6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công

Đăng ngày 14/10/2024 lúc: 09:1618 lượt xem

6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công

CEO Trần Trí Dũng chia sẻ 6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công trong bài viết này. Các bạn độc giả hãy dành thời gian tham khảo nhé!

Xây dựng doanh nghiệp theo Công thức 6 Steps – 6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công của Dũng sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành được mục tiêu đề ra. Đồng thời phát triển được một cách bền vững. 

Công thức 6 Steps – 6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công

Xây dựng doanh nghiệp thành công không khác gì việc xây dựng một ngôi nhà. Các yếu tố quan trọng để xây dựng một doanh nghiệp thành công bao gồm:

  • Chủ doanh nghiệp phải biết nó sẽ trông như thế nào khi hoàn thành.
  • Đặt được nền móng vững chắc để hỗ trợ kết quả cuối cùng.

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, hoặc tầm nhìn và hướng đi của bạn có sự thay đổi. Điều quan trọng là Chủ doanh nghiệp phải kiểm tra lại nền tảng hiện tại có đủ mạnh mẽ. Từ đó hỗ trợ mức tăng trưởng tiếp theo hay không?

Điều này là yếu tố tiên quyết đảm bảo kết quả bền vững. Cũng như bất kỳ tòa nhà hoặc công trình nào quá lớn nhưng nền móng, hệ thống hỗ trợ lại yếu kém. Cuối cùng rồi nó cũng sẽ sụp đổ.

6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công

Do đó, Công thức 6 Steps – 6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công ra đời với mục đích giúp chủ doanh nghiệp giải quyết được vấn đề trong việc xây dựng doanh nghiệp và phát triển nó một cách lâu dài, bền vững.

Bước 1: Chủ động

Giai đoạn đầu tiên của việc phát triển bất kỳ công việc kinh doanh nào – là chắc chắn chúng ta kinh doanh sinh lời, hiệu quả và có đủ thông tin cần thiết để Chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định lớn. Bước đầu tiên này bao gồm việc loại bỏ được tất cả sự “hỗn loạn” gồm: 

  • Hỗn loạn lịch làm việc
  • Hỗn loạn về quản lý nhân sự
  • Hỗn loạn về quản lý khách hàng

Nhằm giúp Chủ doanh nghiệp chủ động trong bốn lĩnh vực:

  • Thời gian
  • Chuỗi cung ứng
  • Tiền
  • Đích đến

Làm chủ tài chính

Để làm chủ tài chính thì chủ doanh nghiệp cần kiểm soát được 4 mảng quan trọng nhất của tài chính trong doanh nghiệp của mình, bao gồm: 

  • Làm chủ Điểm hòa vốn – Biết được số lần bán hàng, số lượng khách hàng, hoặc doanh thu cần đạt được mỗi ngày để đạt điểm hòa vốn, và sau đó đạt tới các mục tiêu lợi nhuận của mình. 
  • Làm chủ Tỷ suất lợi nhuận ròng – Chủ doanh nghiệp có thể xác lập ngân sách để đạt lợi nhuận theo ngày, tuần, hay tháng, và thực hiện các chiến lược để đạt được điều đó. 
  • Làm chủ Báo cáo tài chính – Việc nắm được những con số của doanh nghiệp mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng là vô cùng quan trọng. Từ đó chủ doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định trong tương lai. 
  • Làm chủ Thử nghiệm và Đo lường – Chủ doanh nghiệp có thể dự đoán lợi nhuận trong tương lai bằng cách đo lường các Chỉ số đo lường hiệu suất công việc – KPI. 
tìm hiểu về 6 steps - 6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công

Làm chủ Chuỗi cung ứng

Nhất quán quan trọng hơn xuất sắc. Doanh nghiệp cần chặn bất cứ “chỗ rò rỉ” nào. Vì việc cố gắng đổ đầy nước vào bồn tắm đang mở nút thoát nước là hoàn toàn vô nghĩa. 

Làm chủ Thời gian

Hiệu suất của chủ doanh nghiệp và hiệu suất của nhân viên sẽ xác định thành công và khả năng sinh lời. 

Làm chủ Đích đến

Hiểu rõ vị trí của mình và biết được đích đến của việc kinh doanh là điều sống còn đối với thành công của chủ doanh nghiệp. 

Làm chủ Bản thân

Chủ doanh nghiệp phải sử dụng sự tự kỷ luật và kỷ luật của Huấn luyện viên để luôn giữ cho mình tập trung và thu được thành quả. 

Bước 2: Thị trường ngách

Khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ tất cả những yếu tố kinh doanh cơ bản và không còn phải vận hành ở Mức độ Làm Chủ nữa thì bước tiếp theo mà doanh nghiệp tiến tới sẽ là Mức độ Thị trường ngách. 

Một thị trường ngách có thể được coi như một vị trí đặc thù riêng có của một cá nhân hay của một công việc kinh doanh. Và cái hay là khi đã nắm được quyền kiểm soát thị trường ngách, doanh nghiệp của bạn sẽ không phải cạnh tranh bằng giá nữa. Bạn sẽ được chấp nhận vì vị trí mình đang sở hữu, không phải vì giá bạn đưa ra.

Khi vận hành doanh nghiệp trơn tru với mức lợi nhuận cơ bản, là đến lúc cần tìm ra lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Proposition) và xây dựng cỗ máy marketing, cỗ máy bán hàng. 

USP và Chính sách bảo đảm

6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công của actioncoach

Marketing cần truyền đạt những điểm độc nhất của cá nhân hay doanh nghiệp và lý do tại sao ai đó nên mua hàng của doanh nghiệp hôm nay. 

Doanh nghiệp cần có một chính sách bảo đảm đầy đủ, ghi lại chính xác những gì cần có. Chính sách này sẽ có sức ảnh hưởng lớn, giúp giữ chân những khách hàng tiềm năng. Chính sách bảo đảm có liên kết chặt chẽ với USP, thực tế nó có thể là một. 

Lấy ví dụ (hơi kỳ quặc một chút), nếu vận hành một dịch vụ tang lễ mà bảo đảm tất cả mọi người sẽ mỉm cười vào cuối lễ tang, các bạn sẽ có một USP khá gây chú ý ở đây, phải không? 

Một khi thiết lập chính sách bảo đảm tuyệt vời, các bạn có thể sẽ phải thay đổi cách thức vận hành công ty, nhưng đó là điều cần thiết. Đây là ví dụ hay của một chính sách bảo đảm về dịch vụ: Khi đầu tư vào một hệ thống máy tính với chúng tôi, các bạn sẽ được lắp đặt tại chỗ, tư vấn miễn phí và phần mềm bảo mật 24/24 cùng với hỗ trợ về phần cứng. 

5 cách gia tăng lợi nhuận

Khung kinh doanh rất quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp, và nếu hoạt động hiệu quả, nó sẽ giúp doanh nghiệp nhân lợi nhuận gấp nhiều lần. 

Khung kinh doanh ở đây chính là Công thức 5 Ways – 5 cách gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

6 steps - 6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công

Số lượng khách hàng tiềm năng

Hãy bắt đầu với số lượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Đây là tổng số người mua tiềm năng mà doanh nghiệp đã liên lạc trong năm. Những người này được coi là các đối tượng triển vọng, tiềm năng cho doanh nghiệp.

Có rất nhiều người kinh doanh nhầm lẫn giữa sự hồi đáp, số người mua tiềm năng, với thành quả. Đừng nghĩ rằng điện thoại reo lên là bạn nhận được doanh thu. 

Tỷ lệ chuyển đổi

Rất tuyệt vời khi tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Nhưng doanh nghiệp cần phải nhớ tới Tỷ lệ chuyển đổi của mình. Tỷ lệ chuyển đổi này chính là:

 

% người thực sự chi tiền ra mua hàng.

Tỷ lệ chuyển đổi =  —————————————————————————————————————–

Tổng số người có thể mua hàng của doanh nghiệp. 

 

Số lượng khách hàng

Số lượng khách hàng của doanh nghiệp là những khách hàng khác nhau mà doanh nghiệp làm việc cùng. Cách tính số lượng khách hàng đó là: Nhân tổng số khách hàng tiềm năng với tỷ lệ chuyển đổi. Vì thế, nếu doanh nghiệp muốn có nhiều khách hàng hơn mà không thể trực tiếp thay đổi con số này. Thì hãy kiếm nhiều khách hàng tiềm năng hơn hoặc hãy cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. 

Số lần giao dịch 

Một số khách hàng sẽ mua hàng từ các bạn theo tuần, số khác thì theo tháng, số khác nữa có thể theo một vài dịp đặc biệt và một số có thể sẽ chỉ mua một lần duy nhất trong đời. Điều mà chủ doanh nghiệp cần biết là con số trung bình – không phải thành tích cao nhất hay tệ nhất, mà là số lần trung bình một khách hàng mua hàng từ doanh nghiệp trong một năm. Một lần nữa, đây lại là một mỏ vàng. Đa số người kinh doanh không bao giờ thu thập cơ sở dữ liệu về các khách hàng trong quá khứ. Không nói tới việc để lại lời nhắn cho họ, hay gọi, mời họ quay lại. 

6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công của hệ thống actioncoach

Doanh thu trung bình một lần mua

Doanh nghiệp có thể mời 1 khách hàng mua hàng lại nhiều lần. Một số khách doanh nghiệp có thể tiêu tới 5.000 đô-la để họ mua hàng, một số thì chỉ 5 đô-la. Nhưng con số trung bình mới là điều doanh nghiệp cần để ý tới. Chỉ một vài đô-la trên mỗi giao dịch có thể là tất cả những gì cần có để đẩy mạnh lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Cộng tổng doanh thu và chia cho số giao dịch, đơn giản như vậy doanh nghiệp có thể tính được con số Doanh thu trung bình một lần mua của từng tháng, quý hoặc năm. 

Bước 3: Đòn bẩy

Ngay khi công việc kinh doanh thuận lợi. Đó chính là lúc đầu tư vào các hệ thống vận hành doanh nghiệp. Nhưng hãy nhớ rằng sự chậm rãi là cần thiết. Việc đưa các hệ thống vào vận hành trước khi tuyển thêm nhiều thành viên mới để phát triển doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Dù cho đội ngũ hiện tại của doanh nghiệp có đang gồng mình chống đỡ khối lượng công việc ngày một tăng. 

Lý do hầu hết các chủ doanh nghiệp làm việc không ngừng nghỉ rất dễ hiểu. Lí do là bởi việc kinh doanh của họ không hiệu quả. Chẳng có quy trình hệ thống nào hết. Tất cả chỉ được dự liệu trong đầu chủ doanh nghiệp. Họ là người duy nhất có thể làm mọi thứ. Họ tin vào điều này. Họ không nghĩ ai có thể làm tốt được việc đó. Chính vì điều đó nên họ bị nhốt trong chính vòng luẩn quẩn. 

tìm hiểu 6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công

Hệ thống hóa

Vấn đề là, nếu không có hệ thống quy trình tốt. Chủ doanh nghiệp sẽ không thể biết nhân viên của mình sẽ làm được việc hoặc có làm được việc gì không. Tất cả những nhà lãnh đạo tài ba đều giỏi phân công công việc. Nên họ quen với ý tưởng hệ thống hóa và giảm tải một số công việc cho mình. 

Vì thế, khi chủ doanh nghiệp giao việc cho nhân viên, hãy cứ để họ làm. Đừng can thiệp hay giúp đỡ họ. Như thế, họ sẽ không bao giờ học được cách hoàn thành công việc. Tất cả những gì họ học được sẽ là chủ doanh nghiệp chính là người duy nhất có thể xử lý vấn đề. Và rồi chủ doanh nghiệp mãi như vậy. Hãy nhớ rằng, đôi lúc chủ doanh nghiệp phải để nhân viên ngã trên chính chiếc xe đạp của mình. Để từ đó học được cách giữ thăng bằng trên đó. Hệ thống quy trình sẽ giúp chủ doanh nghiệp làm điều này. 

Thông thường, doanh nghiệp cần tập trung vào 4 đòn bẩy: 

  • Đòn bẩy Hệ thống 
  • Đòn bẩy Hướng dẫn đào tạo
  • Đòn bẩy Quản trị
  • Đòn bẩy Công nghệ

Đòn bẩy Hệ thống

Việc đặt đúng người vào đúng chỗ với kế hoạch đúng đắn, giúp doanh nghiệp thoát khỏi sự phụ thuộc vào con người và chuyển sang vận hành dựa trên các hệ thống. 

Doanh nghiệp có thể bắt đầu với việc xây dựng sơ đồ kinh doanh hay sơ đồ tổ chức. Việc đặt đúng người vào đúng chỗ phải bắt đầu từ việc hiểu rõ những vị trí đó là gì. Đó là lý do bản Mô tả công việc rõ ràng cho từng vị trí công việc. 

Sau khi đã đặt đúng người vào đúng vị trí với kế hoạch phù hợp, doanh nghiệp cần thiết lập và đo lường các Chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI). Khi đội ngũ nhân viên hoàn thành chỉ số này nghĩa là họ đang làm rất tốt trên con đường kiến tạo một tổ chức từ công việc của mình. 

Đòn bẩy Hướng dẫn đào tạo

Khi nhân viên nắm rõ được mình phải làm gì thì việc khiến họ cảm thấy dễ dàng khi học cách thực hiện là vô cùng quan trọng. 

Để thực hiện đòn bẩy này, doanh nghiệp cần lên danh sách tất cả công việc thường nhật, chia nhỏ chúng ra theo các khung thời gian và luôn dành chỗ cho ai đó xử lý công việc không thường nhật. Sau khi có danh sách các công việc thường nhật đầy đủ, chi tiết thì doanh nghiệp cần thực hiện văn bản hóa cách thức họ làm hay nên làm những công việc đó. 

Một khi mỗi cá nhân thấy 1 công việc đạt được như thế nào thì chủ doanh nghiệp cần kéo các thành viên trong đội ngũ vào cùng thực hiện. Hãy dành thời gian định kỳ để nhân viên chia sẻ về những việc khiến họ thấy hạnh phúc, căng thẳng hay việc giúp họ tăng năng suất… Chắc chắn, cải thiện những điều này sẽ giúp hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. 

Đòn bẩy Quản trị

Sở hữu một hệ thống về cách thức thực hiện mọi thứ là chưa đủ. Doanh nghiệp của bạn cần một hệ thống để quản trị tất cả. 

  • Quản trị nguồn nhân lực bằng cách lên kế hoạch công việc và kế hoạch ngân sách. 
  • Quản trị con người chính là quản trị kỹ năng và thời gian, rồi đào tạo và huấn luyện. 

Đòn bẩy Công nghệ

6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công là gì

Công nghệ nói riêng không phải là giải pháp, nhưng việc sử dụng công nghệ để tăng tốc các hệ thống là điều bắt buộc. 

Hãy nhìn lại những hệ thống quy trình nào của doanh nghiệp mà công nghệ có thể làm tốt hơn, nhanh hơn và tiết kiệm hơn. Bạn có thể sử dụng những công nghệ mới để mang lại trải nghiệm sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng thị trường đang vận động theo xu hướng công nghệ đó và đặc biệt là phù hợp với dòng tiền của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp đủ khả năng để chi trả cho công nghệ đó. 

Bước 4: Đội ngũ

Bây giờ, khi doanh nghiệp đang có lợi nhuận, có cỗ máy marketing tuyệt vời, và có thể vận hành theo hệ thống thì đã đến lúc chủ doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ vững mạnh. 

Theo từ điển, đội nhóm là một nhóm người ở cùng một phía. Đó cũng là một nhóm người được tổ chức để làm việc cùng nhau. Mỗi thành viên của doanh nghiệp có một vai trò đặc trưng và quan trọng như nhau. Không có ai là quan trọng hơn và quan trọng nhất. Họ không chỉ phải hoàn thành vai trò của mình, mà còn phải phù hợp với phần còn lại của đội ngũ. 

6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công với 6 bước rõ ràng

Bạn hẳn đã nghe câu chuyện “một quả táo thối làm hỏng cả thùng táo”? Nó cũng không hề sai trong kinh doanh. Tất cả đều hướng về một thứ, đó là văn hóa doanh nghiệp. Tìm ra sự phù hợp về văn hóa là vô cùng quan trọng khi lựa chọn các thành viên trong đội ngũ. 

Chính bởi lẽ đó mà cách thức tổ chức tìm kiếm hay tuyển chọn thành viên là rất quan trọng, vì chỉ những người xuất sắc mới có thể cải thiện việc kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút được những người tài năng vào doanh nghiệp? Đó là khi những bài quảng cáo việc làm, quy trình tuyển dụng và những điểm đặc biệt của doanh nghiệp cần phát huy tác dụng. 

Bước 5: Vận hành đồng bộ

Khi mọi thứ đã vận hành cùng nhau, đã đến lúc tăng tốc và đảm bảo thành quả đạt được nhiều hơn đáng kể so với những gì bỏ ra. Nhưng khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển ngày càng nhanh hơn, những lỗ hổng sẽ xuất hiện. Vì thế, doanh nghiệp cần có sự vận hành đồng bộ cấp lãnh đạo. Lúc này, người chủ doanh nghiệp cần trở thành một người giải quyết vấn đề và phải có cái nhìn tổng thể của cả hiện tại và tương lai. 

Những gì người chủ doanh nghiệp cần làm trong giai đoạn này là:

  • Xây dựng kế hoạch sự nghiệp cho cơ sở kinh doanh
  • Thực hiện đào tạo chéo
  • Chỉ định người quản lý
  • Tinh chỉnh hệ thống để cảm thấy đủ tin tưởng

Không cần phải nhúng vào tất cả mọi thứ. Khi làm được việc này, người chủ doanh nghiệp sẽ có thể không trực tiếp tham gia công việc kinh doanh. Nhưng họ vẫn có được những kết quả phi thường cùng một lúc.

Bước 6: Kết quả

Giờ đây, khi mọi thứ đang vận hành hiệu quả và tăng trưởng một cách trơn tru, đã đến lúc tận hưởng quả ngọt của công sức lao động. 

6 bước xây dựng doanh nghiệp thành công để giải phóng lãnh đạo

Sức mạnh của việc sử dụng đòn bẩy đúng trong kinh doanh và những gì có thể đạt được bằng việc áp dụng một vài chiến lược đơn giản để tạo ảnh hưởng tới những yếu tố khác của Khung kinh doanh sẽ giúp việc kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện hiệu quả. 

Lời kết

Với Công thức 6 Steps – 6 Bước xây dựng doanh nghiệp thành công của Dũng. Việc Chủ doanh nghiệp cần làm ngay lúc này đó chính là HÀNH ĐỘNG. Hãy bắt đầu thử nghiệm và đo lường từng bước trong 6 Steps. 

Nếu gặp bất cứ vấn đề khó khăn nào, hãy liên hệ với Dũng.

Hãy đi bước đầu tiên – và bắt tay vào hành động!!!

Link tham khảo