Triết lý kinh doanh là gì? Vai trò quan trọng của triết lý

Đăng ngày 14/10/2024 lúc: 09:1928 lượt xem

Triết lý kinh doanh là gì? Vai trò quan trọng của triết lý

Triết lý kinh doanh là gì? Vai trò quan trọng của triết lý kinh doanh như thế nào? Độc giả hãy cùng CEO Trần Trí Dũng đào sâu và tìm hiểu nhé!

Trong một thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc xây dựng một triết lý kinh doanh rất quan trọng. Nó đảm bảo sự thành công và phát triển lâu dài của một doanh nghiệp.

Triết lý kinh doanh không chỉ định hướng cho hành động và quyết định của doanh nghiệp. Nó còn tạo nên sự độc đáo và giá trị cốt lõi của thương hiệu.

1. Triết lý kinh doanh là gì?

Triết lý kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, giá trị, mục tiêu và quy tắc hành xử. Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng triết lý để định hướng và điều hành hoạt động kinh doanh. Nó là một phần quan trọng của văn hóa tổ chức. Nó cũng là cốt lõi để xác định mục tiêu, chiến lược và hành động.

2. Vai trò quan trọng của triết lý kinh doanh với sự thành công của doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp. Một vài lý do khiến doanh nghiệp nên xây dựng triết lý kinh doanh mạnh mẽ là:

2.1. Triết lý kinh doanh để phát triển nguồn nhân lực

Triết lý kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định những giá trị và tiêu chuẩn. Tổ chức và nhân viên của mình phải tuân thủ giá trị và tiêu chuẩn này. Điều này giúp doanh nghiệp tuyển chọn những ứng viên phù hợp với triết lý kinh doanh. Những nhân viên này sẽ có khả năng đóng góp vào sự thành công.

2.2. Triết lý kinh doanh để tạo ra phong cách đặc thù của doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh cho phép doanh nghiệp định hình và phát triển một cách riêng biệt. Doanh nghiệp sẽ trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Phong cách đặc trưng của doanh nghiệp là yếu tố quyết định để thu hút và giữ chân khách hàng. Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

2.3. Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp để phát triển bền vững

Với triết lý kinh doanh rõ ràng, doanh nghiệp có thể xây dựng một văn hoá làm việc tích cực, đạo đức và chuyên nghiệp, khuyến khích sự đồng lòng và sáng tạo trong tổ chức. Nhà lãnh đạo cần xây dựng một triết lý kinh doanh phù hợp sau đó đào tạo các cấp leader, manager, cuối cùng lan tỏa đến toàn bộ nhân viên qua truyền thông nội bộ, các cuộc họp…

2.4. Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng để quản lý chiến lược của doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu dài hạn và hướng đi chiến lược. Nó tạo ra một tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng cho doanh nghiệp, giúp quản lý và nhân viên có một khung pháp lý để định hình và định hướng các quyết định và hoạt động.

2.5. Triết lý kinh doanh là cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp

Sau khi xác định được chiến lược kinh doanh, triết lý kinh doanh là một khuôn khổ để đảm bảo rằng các quyết định chiến lược của doanh nghiệp đồng nhất và phù hợp với mục tiêu và giá trị cốt lõi của nó.

3. Các yếu tố tác động đến triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh cũng có thể thay đổi và điều chỉnh theo thời gian. Có một số yếu tố tác động đến triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp phải kể đến như.

3.1. Thời gian hoạt động và kinh nghiệm của lãnh đạo

Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với việc tạo lập một triết lý doanh nghiệp cụ thể. Bản thân những chủ doanh nghiệp cũng cần có kinh nghiệm, thời gian để kiểm nghiệm, đánh giá về giá trị của các tư tưởng này trước khi có thể công bố trước nhân viên. Kinh nghiệm, của các tư tưởng kinh doanh và quản lý doanh nghiệp là yếu tố chủ quan song không thể thiếu đối với việc tạo lập một triết lý doanh nghiệp.

3.2. Bản lĩnh và năng lực của lãnh đạo

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đòi hỏi phải thực sự có trí tuệ, lòng dũng cảm và tài năng bởi bản chất của văn hóa kinh doanh nói chung và triết lý kinh doanh nói riêng là làm cho cái lợi gắn với cái đúng, cái tốt và cái đẹp.

3.3. Sự tự giác và đồng thuận của nhân viên

Sự tự giác và đồng thuận của nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện triết lý kinh doanh. Nhân viên tự giác sẽ thực hiện theo triết lý kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần giám sát liên tục. Sự đồng thuận trong triết lý kinh doanh giúp tạo ra một môi trường làm việc đồng đều và nhất quán, nơi mà mọi người chung tay đạt được mục tiêu và thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.

4. Cách xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phát triển triết lý kinh doanh, tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp là một điều vô cùng cần thiết. Để xây dựng thì doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lựa chọn những cách thức sau

4.1. Tham khảo ý kiến của chuyên gia

Một phương pháp để xây dựng triết lý kinh doanh là thông qua việc mời các chuyên gia tư vấn – những người có kiến thức sâu về xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Các chuyên gia sẽ tiến hành nghiên cứu các hoạt động của doanh nghiệp, khám phá phong cách lãnh đạo và định hướng giá trị của doanh nghiệp. Họ cũng sẽ dành thời gian lắng nghe tâm tư, tình cảm của lãnh đạo doanh nghiệp và các thành viên trong tổ chức để đưa ra những lời tư vấn phù hợp.

