Vấn đề nổi cộm của doanh nghiệp Việt Nam

Vấn đề nổi cộm của doanh nghiệp Việt Nam

Vấn đề nổi cộm của doanh nghiệp Việt Nam là gì? CEO Trần Trí Dũng sẽ cùng các nhà lãnh đạo bàn luận về vấn đề trong bài này. Cùng đọc nhé!

Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017:

Năng lực hạn chế là một trong ba vấn đề nổi cộm của doanh nghiệp ở Việt Nam. Phần lớn trong số đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

“Năng lực của con người trong kinh doanh, có 3 yếu tố:

  • Thái độ
  • Kỹ năng
  • Kiến thức.

Tất cả những người khởi nghiệp đều có thái độ rất tốt: Họ muốn bước ra cuộc sống. Họ muốn làm điều gì đó để tạo ra giá trị cho xã hội và kiếm tiền. Họ có kỹ năng làm nghề trong thời gian đi làm thuê. Nhưng họ thiếu kiến thức.”

Thiếu nhất là quản lý tài chính và xây dựng thương hiệu

Một khảo sát vào năm 2017 của JETRO (2017) cho thấy: Có 55,6% những quản lý doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam không có kiến thức đầy đủ. Đặc biệt trong lĩnh vực đang kinh doanh, quản lý doanh nghiệp và luật doanh nghiệp.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Huy Minh cho biết: “Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, khi bước chân ra ngoài thị trường kinh doanh đều là bắt đầu từ làm điều mình thích, hoặc là dựa trên sự kế thừa. Mà khi làm vì đam mê, vì sự kế thừa thì cứ làm đã. Họ sẽ học sau. Đến khi nào vấp ngã tơi bời thì lúc ấy mới thấy là: À, hóa ra là mình thiếu!”

Và khi đó thì lại càng khó để bù đắp được những cái thiếu một cách bài bản. “Họ chỉ vừa làm việc vừa đọc tài liệu. Họ đi học một khóa học ngắn hạn…”

 

Và… “chết đuối”

Kiến thức thiếu dẫn đến năng lực yếu. Hậu quả là hiệu quả kinh doanh giảm và chi phí hoạt động tăng. Đồng thời đội ngũ lãnh đạo thiếu tầm nhìn, sự chủ động khi quản lý doanh nghiệp, dẫn đến không có những kế hoạch kinh doanh để đạt được những mục tiêu dài hạn. Và vì việc kinh doanh được điều hành chủ yếu bởi kinh nghiệm hạn chế của người quản lý, sẽ trôi theo những kế hoạch và thời cơ ngắn hạn.

Chưa phát huy được tiềm năng, chưa kịp lớn, chết yểu… là những cụm từ mà các tờ báo dùng để miêu tả SMEs tại Việt Nam trong những năm gần đây. 43.000 là con số doanh nghiệp phải làm thủ tục giải thể, tạm dừng hoạt động và phá sản trong 6 tháng đầu năm 2017 (Tổng cục Thống kê). Trong đó, có trên 92% doanh nghiệp “chết đuối” có quy mô dưới 10 tỉ đồng.

Khi nào là đủ để bơi? 

Thứ 1

“Có được kiến thức cơ bản về quản lý thì không khó, rất dễ tìm. Đầu tiên là cố gắng đọc, đọc và áp dụng thử, có kinh nghiệm áp dụng chính trong một doanh nghiệp. Đồng thời quan sát những người quản lý ở các công ty cùng quy mô của mình, họ làm gì trong vấn đề đấy để mà mình học hỏi và rút kinh nghiệm.

Thứ 2

Thứ hai, cần phải nắm trong tay các công cụ cho công việc quản lý. Ví dụ, form để lập kế hoạch kinh doanh, form để lập báo cáo, form để lập kế hoạch marketing, form để quản lý nhân viên, form mô tả công việc. Tất cả những cái đó đều có form hết rồi, Google đều có, hoặc đến những công ty tư vấn hỏi. Nhưng điền cái gì vào trong đấy thì lại cần kiến thức.”

 

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, nước ta có khoảng gần 600.000 công ty SME, chiếm khoảng 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thực tế; tổng số vốn đăng ký của các công ty SME xấp xỉ 121 tỉ USD, chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp.

Nguồn tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments