Top 6 phong cách lãnh đạo phổ biến

Top 6 phong cách lãnh đạo phổ biến

Trần Trí Dũng sẽ dành bài viết này để giải thích Top 6 phong cách lãnh đạo phổ biến. Các lãnh đạo hãy cùng tìm cho mình phong cách tốt nhất!

Top 6 phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo được xem là phương thức và sự tiếp cận của người lãnh đạo. Tất cả nhằm tạo động lực cho nhân viên, cho tổ chức hoặc doanh nghiệp. Từ đó, người lãnh đạo sẽ đề ra:

  • Phương hướng
  • Cách phát triển kế hoạch
  • Cách giải quyết vấn đề.

Phong cách lãnh đạo sẽ được thể hiện thông qua 3 yếu tố:

  • Dấu ấn: Cách thức bạn tương tác với nhân viên và thể hiện quyền lãnh đạo.
  • Chức năng: Khả năng tác động của bạn đến nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
  • Động lực: Tất cả những yếu tố kích thích, tạo động lực để bạn hoàn thành công việc và thực hiện các hành động quản lý, quản trị.

Tìm hiểu về phong cách lãnh đạo phổ biến nhất

1. Phong cách lãnh đạo định hướng

Tổ chức cần đột phá phát triển do tình hình đột nhiên biến chuyển. Phong cách định hướng sẽ là phong cách phù hợp. Phong cách này được dùng để giải quyết các kế hoạch không cần sự hướng dẫn quá chi tiết. Nó sẽ hướng mọi người đến một định hướng chung, tầm nhìn chung. 

Tuy nhiên, phong cách này chỉ nên được sử dụng khi người đứng đầu thật sự hiểu rõ khả năng của nhân sự mình. Và cũng nên cân nhắc khi sử dụng nếu bạn là người lãnh đạo của một nhóm chuyên gia có kiến thức, trình độ cao hơn bạn.

Ưu điểm của lãnh đạo định hướng: Các cá nhân trong nhóm, tổ chức, doanh nghiệp có thể phát huy tinh thần và khả năng sáng tạo không giới hạn của mình. Theo đó, phong cách này sẽ không bó buộc trong khuôn khổ và hạn chế bất kỳ ý tưởng nào. Miễn sao là nó phù hợp. 

Thách thức của lãnh đạo định hướng: Khả năng nhìn xa trông rộng, khả năng truyền đạt, kiến thức chuyên môn và sự tự tin. Tất cả là những yêu cầu cần có của phong cách này.

Lựa chọn phong cách lãnh đạo định hướng

2. Lãnh đạo huấn luyện

Phong cách này được các nhà lãnh đạo áp dụng. Nó phát triển khả năng cá nhân của nhân viên mình. Họ sẽ tập trung:

  • Khai phá tiềm năng
  • Cung cấp các kiến thức, kỹ năng và hướng đi

Tất cả nhằm khai thác tất cả khả năng có thể của nhân viên. 

Ưu điểm của lãnh đạo huấn luyện: Xây dựng một đội ngũ nhân viên có năng lực, kiến thức chuyên môn cao. Xác định được những yếu tố, mục tiêu quan trọng. Có khả năng định hướng phát triển cho tổ chức.

Thách thức của lãnh đạo huấn luyện: Phong cách này thường khiến các nhà lãnh đạo chú trọng vào các tiểu tiết. Điều đó có thể gây ra cho nhân viên cảm giác bó buộc và tự ti.

3. Lãnh đạo kết nối

Sau tất cả những mâu thuẫn và căng thẳng, phong cách kết nối này cực kỳ hiệu quả. Nó lí tưởng cho sự đoàn kết, hàn gắn và khích lệ cả đội. Trong những tình huống khó khăn như gặp vấn đề nghiêm trọng, niềm tin lung lay, rạn nứt. Phong cách này nên được áp dụng. 

Phong cách kết nối cũng nên được sử dụng trong các tình huống khó khăn. Ví dụ như khi:

  • Toàn đội gặp phải vấn đề nghiêm trọng
  • Niềm tin đang lung lay.