4.2. Tự xây dựng triết lý kinh doanh

Tự xây dựng triết lý kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được chính xác được nguồn lực, mục tiêu trong tổ chức. Trình tự để xây dựng triết lý kinh doanh trong tổ chức:

    • Đề xuất: Lãnh đạo doanh nghiệp hoặc bộ phận chuyên trách sẽ soạn thảo, đề xuất triết lý kinh doanh dựa trên những đặc trưng nổi bật của doanh nghiệp, giá trị cốt lõi, quan niệm về đạo đức, mục tiêu của doanh nghiệp…

    • Tổng hợp: Sau đó, các nhà lãnh đạo tập hợp thành văn bản và gửi xuống các phòng ban, các đơn vị trực thuộc để khuyến khích mọi người thảo luận, góp ý hoàn chỉnh

    • Phê duyệt: Những vấn đề thống nhất sẽ được phê chuẩn và ban hành để mọi người thực hiện nghiêm túc

       

 

4.3. Rút kinh nghiệm từ thực tiễn

Phương pháp này đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải là người có tâm huyết, kiên trì, có khả năng đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động kinh doanh để tìm ra triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.

5. 7 triết lý kinh doanh nên có trong mỗi doanh nghiệp

Có rất nhiều triết lý kinh doanh thành công, nhưng 7 điều cơ bản được các nhà kinh doanh tâm đắc nhất sẽ được Trần Trí Dũng chia sẻ trong phần nội dung sau.

5.1. Luôn trung thực

Doanh nghiệp nên tuân thủ nguyên tắc trung thực trong mọi hoạt động kinh doanh, từ quảng cáo, thông tin sản phẩm đến giao dịch với khách hàng. Trung thực tạo lòng tin và sự tin cậy, giúp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng và đối tác.

 

“Đúng là trung thực có thể gây ra mất mát ngắn hạn, nhưng thiếu trung thực sẽ gây ra mất mát vĩnh viễn” – Zig Ziglar

 

5.2. Tập trung vào khách hàng, nhân sự

Khách hàng và nhân sự là hai nhân tố quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Tập trung vào khách hàng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ chất lượng và tạo ra trải nghiệm khách hàng tối ưu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến nhân sự, đảm bảo sự phát triển, động viên và tạo điều kiện cho nhân viên để họ đóng góp tốt nhất cho sự thành công của doanh nghiệp.

 

“Hãy chăm sóc nhân sự của bạn. Họ là tài sản quý giá nhất của bạn. Nếu bạn chăm sóc họ, họ sẽ chăm sóc khách hàng của bạn” – Richard Branson, nhà sáng lập Virgin Group.

 

5.3. Cam kết và trách nhiệm

Doanh nghiệp nên cam kết đáp ứng các lời hứa đã đưa ra với khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đồng thời, nắm vững trách nhiệm xã hội và môi trường, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lợi cho tất cả các bên liên quan.

5.4. Kỷ luật là sức mạnh

Sự kỷ luật giúp đạt được hiệu quả, tối ưu hóa tài nguyên và đảm bảo sự ổn định. Quy trình rõ ràng, quản lý tài chính và nguồn lực thông minh là những yếu tố quan trọng để đạt được sự thành công bền vững.

5.5. Học hỏi, sáng tạo và đổi mới không ngừng

Có một sự thật rằng, một doanh nghiệp dành nhiều thời gian, tiền bạc đầu tư vào văn hóa học tập như: mua sách, mua khóa học đào tạo, tổ chức các cuộc thi bổ ích sẽ thành công sớm hơn so với những doanh nghiệp chỉ tập trung vào cách gia tăng lợi nhuận.

 

“Hãy xây dựng một văn hóa học tập và đổi mới trong tổ chức. Điều này khuyến khích sự sáng tạo, khám phá và khả năng thích ứng với sự thay đổi” –  CEO Amazon, Jeff Bezos

 

5.6. Cởi mở lắng nghe, sẵn sàng nhận trách nhiệm để nâng chuẩn liên tục

Doanh nghiệp nên tạo môi trường cởi mở, khuyến khích ý kiến đóng góp từ khách hàng, đối tác và nhân viên. Lắng nghe phản hồi và sẵn sàng thay đổi để nâng chuẩn và cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, quy trình và trải nghiệm khách hàng.

5.7. Hãy biết ơn người cho bạn cơ hội

Yếu tố triết lý kinh doanh cuối cùng để giúp bạn thành công là biết ơn những người đã giúp cho ước mơ của mình trở thành hiện thực. Hãy luôn ghi nhớ rằng, nếu không có họ đã đồng hành và giúp đỡ. Chắc chắn ước mơ của bạn không thành hiện thực.

Tổng kết

Xây dựng triết lý kinh doanh đúng và có chiều sâu là một yếu tố quan trọng. Nó đảm bảo sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh không chỉ định hướng cho các quyết định và hành động của doanh nghiệp. Nó còn tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn. Mong rằng với bài viết này, doanh nghiệp của bạn sẽ chọn lựa được triết lý kinh doanh phù hợp

Nguồn tham khảo