Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ – những khó khăn?

Đăng ngày 12/10/2024 lúc: 14:5317 lượt xem

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ – những khó khăn?

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ – những khó khăn? Trần Trí Dũng sẽ dành bài viết này để bàn luận với các nhà lãnh đạo. Cùng đọc nhé!

Tìm hiểu thêm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều hành và kiểm soát công ty có quy mô vừa và nhỏ thông qua những cơ chế, quy định. Đó là một trong những tư duy, năng lực rất quan trọng trong thời buổi hiện nay. Nhất là tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Theo thống kê, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Họ đóng góp tới 45% GDP, 31% vào tổng ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động.

Với tiềm năng phát triển đáng kỳ vọng đến vậy, song người sáng lập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại khá đau đầu về các vấn đề quản trị như: Tài chính, công nghệ, nhân sự, năng suất và quản lý hiệu suất,…

Điều này dẫn đến Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bài toán cực kỳ cân não. 

Chỉ có ½  doanh nghiệp SME ra đời tồn tại trong 5 năm đầu, và rồi chỉ  ⅓  trong số đó đạt mốc 10 năm tiếp theo.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự rút lui hàng loạt khỏi thị trường của những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập dưới 5 năm như vậy? 

Dũng sẽ giải đáp ở phần nội dung tiếp theo, cùng theo dõi tiếp nào!

Nghiên cứu, học tập về quản trị SME sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tăng trưởng lâu dài và bền vững.

Khó khăn đang tồn đọng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Muốn chữa bệnh thì phải tìm được đúng nguyên nhân, sau quá trình khảo sát và “thăm khám” cho nhiều doanh nghiệp.

Dũng đúc kết được nguyên nhân chính gây nên sự thất bại cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là:

    • Tồn tại và phát triển tự phát, manh mún, nhỏ lẻ
    • Khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại
    • Gần 90% CEO doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đều là những người đi lên từ nghề. Họ có kiến thức bài bản và kinh nghiệm chuyên môn xuất sắc. Nhưng thiếu kinh nghiệm quản trị, điều hành đặc biệt là quản trị con người. 
    • Hiệu suất thấp do không được đào tạo, cách làm việc chắp vá, bản năng.
    • Đôi khi có những mô hình tốt nhưng không hệ thống, quy trình, nhân bản lên được

Nguồn tham khảo