Lãnh đạo kết nối sẽ biến người lãnh đạo thành trung gian, chất xúc tác. Từ đó gắn kết mọi người trong tổ chức. Theo đó, tạo ra một môi trường hòa hợp và thấu hiểu nhau cùng phát triển. Qua đó sẽ mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp, tổ chức. 

Ưu điểm của lãnh đạo kết nối: Tạo cảm giác thoải mái trong môi trường làm việc. Nó kết nối một tổ chức bền chặt và phát triển hiệu quả. 

Thách thức của lãnh đạo kết nối: Người lãnh đạo sẽ không thể trở nên quá nổi bật trong tập thể này. Những mâu thuẫn nếu không thể giải quyết sẽ mang lại những kết quả xấu trong công việc.

4. Lãnh đạo dân chủ

Phong cách này cực kỳ cần thiết và phù hợp đối với những trường hợp cần đưa ra những định hướng, kế hoạch, những quyết định cho chiến lược tương lai. Người lãnh đạo sẽ lắng nghe tất cả những ý kiến của nhân viên. Sau đó, họ sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. 

Tuy nhiên, đối với những tình huống khẩn cấp về thời gian, môi trường làm việc tốc độ nhanh. Lãnh đạo dân chủ sẽ không thật sự phù hợp. 

Ưu điểm của lãnh đạo dân chủ: Khám phá ra nhiều ý tưởng độc đáo, sáng tạo, mang lại sự bình đẳng trong tập thể tổ chức, doanh nghiệp.

Thách thức của lãnh đạo dân chủ: Mất thời gian trong việc đưa ra quyết định vì cần sự đồng thuận của đa số.

Lựa chọn phong cách lãnh đạo dẫn đầu

5. Lãnh đạo dẫn đầu

Phong cách này đòi hỏi người lãnh đạo phải là một người dẫn đường chính. Người lãnh đạo sẽ là người đặt mục tiêu cao. Họ thúc đẩy mọi người trong tập thể. Nó giúp doanh nghiệp luôn phát triển, tiến về phía trước. Công ty đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đã đề ra.

Phong cách này phù hợp với những kế hoạch cần có kết quả nhanh chóng. Nó cần một đội nhóm giàu kinh nghiệm, một đội nhóm vừa mới tiếp xúc và cần được truyền lửa. Tất cả có khao khát đạt chiến thắng, đạt mục tiêu cao. Mặc khác, phong cách này cũng có thể khiến một số nhân viên bị quá tải. Họ sẽ căng thẳng và dễ có xu hướng từ bỏ công việc.

Ưu điểm của lãnh đạo dẫn đầu: Trong phong cách này, các mục tiêu công việc luôn được định hướng rõ ràng. Điều đó sẽ giúp cho hiệu suất công việc được tăng cao.

Thách thức của lãnh đạo dẫn đầu: Phong cách này có xu hướng làm cho nhân viên bị choáng ngợp. Bởi khối lượng và tốc độ công việc lớn. Nó đi kèm với các yêu cầu và mục tiêu cao. 

6. Lãnh đạo chỉ huy

Khi tổ chức, doanh nghiệp hoặc đội nhóm đang trong tình huống khủng hoảng, cấp bách. Họ chưa tìm được hướng triển khai phù hợp, bế tắc trong ý tưởng. Nhưng họ phải đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và quyết liệt. Phong cách này nên được áp dụng. Lúc này, người lãnh đạo sẽ là người tỉnh táo nhất. Họ nhận biết toàn diện vấn đề. 

Người lãnh đạo sử dụng phong cách này thường có xu hướng ra mệnh lệnh. Họ sẽ kiểm soát nhân viên. Phong cách này chỉ nên được sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Nó không phù hợp để khuyến khích và nuôi dưỡng nhân tài. Đồng thời, phong cách này cũng ảnh hưởng xấu với văn hóa của công ty. 

Ưu điểm của lãnh đạo chỉ huy: Phong cách này sẽ biến người lãnh đạo trở thành một người kiên định. Họ cực kỳ nhanh nhạy trong xử lý những trường hợp cấp bách.

Thách thức của lãnh đạo chỉ huy: Phong cách này sẽ hạn chế những ý tưởng và sự sáng tạo của nhân viên. Người lãnh đạo sẽ là người khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái. Họ sẽ có xu hướng xa lánh người lãnh đạo của mình.

