ty với nhà cung cấp

Với cộng đồng xã hội:

  • Phát triển doanh nghiệp nhưng không vi phạm các nguyên tắc đạo đức, quy định pháp luật
  • Có sự quan tâm đến sự phát triển, ổn định của cộng đồng xã hội, đóng góp nguồn lực cho cộng đồng khi cần thiết, ví dụ: ủng hộ trong thời điểm dịch bệnh…

Quản trị doanh nghiệp theo nguyên tắc công bằng thường rất dễ được chấp nhận về mặt nhận thức. Nhưng khó đạt được trong thực tế. Các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ rất khó có thể đạt được sự công bằng tuyệt đối trong điều hành doanh nghiệp. Niềm tin cá nhân, cảm xúc, các mối quan hệ… Tất cả đều có thể sẽ ảnh hưởng tới quyết định quản trị.

nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

Nguyên tắc 2: Minh bạch

Minh bạch trong quản trị doanh nghiệp bao hàm các khía cạnh:

  • Cung cấp thông tin về chính sách, quy định, mục tiêu của công ty một cách rõ ràng với nhân viên và các bên liên quan
  • Minh bạch, công khai để hướng tới việc xây dựng niềm tin, sự gắn kết, hợp tác lâu dài
  • Thông tin chính xác, kịp thời các vấn đề quan trọng về kết quả hoạt động, tình hình tài chính, quyền sở hữu, xung đột lợi ích, rủi ro với cổ đông và các bên liên quan

Thiếu minh bạch trong quản trị doanh nghiệp, công bố thông tin. Điều này có thể đem lại lợi ích trước mắt cho chủ doanh nghiệp. Nhưng sẽ khiến doanh nghiệp phải đối diện với những nguy cơ khủng hoảng. Có thể doanh nghiệp sẽ vi phạm quy định pháp luật.

Mặt khác, khi bạn minh bạch về chính sách, quy định, mục tiêu cần hướng tới với đội ngũ của mình. Team của bạn sẽ gia tăng thêm động lực và hiểu rõ họ cần tập trung đạt được điều gì. Bạn có thể cân nhắc việc áp dụng nguyên tắc minh bạch trong quản trị doanh nghiệp với phương pháp OKRs. Với OKRs, tổ chức của bạn có thể hướng tới minh bạch hóa mục tiêu, hành động. Và thông qua đó đạt được hiệu quả, hiệu suất vượt trội.

nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

Nguyên tắc 3: Quản lý rủi ro

Nhà quản lý khi thực hiện hoạt động quản trị doanh nghiệp cần xác định rõ và tuân thủ nguyên tắc quản lý rủi ro. Nhà quản lý cần nắm bắt được các rủi ro với tổ chức hiện nay là gì và giải pháp tối ưu để kiểm soát, ngăn chặn những rủi ro đó. Trong sự phát triển của doanh nghiệp không thể tránh khỏi những rủi ro, nguy cơ. Điều quan trọng là nhà quản lý có giải pháp kịp thời để giải quyết.

nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

Nguyên tắc 4: Trách nhiệm

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề của công ty và các hoạt động của quản lý cấp cao trong tổ chức. Hội đồng quản trị thực hiện quản trị doanh nghiệp theo nguyên tắc trách nhiệm thể hiện qua nhiều khía cạnh như:

  • Phát triển, đề bạt một CEO từ nội bộ hoặc thuê CEO bên ngoài, hoạt động hướng đến lợi ích của công ty, các nhà đầu tư, cổ đông và các bên liên quan
  • CEO có trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, trước cổ đông và các bên liên quan
  • CEO cần dẫn dắt tổ chức nắm bắt được cơ hội, ngăn chặn các rủi ro, thử thách để hướng tới mục tiêu, tầm nhìn của tổ chức

Nguyên tắc trách nhiệm trong quản trị doanh nghiệp nhấn mạnh đến vị trí CEO vì Chief Executive Officer. CEO là Giám đốc điều hành có nhiệm vụ hoạch định và thực thi kế hoạch phát triển công ty. Họ hướng đến hoàn thành các mục tiêu, tầm nhìn do Hội đồng quản trị đề ra.

Nguyên tắc 5: Trách nhiệm giải trình

Ở góc độ vận hành bộ máy công ty:

  • Ban quản lý công ty chịu trách nhiệm giải trình với Hội đồng quản trị về việc thực hiện các kế hoạch hành động hướng tới mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể.
  • Còn Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giải trình với cổ đông, nhà đầu tư

Hội đồng quản trị thực hiện vai trò quản trị của mình. Bạn phải có trách nhiệm giải trình với các cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan về:

  • Mục đích, tầm nhìn dài hạn của của công ty
  • Mục tiêu hướng tới và kế hoạch hành động tương ứng
  • Kết quả hoạt động vận hành, kinh doanh…

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đánh giá năng lực, tiềm năng, hiệu quả hoạt động của công ty. Họ giải trình các vấn đề quan trọng hoặc bất thường với cổ đông, nhà đầu tư. Cũng như giải thích với các bên liên quan.

Thực hiện trách nhiệm giải trình giúp tạo hành lang quy định pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, đúng hướng hơn, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên liên quan. 

 

Tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments