Review Cuốn sách Từ Tốt Đến Vĩ Đại

Đăng ngày 14/10/2024 lúc: 09:1713 lượt xem

Review Cuốn sách Từ Tốt Đến Vĩ Đại

Trần Trí Dũng sẽ dành bài viết này để review Cuốn sách Từ Tốt Đến Vĩ Đại. 9 chương của cuốn sách này rất hữu ích với các nhà lãnh đạo!

Cuốn sách “Từ Tốt Đến Vĩ Đại” với 9 chương hữu ích cho các nhà lãnh đạo tài ba. Cuốn sách được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong 20 tác phẩm kinh điển. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ về quản trị kinh doanh. Hãy cùng Dũng tìm hiểu những kiến thức về sự lãnh đạo mà cuốn sách này mang lại.

1. Giới thiệu tác giả cuốn sách Từ Tốt Đến Vĩ Đại –  Jim Collins

Tác giả của cuốn sách “Từ Tốt Đến Vĩ Đại” (From Good to Great) là Jim Collins. Ông là một trong những tên tuổi đáng chú ý và uy tín trong lĩnh vực quản lý, lãnh đạo. Ông Collins không chỉ là một tác giả xuất sắc. Ông còn là một nhà nghiên cứu tài năng, nhà diễn thuyết và tư vấn hàng đầu. Collins có sự ảnh hưởng lớn đến cộng đồng kinh doanh toàn cầu.

Jim Collins được biết đến không chỉ qua những cuốn sách nổi tiếng mà ông viết. Ông còn nổi qua phong cách nghiên cứu độc đáo và sâu sắc của mình. Ông đã dành nhiều năm nghiên cứu và phân tích các công ty. Nhờ vậy mà ông hiểu về những yếu tố làm nên sự thành công bền vững.

“Từ Tốt Đến Vĩ Đại” chính là một trong những tác phẩm nổi bật của ông. Nó giúp và trang bị cho hàng ngàn doanh nhân những kiến thức cần thiết để trở thành những nhà lãnh đạo. Các nhà quản lí đã đạt được sự vĩ đại trong sự nghiệp và cuộc sống.

2. Review chi tiết sách Từ Tốt Đến Vĩ Đại

Từ Tốt Đến Vĩ Đại xuất bản vào năm 2001. Cuốn sách này đã nhanh chóng trở thành một nguồn tài liệu quý giá. Tài liệu này không chỉ cho doanh nhân và nhà quản lý. Nó còn dành cho bất kỳ ai quan tâm đến việc tìm hiểu về yếu tố tạo nên sự thành công đáng kể trong môi trường kinh doanh.

2.1. Tốt là kẻ thù của vĩ đại

Trong cuốn sách “Từ Tốt Đến Vĩ Đại” của Jim Collins. Ông đã đưa ra một góc nhìn mới về việc đạt được sự vĩ đại và tạo ra sự khác biệt thực sự trong lĩnh vực quản lý lãnh đạo. Đó chính là: Tốt là kẻ thù của vĩ đại.

Khi ngừng phát triển ở mức “đủ tốt”, chúng ta có thể bị hạn chế trong khả năng. Sẽ khó cho chúng ta để đạt tới tầm vóc cao hơn. Mức tốt có thể tạo ra sự thoải mái và sự an toàn. Nó sẽ tạo ra sự ổn định và duy trì.  Nhưng nó cũng có thể đánh mất động lực để tiến xa hơn.

Do vậy, luôn không ngừng đặt ra thách thức cho bản thân. Hãy không ngừng tìm kiếm cơ hội để cải thiện và phát triển. Câu nói “Tốt là kẻ thù của vĩ đại” chính là lời nhắc nhở quan trọng về việc không ngừng nỗ lực để đạt đến mức đỉnh vĩ đại. Thay vì dừng lại ở mức trung bình hoặc đủ tốt. Nó là lời khuyên rất hữu ích cho chúng ta. Hãy luôn duy trì tinh thần thách thức bản thân, tạo động lực và đối mặt với những thách thức mới. Nhờ vậy chúng ta mới thực sự đạt đến đỉnh cao trong cuộc sống và sự nghiệp.

2.2. Khả năng lãnh đạo cấp độ 5

Chương 2, Jim Collins đã đề cập khái niệm về “khả năng lãnh đạo cấp độ 5”. Nó được coi là một yếu tố quan trọng định hình sự thành công của nhà lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo cấp độ 5 đề cập đến một loại lãnh đạo đặc biệ. Bởi không chỉ tập trung vào bản thân mình. Nó còn hướng tới lợi ích của tổ chức và mục tiêu lâu dài.

Tác giả Jim Collins mô tả khả năng lãnh đạo cấp độ 5 bằng cách so sánh với hai khía cạnh: “Sự khiêm tốn cá nhân” (Personal humility) và “Ý chí chuyên nghiệp” (Professional will). Người lãnh đạo cấp độ 5 có sự khiêm tốn trong cách hành xử và thái độ, không tự cao tự đại, và họ đặt lợi ích của tổ chức trước lợi ích cá nhân.

Sự khiêm tốn cá nhân

Khả năng lãnh đạo cấp độ 5 thể hiện sự khiêm tốn trong cách người lãnh đạo đối xử với người khác và thái độ của họ trong việc quản lý tổ chức. Họ không tự phụ, không áp đặt ý kiến của mình lên người khác. Họ sẵn sàng lắng nghe ý kiến và ý tưởng từ mọi nguồn gốc. Điều này tạo ra môi trường hỗ trợ, khuyến khích sự tham gia và đóng góp của tất cả các thành viên trong tổ chức.

Ý chí chuyên nghiệp

Người lãnh đạo cấp độ 5 thể hiện sự quyết tâm và sự kiên nhẫn trong việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Họ không bị lùi bước bởi khó khăn và thất bại, mà tập trung vào việc duy trì định hướng và đối mặt với những thách thức một cách kiên nhẫn. Sự quyết tâm này thúc đẩy sự phát triển và định hình chiến lược dài hạn.

Tập trung vào mục tiêu lớn hơn bản thân

Khả năng lãnh đạo cấp độ 5 không chỉ dừng lại ở sự phát triển cá nhân. Nó còn tập trung vào lợi ích của tổ chức. Người lãnh đạo ở mức này không mải mê tìm kiếm danh tiếng hay lợi ích cá nhân mà thúc đẩy sự phát triển của cả tổ chức và những người trong đội ngũ.

Xây dựng đội nhóm mạnh mẽ

Nhà lãnh đạo cấp độ 5 thúc đẩy việc xây dựng và phát triển đội nhóm mạnh mẽ. Họ tạo ra môi trường tôn trọng, hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển cá nhân của mỗi thành viên trong đội, từ đó đạt đến hiệu suất cao hơn của cả tổ chức.

Tấm gương và cái cửa sổ

Lãnh đạo cấp độ 5 cho rằng sự thành công là những yếu tố không thuộc về họ. Tuy nhiên khi xảy ra vấn đề, họ lại nhìn vào tấm gương, tự trách và nhận mọi trách nhiệm.

2.3. Con người đi trước, công việc theo sau

Trong chương 3, Jim Collins tập trung vào quan điểm rằng để xây dựng một tổ chức vĩ đại và bền vững, việc tập trung vào việc phát triển và quản lý con người là yếu tố quan trọng. Nó cần thiết hơn việc chỉ tập trung vào công việc và quy trình.

Tập trung vào người trước công việc

Thay vì tập trung vào việc thực hiện công việc cụ thể, người lãnh đạo cần tập trung vào việc tìm kiếm và chọn lựa người phù hợp để tham gia vào quá trình phát triển và chuyển đổi của tổ chức.

Tạo sự thích nghi với môi trường thay đổi

Bằng cách tập trung vào người trước, người lãnh đạo giúp tổ chức dễ dàng thích nghi với những biến đổi trong môi trường. Người tham gia không chỉ quan tâm đến mục tiêu đích đến mà còn tới những người cùng tham gia, giúp tạo ra sự linh hoạt trong việc thay đổi hướng khi cần thiết.

Sự động viên từ bên trong

Khi có người tham gia phù hợp với mục tiêu và giá trị của tổ chức, họ sẽ tự động động viên và thúc đẩy bản thân mình. Điều này giúp giảm thiểu việc cần phải quản lý và thúc đẩy một cách nhiều, vì người tham gia sẽ có động lực nội tại.

Tầm nhìn và người đồng hành

Một tầm nhìn vĩ đại không thể hoàn thành nếu thiếu những con người vĩ đại để thực hiện nó. Sự thành công không chỉ đến từ mục tiêu, mà còn từ sự đồng hành và đóng góp của những người tham gia.

Các công ty vĩ đại tạo ra môi trường tốt để tuyển dụng và quản lý nhân sự. Bằng cách chọn đúng người, phân chia công việc dựa trên năng lực và hành động dứt khoát khi cần thiết, họ đảm bảo sự phát triển và hiệu quả của tổ chức trong thời gian dài.

2.4. Đối mặt với sự thật phũ phàng

Trong chương này, Jim Collins nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường mở và chấp nhận sự thật thẳng thắn. Ngay cả khi nó không phải lúc nào cũng dễ chịu. Ông đề cao việc người lãnh đạo và tổ chức nên đối diện với những thực tế khó khăn, thậm chí là những thông tin không mong muốn. Thay vì trốn tránh hay che dấu sự thật, họ nên dũng cảm đối mặt với nó để có cái nhìn rõ ràng về tình hình thực tế của tổ chức.

Việc đối mặt với sự thật phũ phàng đòi hỏi lòng dũng cảm và sự quyết đoán. Nó có thể bao gồm việc nhìn nhận những sai sót, thất bại hoặc khả năng tồn tại của các vấn đề bên trong tổ chức. Do đó, các nhà lãnh đạo cần phải có những hành động cơ bản như:

    • Lãnh đạo bằng câu hỏi chứ không phải bằng câu trả lời.

    • Hãy tham gia vào các cuộc đối thoại và tranh luận tích cực chứ không phải là ép buộc.

    • Không đổ lỗi mà hãy thực hiện các cuộc nghiên cứu và phân tích.

    • Những thông tin quan trọng không thể bỏ qua thì hãy thiết lập chế độ cờ đỏ.

2.5. Khái niệm con nhím

Đến với chương 5, Jim Collins đề cập đến sự khác nhau giữa loài nhím và cáo. Loài cáo thường khôn ngoan và thông minh, chúng biết rất nhiều về thế giới động vật. Trong khi loài nhím chỉ biết duy nhất một thứ nhưng chúng lại có sự hiểu biết rất sâu sắc.

Qua những vấn đề phức tạp thì loài nhím luôn có cái nhìn đơn giản, dễ hiểu và sâu sắc. Tại đây khái niệm “con nhím” được đặt ra như một khía cạnh quan trọng để xác định hướng đi chiến lược của một tổ chức. Khái niệm này được trình bày qua hình tượng con nhím để thể hiện cách mà một tổ chức nên tập trung vào lĩnh vực mà nó có thể thành thạo nhất, phù hợp nhất.

Khái niệm con nhím khi ứng dụng vào một tổ chức cần tập trung vào ba yếu tố quan trọng:

Điều mà bạn có thể làm tốt nhất (What You Can Be the Best At)

Đây là lĩnh vực mà tổ chức có thể vượt trội hơn bất kỳ ai khác. Nó yêu cầu xác định ra điểm mạnh và khả năng độc đáo của tổ chức để tạo ra giá trị độc đáo cho khách hàng hoặc thị trường.

Điều mà bạn yêu thích và có đam mê (What You Are Deeply Passionate About)

Để đạt được sự vĩ đại, sự đam mê và tận tâm là quan trọng. Nếu một tổ chức không có niềm đam mê thực sự với lĩnh vực mình hoạt động, khả năng thành công bền vững sẽ bị hạn chế.

Điều mà thị trường cần (What Drives Your Economic Engine)

Việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu thị trường là vô cùng quan trọng. Điều này liên quan đến khả năng tạo ra lợi nhuận và duy trì sự tài chính ổn định cho tổ chức.

Khái niệm “con nhím” giúp tập trung tài nguyên và năng lực vào lĩnh vực mà tổ chức thực sự có thể đạt đến đỉnh cao. Điều này giúp loại bỏ sự phân tán và tập trung vào việc phát triển mạnh mẽ những khả năng quan trọng nhất, tạo ra sự ưu việt và thành công bền vững trong thời gian dài.

2.6. Văn hóa kỷ luật

Chương “Văn hóa kỷ luật” được đánh giá là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công bền vững của các tổ chức vĩ đại. Văn hóa kỷ luật không chỉ đơn thuần là việc áp đặt sự nghiêm khắc. Nó còn là việc tạo ra sự tự kỷ luật, trách nhiệm cá nhân và tập thể. Nó cần thiết để mọi người đều thực hiện các hành động theo hướng đúng đắn. Nhân viên sẽ không cần sự giám sát liên tục. Nó đòi hỏi mọi người tự thúc đẩy bản thân để duy trì chất lượng, tập trung và sự nỗ lực.

Văn hóa kỷ luật giúp tạo ra sự đồng thuận trong tổ chức. Nó tạo nền móng cho sự đổi mới và sự phát triển. Bằng cách tuân thủ những quy tắc và nguyên tắc cố định. Tổ chức có khả năng tạo ra sự ổn định và tăng cường uy tín. Một điểm cần lưu ý là văn hóa kỷ luật không hạn chế sự sáng tạo và tư duy linh hoạt. Thay vào đó, nó tạo ra một khung nhìn rõ ràng về việc:

  • Tạo ra sự ổn định
  • Tự quản lý
  • Hiệu suất cao hơn.

Thông qua việc tuân thủ các quy tắc và giá trị cốt lõi.

2.7. Bàn đạp công nghệ

Khái niệm con nhím trong chương 5 là yếu tố quan trọng. Nó định hướng việc áp dụng công nghệ cho doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp đặc biệt là các startup thì công nghệ chỉ là một chất xúc tác. Việc sử dụng công nghệ hiện đang là một phần quan trọng trong việc:

  • Cải thiện hiệu suất
  • Tối ưu hóa quy trình
  • Tạo ra cơ hội mới.

Tuy nhiên, để thực sự thành công, việc áp dụng công nghệ cần phải được thực hiện một cách đúng đắn và có chiến lược. Chương này thảo luận về cách các doanh nghiệp đã đối mặt với thách thức trong việc thay đổi công nghệ, tạo nền tảng cho sự đổi mới và đảm bảo rằng việc sử dụng công nghệ thực sự mang lại giá trị lâu dài.

Các nhà lãnh đạo cần phải tự đặt câu hỏi: “Liệu công nghệ này có phù hợp với khái niệm con nhím của công ty không?”. Nếu có, doanh nghiệp đó có phải là nhà tiên phong trong công nghệ hay không. Nếu không, thì “Có cần thiết phải áp dụng công nghệ này cho doanh nghiệp hay không?”.

2.8. Bánh đà và lòng luẩn quẩn

Khái niệm “bánh đà” ám chỉ một quy trình phát triển liên tục và không ngừng. Trong các tổ chức và doanh nghiệp thành công, sự phát triển không phải là kết quả của một hành động đột ngột, mà thay vào đó là kết quả của nhiều hành động nhỏ, liên tục được thực hiện. Mỗi hành động nhỏ đóng góp vào việc tạo động lực, giống như việc quay một bánh đà nhằm tích lũy năng lượng trước khi bánh đà quay mạnh mẽ.

Lòng luẩn quẩn là tình trạng mắc kẹt trong vòng lặp tiêu cực. Điều này thường xảy ra khi tổ chức thất bại trong việc tạo ra sự phát triển liên tục và bị mắc kẹt trong chu kỳ không phát triển. Lòng luẩn quẩn thường dẫn đến tình trạng suy thoái và thất bại.

Bài học chính từ chương này bao gồm:

Kiên trì và kiên nhẫn

Sự phát triển bền vững đòi hỏi kiên nhẫn và kiên trì trong việc thực hiện các hành động nhỏ liên tục. Thay vì tìm kiếm giải pháp tức thì, tổ chức cần tập trung vào việc tích lũy năng lượng và tạo động lực theo thời gian.

Tránh lòng luẩn quẩn

Quản lý tổ chức cần nhận biết và tránh các dấu hiệu của lòng luẩn quẩn. Nếu tổ chức rơi vào tình trạng không phát triển, cần đánh thức sự nhận thức và thực hiện các thay đổi cần thiết để thoát khỏi vòng lặp tiêu cực.

Tầm nhìn dài hạn

Khái niệm bánh đà và lòng luẩn quẩn nhấn mạnh tầm quan trọng của tầm nhìn dài hạn và việc thực hiện hành động có mục tiêu. Sự phát triển không xảy ra tức thì, mà đòi hỏi kế hoạch và hành động kéo dài theo thời gian.

2.9. Từ tốt đến vĩ đại đến xây dựng để trường tồn

Trong chương cuối, Jim Collins thảo luận về cách các doanh nghiệp xuất sắc không chỉ đạt được sự vĩ đại một cách tạm thời mà còn xây dựng để trường tồn theo thời gian dài. Ông nghiên cứu và tìm hiểu về những doanh nghiệp mà vượt qua thử thách, khó khăn và thậm chí vượt qua khỏi những giai đoạn thịnh vượng để duy trì thành công theo thời gian. Để đạt được thành công đáng kể, không chỉ cần có kế hoạch và chiến lược tốt, mà còn cần xây dựng nền tảng cho sự bền vững trong tương lai. Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị và dự phòng cho những khó khăn có thể xảy ra.

Cuốn sách “Từ Tốt Đến Vĩ Đại” của Jim Collins thực sự là một hành trình khám phá sâu sắc. Nó đi sâu vào bản chất của sự vĩ đại trong tổ chức và lãnh đạo. Từ những nguyên tắc cơ bản cho đến những chi tiết cụ thể, cuốn sách đã khai sáng tư duy. Bạn đọc sẽ hiểu cách xây dựng và duy trì sự thịnh vượng trong môi trường kinh doanh.

Nguồn tham khảo