Tìm hiểu phong cách lãnh đạo chỉ huy

Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng như thế nào trong quá trình quản trị nhân sự?

Khi người lãnh đạo ứng dụng các phương pháp lãnh đạo để quản trị nhân sự. Người lãnh đạo sẽ đóng vai trò là: 

Người lãnh đạo có vai trò như một thủ lĩnh

Người lãnh đạo, thủ lĩnh sở hữu một số tố chất nổi bật điển hình như: khả năng hùng biện, sự tự tin, ý tưởng và sáng kiến độc đáo, năng lực điều hành hiệu quả, sẵn sàng giải quyết rủi ro, chịu được áp lực và có trách nhiệm với công việc,…

Khả năng định hướng hoạt động trong tập thể, đội nhóm và công ty là cách để ghi nhận khả năng cũng như vai trò của người lãnh đạo. Trong những tình huống quan trọng, các kế hoạch trọng tâm, người lãnh đạo là người có thể hành động nhanh chóng, đúng đắn, biết điều phối, sắp xếp hợp lý để thu hút các nhân tài từ nội bộ và bên ngoài.

Người lãnh đạo sẽ là người định hướng chiến lược

Để một tập thể, đội nhóm, tổ chức có thể phát triển bền vững và tăng trưởng lâu dài, đòi hỏi một người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, có định hướng chiến lược phù hợp và rõ ràng. 

Bên cạnh đó, chiến lược do người lãnh đạo đề ra phải là cái nhìn dài hạn, đồng thời thỏa mãn lợi ích của tổ chức hay công ty hướng tới. Các chiến lược được đề ra cần có tính linh hoạt, sự quyết đoán, nhanh nhẹn dựa trên các nghiên cứu, phân tích đánh giá thế mạnh, mặt hạn chế, thời cơ và thách thức.

Người lãnh đạo sẽ là người truyền cảm hứng và sức mạnh

Người lãnh đạo sẽ mang trên mình nhiệm vụ tập hợp năng lực, sức mạnh vì mục tiêu chung. Người nhà lãnh đạo cần chắc chắn rằng mọi nhân viên của họ đều đối xử bình đẳng và công bằng. Khích lệ tinh thần, động viên và truyền cảm hứng cho cấp dưới sẽ giúp họ tự tin và là nguồn động lực to lớn để họ vượt qua mọi thách thức, làm xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Người lãnh đạo là người kết tinh văn hóa của nội bộ, xây dựng nên tinh thần công ty. Một người lãnh đạo tuyệt vời là người biết áp dụng các phong cách lãnh đạo phù hợp với từng tập thể. Từ đó, nhân sự của tập thể đó có thể vận hành một cách trơn tru kể cả khi không có người lãnh đạo kịp thời.

Vai trò của phong cách lãnh đạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của người lãnh đạo

Ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, xã hội, nơi công tác

Khi nhà lãnh đạo làm việc hoặc công tác trong một môi trường mới, thông thường họ sẽ vẫn áp dụng phong cách lãnh đạo ở môi trường làm việc cũ. Phong cách lãnh đạo cũng giống như một thói quen đã được định hình từ trước, chính vì vậy rất khó để thay đổi cách người lãnh đạo quản lý một tập thể. Tuy nhiên, có thể phong cách ở môi trường cũ sẽ không còn phù hợp với môi trường làm việc mới được bởi một số yếu tố khách quan. 

Tuy nhiên để có thể là một nhà lãnh đạo giỏi, bạn nên cố gắng xây dựng khả năng thích ứng và dung hòa các phong thái lãnh đạo để mang lại hiệu quả quản trị cao cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc tập thể.

Ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý

Các yếu tố tâm lý trong một môi trường công tác mới sẽ khiến cho nhà lãnh đạo có phần kiêng nể, e dè và không dám thể hiện phong thái lãnh đạo của riêng mình. Lúc này, nhà lãnh đạo cần phải có một khoảng thời gian ngắn để nghiên cứu văn hóa của tổ chức, thích ứng với công việc mới thì mới có thể xây dựng và xác định được phong cách lãnh đạo phù hợp với tổ chức.

Ảnh hưởng bởi trình độ năng lực và kiến thức chuyên môn

Thông thường, đối với những nhà lãnh đạo có kỹ năng tốt, kiến thức chuyên môn giỏi sẽ lựa chọn những phong cách điều hành quyết liệt, chuyên quyền nhằm hướng tới kết quả công việc nhanh chóng nhất. Hoặc đối với những nhà lãnh đạo có kiến thức chuyên môn không cao, họ sẽ không tự tin đưa ra những quyết định có tính ảnh hưởng lớn trong công việc. Trong trường hợp này, họ sẽ lựa chọn những phong cách lãnh đạo theo hướng dân chủ để lấy ý kiến của cấp dưới. 

Ngoài ra, tùy vào yêu cầu công việc mà các phong cách lãnh đạo sẽ được lựa chọn để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo

Làm thế nào để chọn cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp?

Biết được khả năng nhà lãnh đạo tiềm ẩn của bản thân

Trước khi bạn có thể xác định phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân, bạn thường sẽ có xu hướng thực hiện công việc lãnh đạo theo trực giác đơn thuần hoặc với việc pha trộn phong cách của nhiều kiểu khác nhau. 

Để tìm ra được đâu là phong cách lãnh đạo tiềm ẩn bên trong của bạn, bạn nên nói chuyện với một số người bạn đã cùng làm công việc lãnh đạo trước đây. Họ có thể giúp bạn định hình và tìm hiểu chính xác những mặt mạnh và mặt hạn chế của bạn. Từ đó, bạn có thể xác định được cho mình một phong cách phù hợp với bạn và với tổ chức mà bạn đang điều hành.

Có kiến thức về các phong cách lãnh đạo khác và linh hoạt thay đổi

Sau khi bạn xác định được cho mình một phong cách phù hợp với bạn cũng như với tổ chức. Bạn nên tiếp tục tìm hiểu thêm các phong cách khác để có một cái nhìn bao quát hơn cho tổ chức hoặc doanh nghiệp. 

Hãy nghĩ tới mục tiêu mà bạn đang hướng tới và những điều bạn cần làm cho cá nhân hay tổ chức để thực hiện thành công một phần những mục tiêu đó. Sau đó xem xét tại thời điểm hiện tại phong cách lãnh đạo của bạn có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không. Nếu không thì bạn nên có một vài sự thay đổi nhỏ trong cách lãnh đạo để mang lại hiệu quả cao cho mục tiêu chung của tập thể. 

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo mới cũng phải tập thích ứng cho phù hợp với điều kiện công việc thay đổi, biết chọn lọc những ưu điểm của các phong cách lãnh đạo và vận dụng chúng trong những trường hợp thích hợp để quản lý được hiệu quả hơn.

Luôn biết cách truyền cảm hứng và thể hiện kỷ luật

Một người lãnh đạo tốt dù sử dụng bất kỳ phong thái nào nhưng không thể trở thành nguồn động lực cho nhân viên. Đó chưa phải là một người lãnh đạo thành công. Tạo nguồn động lực, cho họ sự động viên, khích lệ khi họ đạt thành tích tốt. Đây là một trong những cách cách hiệu quả. Nó sẽ truyền cảm hứng, giúp cấp dưới mình đạt được thành công.

Các yếu tố kỷ luật về giờ giấc, phong thái, trang phục cũng sẽ định hình nên phong cách điều hành của bạn. Một nhà lãnh đạo biết cách phát triển yếu tố kỷ luật sẽ là một nhà lãnh đạo hiệu quả và mang lại tiềm năng phát triển cao cho tổ chức trong tương lai.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo cũng nên tập xây dựng khả năng phán đoán bằng trực giác để có thể nhận ra những mâu thuẫn, bất đồng mà nhân viên mình đang gặp phải. Từ đó đề ra những cách giải quyết phù hợp, mang lại cảm giác thoải mái, được thấu hiểu từ phía nhân viên và xây dựng một môi trường làm việc tích cực, tự do.

Lựa chọn phong cách lãnh đạo

Lời kết

Không có phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cho một tổ chức, doanh nghiệp. Chỉ có phong cách lãnh đạo phù hợp. Hãy cân nhắc chọn ra phong cách phù hợp nhất nhé!

Link tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments