Khởi nghiệp một mình hay khởi nghiệp cùng cộng sự?

Đăng ngày 12/10/2024 lúc: 15:2731 lượt xem

Khởi nghiệp một mình hay khởi nghiệp cùng cộng sự?

Nên khởi nghiệp một mình hay khởi nghiệp cùng cộng sự? Đây là một vấn đề gây tranh cãi rất lớn. Cùng Trần Dũng bàn luận về vấn đề này!

Theo báo cáo mới đây của U.S Census Bureau (Cục thống kê dân số của Hoa Kỳ). Ở Mỹ, hiện có hơn 20 triệu doanh nghiệp là do cá nhân khởi nghiệp. Còn theo PrivCo, công ty chuyên về nghiên cứu thị trường có trụ sở chính ở thành phố New York. Trong số các công ty khởi nghiệp gọi vốn trên 25 triệu USD từ nhà đầu tư, 44% khởi nghiệp bởi một cá nhân.

Cùng với tầm quan trọng của những người sáng lập. Theo CB Insights, 23% doanh nghiệp khởi nghiệp sớm thất bại. Lí do là họ không có đội ngũ những người sáng lập phù hợp. Cộng đồng khởi nghiệp lại một lần nữa dấy lên sự tranh luận:

“Khi khởi nghiệp chúng ta nên đi một mình, hay nên tiến hành cùng cộng sự?”

Nên khởi nghiệp cùng cộng sự…

Dựa trên vô số những ý kiến ủng hộ việc khởi nghiệp cùng cộng sự. Cây bút Sunday Steinkirchner của tờ Forbes đã tổng hợp 3 lý do chính.

Đầu tiên, khởi nghiệp cùng cộng sự giúp chúng ta chia sẻ mọi thứ, từ

  • Những rủi ro trong kinh doanh đến sự cô độc trong tâm hồn
  • Áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Tiếp đến, các cộng sự hỗ trợ chúng ta trong công việc, giúp mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty. Các thành viên sẽ hỗ trợ. Họ giúp đỡ nhau để hoàn thiện hơn nữa các kỹ năng khác còn thiếu trong công việc.

Cuối cùng, khởi nghiệp cùng cộng sự giúp chúng ta kiểm tra và tạo ra sự cân bằng trong công việc. Đặc biệt là trong việc ra quyết định. Không những thế, sẽ tạo ra một sức ép, đốc thúc bạn tiến lên. Bạn sẽ chinh phục những đỉnh cao mới trong sự nghiệp.

Nhằm làm rõ hơn điều này, David Nilssen – đồng sáng lập, Giám đốc điều hành của Công ty Guidant Financial. Ông đã chia sẻ trên diễn đàn Entrepreneur Insider Network. Khi phát triển doanh nghiệp ở những bước đầu tiên: Cộng sự của ông là người giỏi nhất trong việc nhìn ra bức tranh toàn cảnh. Anh ý chia chúng thành từng bước nhỏ một cách chính xác nhất. Chính điều này giúp David từng bước hoàn thành mọi dự án. Qua đó khiến công ty đi nhanh hơn và xa hơn”.

Nên khởi nghiệp một mình…

Song song với những ý kiến ủng hộ cho việc khởi nghiệp cùng cộng sự. Sunday Steinkirchner cũng ghi nhận 3 lợi thế lớn của việc khởi nghiệp một mình.

Thứ nhất, bạn có thể theo sát tầm nhìn của chính mình. Bởi bạn là chủ sở hữu duy nhất, tầm nhìn của bạn cũng là tầm nhìn của công ty.

Thứ hai, năng suất làm việc dễ dàng đạt mức cao nhất. Bạn sẽ toàn quyền quyết định mọi việc mà không phải thống nhất với ai. Bạn không cần tổ chức các cuộc họp hành, bỏ phiếu… Ngoài ra, bạn cũng sẽ ít bị phân tâm hơn. Bởi tất cả những gì bạn cần tập trung và tin tưởng chỉ có công việc. Không phải phân tán tư tưởng vào việc tìm hiểu, đánh giá cộng sự của mình.

Và điều thứ ba, là sự thoải mái và linh hoạt của cá nhân. Bởi khi không có cộng sự bạn có thể thoải mái sắp đặt những luật lệ, quy tắc. Bạn quyết định những thứ ưu tiên cho mình trong công việc. Bạn sẽ chẳng cần phải giải thích với ai.

Cuối cùng thì… mọi thứ luôn tùy ở bạn

Norm Brodsky là một doanh nhân với 25 năm kinh nghiệm. Ông từng thành lập 6 công ty. Hiện ông là diễn giả và nhà bình luận của tờ Inc. Norm Brodsky luôn cho rằng, vấn đề không phải là nên hay không nên khởi nghiệp một mình. Vấn đề là bạn cần gì và cần thực hiện nó như thế nào.

“Khi bắt đầu xây dựng hai công ty đầu tiên, tôi không làm việc với một cộng sự nào. Nhưng sau đó, ở hai công ty tiếp theo, tôi tìm kiếm cộng sự và khởi nghiệp với họ. Vì thế, có cộng sự hay không theo tôi không phải là vấn đề bạn cần quan tâm. Thứ bạn nên suy nghĩ là bạn là ai, bạn cần gì và người cộng sự có thể giúp gì cho bạn”.

Kinh nghiệm của Norm Brodsky

Theo kinh nghiệm của chính Norm Brodsky, thì mọi việc thực ra có thể dễ dàng quyết định thông qua một bài toán đơn giản.

“Vấn đề lớn nhất để chọn làm việc với đối tác, theo tôi là cái giá mà bạn phải cho đi. Dễ hình dung nhất, là cổ phần. Nếu bạn muốn có một người hay một đội thực sự giỏi hỗ trợ cho mình, bằng cách kêu gọi họ cùng khởi nghiệp và cho họ một số cổ phần, thì khi doanh nghiệp thành công, bạn có thể phải trả cái giá rất đắt cho số cổ phần họ nắm giữ.

Bởi số cổ phần đó có khi mang giá trị cao hơn rất nhiều so với giá trị thực mà cộng sự của bạn đáng được nhận. Đó là còn chưa kể khi thất bại, việc đổ lỗi, rồi xung đột ý kiến, xung đột lợi ích, rút vốn, không tiếp tục bơm vốn cho công ty… có thể khiến mọi thứ rối tung lên và công ty chẳng thể thoát ra được.

Chúng ta phải mất rất nhiều năm để hiểu hết một con người, vì thế, sai lầm trong việc chọn đối tác khởi nghiệp chẳng phải là hiếm. Do đó, hãy hiểu về bản thân mình trước, để làm một bài toán đơn giản về giá trị, tính toán thật kỹ, lợi hại của việc có hay không có cộng sự, trước khi quyết định mọi việc. Vì trong kinh doanh, mục tiêu chính của chúng ta thường cũng chỉ là mang về giá trị lớn nhất cho bản thân mình”.

Nguồn tham khảo