Học chứng chỉ an toàn thực phẩm – Danh mục 40 câu hỏi

Học chứng chỉ an toàn thực phẩm – Danh mục 40 câu hỏi

Học chứng chỉ an toàn thực phẩm ở đâu? Trần Trí Dũng chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra danh mục 40 câu hỏi tập huấn cho các bạn tham khảo!

Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm là một chứng chỉ vô cùng quan trọng khi các doanh nghiệp muốn sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp về việc học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Và cung cấp các thông tin liên quan đến chứng chỉ an toàn thực phẩm mà cá nhân, tổ chức cần lưu ý.

1. Tại sao cần học chứng chỉ an toàn thực phẩm?

Khi bạn có nhu cầu mở quán ăn, công ty có liên quan đến ngành nghề thực phẩm bạn sẽ phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Và một trong các thủ tục cần phải có đó là phải học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 4 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP có thể hiểu khái niệm chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm hay Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm là loại giấy được cấp cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh của Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế và người trực tiếp chế biến thức ăn của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Khi học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm bạn sẽ được:

  • Trang bị kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Tìm hiểu các quy định của pháp luật về điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó tránh vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Trang bị những kiến thức cần thiết để người sản xuất kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm từ ngay những khâu đầu tiên như nguyên liệu; và từ quá trình sản xuất cho đến lưu thông sản phẩm;

Ngoài ra, việc học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm còn giúp bạn:

  • Thay đổi được hành vi của chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm như: rửa tay, che đậy, bao gói thực phẩm, bảo quản, lưu giữ thực phẩm….
  • Góp phần mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Chi tiết về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

2. Học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Các cơ sở chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm có chức năng, nhiệm vụ tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm có thể tổ chức hoặc tham gia tập huấn và cấp Giấy chứng nhận cho người học. Giấy chứng nhận sẽ được cấp ngay sau khi công bố kết quả thi đạt yêu cầu.

Các cơ sở chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm có chức năng, nhiệm vụ tập huấn chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm:

 

  • Cục An toàn vệ sinh thực phẩm;

 

 

  • Các cơ sở chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố;

 

 

  • Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố;

 

 

  • Các Trung tâm y tế dự phòng huyện, quận.

 

Các cơ sở học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm:

 

  • Các trường đại học;

 

 

  • Các Viện nghiên cứu;

 

 

  • Các Hội và Chi hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm;

 

 

  • Các Trung tâm kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

3. Đăng ký thi xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Tùy vào ngành nghề nhưng doanh nghiệp kinh doanh sẽ đăng ký tại cơ quan nhà nước thích hợp, riêng TP Hồ Chí Minh tập trung tại Ban QL ATTP.

 

  • Sản xuất các sản phẩm nông sản, thủy hải sản, động vật,…: Thi cấp giấy xác nhận tại Sở nông nghiệp (đối với doanh nghiệp)

 

 

  • Kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán cà phê, nhà hàng, sản xuất nước tinh khiết,…: Thi cấp giấy xác nhận tại Sở Y tế

 

 

  • Đối với Hộ kinh doanh: Thi xác nhận kiến thức tại Trung tâm y tế dự phòng Quận.

Chứng nhận an toàn thực phẩm | Thủ tục đăng ký thực hiện như thế nào?

 

4. Nội dung học chứng chỉ an toàn thực phẩm

Khi học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, bạn sẽ được học các nội dung cơ bản sau:

 

  • Các kiến thức cơ bản là điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận;

 

 

  • Các mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm;

 

 

  • Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

 

 

  • Phương pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (trong sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, tiêu dùng …);

 

 

  • Thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm;

 

 

  • Các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;

 

 

  • Các kiến thức: thực hành sản xuất tốt (GMP – Good Manufacture Practice), thực hành vệ sinh tốt (GHP – Good Hygiene Practice), phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Point);

 

 

  • Các kiến thức chuyên ngành, cụ thể cho từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

 

Theo đó, để có được chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm các đối tượng nêu trên phải trả lời 30 câu hỏi, làm đúng 24 câu trở lên (>80%) thì sẽ đủ điều kiện được cấp chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Danh mục 40 câu hỏi tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong các câu hỏi phần bôi đậm là đáp án trả lời.

Câu 1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải đáp ứng những nhóm điều kiện nào sau đây để đảm bảo an toàn thực phẩm?

 

  • Điều kiện về cơ sở

 

 

  • Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ

 

 

  • Điều kiện về con người

 

 

  • Cả 3 điều kiện trên

 

Câu 2. Cơ quan y tế nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe?

 

  • Cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên

 

 

  • Bất kỳ cơ sở y tế nào

 

Câu 3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?

 

  • 1 năm

 

 

  • 2 năm

 

 

  • 3 năm

 

Câu 4. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?

 

  • 1 năm

 

 

  • 3 năm

 

 

  • 5 năm

 

Câu 5. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị thu hồi trong trường hợp nào sau đây?

 

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không hoạt động ngành nghề kinh doanh dịch vụ đã đăng ký

 

 

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

 

 

  • Cả a và b

 

Câu 6. Thực phẩm phải được thu hồi trong trường hợp nào?

 

  • Thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn được bán trên thị trường

 

 

  • Thực phẩm  bị hư hỏng trong quá trình bảo quản

 

 

  • Cả a và b

 

Câu 7. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn?

 

  • Tiêu hủy

 

 

  • Chuyển mục đích sử dụng

 

 

  • Cả 2 hình thức trên

 

Câu 8. Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào?

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận  đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

Câu 9. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

 

 

 

  • Không

 

Câu 10. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyển) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào?

 

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ

 

 

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh từ 50-200 suất ăn/lần phục vụ.

 

 

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ.

 

Câu 11. Trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào?

 

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ

 

 

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh từ 50-200 suất ăn/lần phục vụ

 

 

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ.

 

Câu 12. Các hành vi bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm?

 

  • Sử dụng phụ gia thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép

 

 

  • Sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng sử dụng

 

 

  • Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

 

 

  • Tất cả các hành vi trên

 

Câu 13. Chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng yêu cầu nào dưới đây?

 

  • Được cấp Giấy xác nhận kiến  thức về an toàn thực phẩm

 

 

  • Được cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định

 

 

  • Cả 2 điều kiện trên

 

Câu 14. Chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện những quy định nào dưới đây về khám sức khỏe?

 

  • Trước khi tuyển dụng

 

 

  • Định kỳ ít nhất 1 lần/năm

 

 

  • Cả 2 trường hợp trên

 

Câu 15. Người chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện?

 

  • Rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm

 

 

  • Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh

 

 

  • Cả 2 trường hợp trên

 

Câu 16. Trong khi chế biến thực phẩm, người chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không được?

 

  • Khạc nhổ

 

 

  • Ăn kẹo cao su

 

 

  • Cả 2 trường hợp trên

 

Câu 17. Người đang mắc viêm đường hô hấp cấp tính, lao tiến triển có được phép tham gia chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không?

 

 

 

  • Không

 

Câu 18. Người trực tiếp chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, bị tiêu chảy cấp có được tiếp tục làm việc hay không?

 

  • Vẫn làm việc bình thường

 

 

  • Nghỉ làm việc và chữa bênh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc

 

Câu 19. Người trực tiếp chế biến thực phẩm tại cac cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang mắc các bệnh viên da nhiễm trùng cấp tính có được tiếp tục làm việc hay không?

 

  • Vẫn làm việc bình thường mà chỉ cần đi găng tay, đeo khẩu trang

 

 

  • Nghỉ làm việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc

 

Câu 20. Trong quá trình chế biến thực phẩm, người chế biến  thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có được phép đeo đồng hồ, nhẫn và đồ trang sức khác không?

 

 

 

  • Không

 

Câu 21. Người trực tiếp chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép để móng tay dài, sơn móng tay?

 

  • Đúng

 

 

  • Sai

 

Câu 22. Khu chia, gắp thức ăn, người trực tiếp chế biến và kinh doanh dịch vụ ăn uống sử dụng?

 

  • Tay không bốc trực tiếp

 

 

  • Đũa, kẹp gắp, găng tay nilong sử dụng 1 lần

 

Câu 23. Khu vực chế biến thực phẩm không cần cách biệt với nguồn ô nhiễm như cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, khu vực sản xuất công nghiệp, khu vực nuôi gia súc, gia cầm?

 

  • Đúng

 

 

  • Sai

 

Câu 24. Bàn ăn tại cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải cao hơn mặt đất ít nhất?

 

  • 30cm

 

 

  • 60cm

 

 

  • 90cm

 

Câu 25. Kho bảo quản thực phẩm không cần đảm bảo các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng theo quy định của nhà sản xuất?

 

  • Đúng

 

 

  • Sai

 

Câu 26. Cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống có phải có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải và rác thải bảo đảm vệ sinh không?

 

 

 

  • Không

 

Câu 27. Có những mối nguy ô nhiễm thực phẩm nào sau đây?

 

  • Hóa học

 

 

  • Sinh học

 

 

  • Vật lý

 

 

  • Cả 3 mối nguy trên

 

Câu 28. Biện pháp nào sau đây dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thông thường?

 

  • Sử dụng nhiệt độ cao (nấu ở nhiệt độ sôi 100C)

 

 

  • Sử dụng nhiệt độ thấp (từ 0-50C)

 

Câu 29. Thực phẩm bị ô nhiễm từ nguồn nào dưới đây?

 

  • Từ bàn tay người sản xuất bị ô nhiễm

 

 

  • Từ côn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh

 

 

  • Từ nguyên liệu bị ô nhiễm

 

 

  • Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh

 

 

  • Cả 4 trường hợp trên

 

Câu 30. Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với  thực phẩm không đảm bảo an toàn có làm cho thực phẩm bị ô nhiễm không?

 

 

 

  • Không

 

Câu 31. Có cần sử dụng dụng cụ, đồ chứa riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín không?

 

 

 

  • Không

 

Câu 32. Bảo quản thực phẩm không đúng quy định có thể gây nên những tác hại gì?

 

  • Ô nhiễm thực phẩm

 

 

  • Giám chất lượng thực phẩm

 

 

  • Cả a và b

 

Câu 33. Nhãn thực phẩm bao gói sẵn cần có những nội dung nào?

 

  • Tên  thực phẩm

 

 

  • Khối lượng tịnh

 

 

  • Hạn sử dụng

 

 

  • Hướng dẫn bảo quản

 

 

  • Địa chỉ sản xuất

 

 

  • Cả 5 nội dung trên

 

Câu 34. Khi bị ngộ độc thực phẩm, ông/bà báo cho ai?

 

  • Cơ sở y tế gần nhất

 

 

  • Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

 

Câu 35. Tại các bếp ăn tập thể, nơi chế biến thức ăn có phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều không?

 

 

 

  • Không

 

Câu 36. Sử dụng phụ gia thực phẩm như  thế nào là đúng?

 

  • Sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn

 

 

  • Dùng các hóa chất có màu, hương vị bền, bóng

 

Câu 37. Tại bếp ăn tập thể, mua nguyên liệu thực phẩm như thế nào là sai?

 

  • Có hợp đồng mua nguyên liệu thực phẩm

 

 

  • Mua theo giới thiệu, không quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ

 

Câu 38. Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm thực phẩm có được bảo quản chung trong cùng một khu vực không?

 

 

 

  • Không

 

Câu 39. Việc lưu mẫu thực phẩm tại bếp ăn tập thể ít nhất bao nhiêu giờ kể từ khu thực ăn được chế biến xong?

 

  • 12h

 

 

  • 24h

 

Câu 40. Tại bếp ăn tập thể có phải ghi chép, lưu thông tin về xuất xứ, tên nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm?

 

 

 

  • Không

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy định mới nhất. Hy vọng với bài viết này, Quý bạn đọc cập nhật các quy định cũng như thông tin mới nhất cho việc học chứung chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Link tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments