Định nghĩa Key Performance Indicator? Nhầm lẫn phổ biến

Định nghĩa Key Performance Indicator? Nhầm lẫn phổ biến

Định nghĩa Key Performance Indicator? Nhầm lẫn phổ biến khi xây dựng KPI cho doanh nghiệp? Trần Dũng sẽ khai phá kiến thức trong bài!

Định nghĩa Key Performance Indicator – KPI là gì?

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số năng suất trọng yếu. Theo từ điển Oxford: “KPI là sự đo lường có thể định lượng được sử dụng để đánh giá thành công của tổ chức, nhân viên,… giúp đạt được những mục tiêu về hiệu suất”.

Trong đó, mục tiêu, chiến lược, hành động,… đặt ra cần phải thực tế, có thể lượng hóa để tăng khả năng vận hành. Dũng lấy 1 ví dụ về việc lượng hóa mục tiêu Marketing trên website cụ thể như sau:

    • Xxx (số lượng) người truy cập website mỗi tháng.

 

    • XX keywords lọt top 10 trên trang kết quả tìm kiếm.

 

    • XX bài blog xuất bản mỗi tháng.

 

    • Time on page (thời gian truy cập trang) trên website là xx.

 

Dễ hiểu đúng không?

KPI là chỉ số năng suất trọng yếu

Nhầm lẫn phổ biến khi xây dựng KPI cho doanh nghiệp

KPI nếu dùng đúng sẽ là “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa mới cho sự phát triển của cả công ty nhưng cũng sẽ là “tai họa” nếu chủ doanh nghiệp hiểu và triển khai sai. PDCA sẽ chỉ ra cho bạn những nhầm lẫn khi xây dựng KPI cho doanh nghiệp nhé.

KPI là công cụ đánh giá nhân viên, tính lương thưởng

Đây chính là sai lầm phổ biến nhất của chủ doanh nghiệp về KPI. Mọi người đang nhầm lẫn giữa “công dụng chủ yếu và thứ yếu”. KPI có thể giúp công ty đánh giá nhân viên và tính lương thưởng, thế nhưng mục đích chính là muốn thúc đẩy sự tích cực của mọi người trong việc chủ động, sáng tạo, tìm mọi giải pháp để đạt mục tiêu kinh doanh.

KPI là công cụ quản trị và thực thi chiến lược (chủ yếu), được thúc đẩy bằng chính sách lương thưởng (thứ yếu).

Trong KPI, đánh giá và lương thưởng chỉ là công cụ hỗ trợ quản trị và thực thi chiến lược hiệu quả.

Hiệu suất KPI tính trên mức độ hoàn thành công việc được giao

Hiệu suất của một nhân viên được đo lường trên những kết quả và thành tựu họ đạt được. Đồng thời gắn liền với chiến lược đang triển khai của công ty, chứ không phải là “làm đủ” những đầu mục công việc được giao.

Thực sự đáng tiếc khi hiện nay, rất nhiều công ty Việt Nam vẫn đang đo lường hiệu suất trên số lượng chứ không phải chất lượng công việc. Theo bạn, Nhân viên telesales gọi bao nhiêu cuộc hay họ chốt thành công bao nhiêu đơn mới giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh?

Khi là Chủ doanh nghiệp, điều bạn tuyệt đối không thể quên là: “Nhân viên làm bao nhiêu việc không quan trọng bằng việc họ mang lại kết quả gì.”

Trong KPI, hãy đánh giá hiệu suất, đừng đánh giá công việc

“Sao y bản chính” mẫu KPI của công ty khác về áp dụng vào công ty mình

Liệu bạn đã từng băn khoăn vì sao công ty họ thực hiện chiến lược KPI như vậy thì đạt được thành công vang dội nhưng khi áp dụng vẫn mẫu KPI đó cho công ty mình thì lại thất bại chưa?

Đó là vì KPI của công ty khác được xây dựng trên tầm nhìn, mục tiêu kinh doanh riêng của họ. Chẳng lẽ nhân viên bạn đang làm từng công việc hằng ngày để thực hiện mục tiêu kinh doanh của công ty khác?

Đề ra mục tiêu thiếu thực tế, bất khả khi cũng giống như việc bạn căng băng sai vị trí. Thay vì chạy lên đỉnh núi, cả công ty cùng rủ nhau vào rừng. Hãy xây dựng KPI bằng cách nhắm ngay tầm nhìn, quản trị mục tiêu của chính công ty bạn.

 

Nguồn tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments