Napoleon và 11 bài học lãnh đạo của ông

Đăng ngày 14/10/2024 lúc: 09:3814 lượt xem

Napoleon và 11 bài học lãnh đạo của ông

Trần Trí Dũng dành bài viết này để chia sẻ về Napoleon và 11 bài học lãnh đạo của ông. Các nhà quản trị doanh nghiệp hãy bớt thời gian tìm hiểu nhé!

Trên con đường trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử thế giới. Napoleon đã để lại nhiều bài học lãnh đạo cho thế hệ sau này. Những nguyên tắc này không chỉ áp dụng trong lĩnh vực quân sự. Chúng còn có thể được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày và trong kinh doanh. Hãy cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu 11 bài học bất hủ trong bài viết dưới đây.

1. Bài học lãnh đạo số 1: Đặt mục tiêu cao

Napoleon đặt mục tiêu xây dựng một đế quốc Pháp mạnh mẽ. Ông cũng có mục tiêu thống nhất châu Âu dưới quyền lãnh đạo của mình. Bằng tài năng của mình, ông đã lãnh đạo quân Pháp đánh bại nhiều đối thủ chính trị. Bao gồm cả các quốc gia lớn như Áo, Nga và Phổ.

Thành công luôn dành cho những người mạnh mẽ và đầy tham vọng. Đúng như câu ca dao “Tham vọng lớn, thành công lớn”. Khi có mục tiêu cao cả, ta sẽ có cơ hội đạt được thành tựu vượt trội. Muốn từ yếu kém thành tốt hoặc từ tốt đến vĩ đại. Bạn đừng bao giờ thỏa mãn với những thành tựu chỉ “vừa đủ”. Trong khi ta hoàn toàn có khả năng đạt được những điều “tốt hơn”.

Mục tiêu cao chỉ có thể đặt ra khi bạn nuôi dưỡng tham vọng đủ lớn. Và tất nhiên, bài học về lãnh đạo là dù làm gì bạn cũng cần phải có nỗ lực. Hãy tập trung tối đa để đạt được nó.

2. Bài học lãnh đạo số 2: Luôn ở nơi cần đến bạn và dẫn đường cho mọi người ở đó

Trong trận quan trọng Austerlitz vào năm 1805, quân đội của Napoleon trực tiếp đối đầu với Nga và Áo. Đây là 2 quân đội mạnh nhất thế giới khi đó. Mặc dù ông nắm trong tay nhiều tướng sĩ tinh nhuệ như Công tước Ney, Jean-Baptiste Bernadotte, Louis-Nicolas Davout. Nhưng ông vẫn trực tiếp xung phong ra chiến trường để trinh sát địa hình và chỉ huy quân đội tham chiến.

Với tài dùng người của mình, ông chiến thắng hầu hết các cuộc chinh phạt. Ngoài ra, ông còn  là người rất giỏi truyền cảm hứng và động lực. Chiến tranh là thời điểm đau buồn nhất của các chiến sĩ. Nhưng chỉ với vài bài phát biểu ông đã vực lại tinh thần chiến đấu của họ ngay lập tức.

Từ câu chuyện trên ta có thể rút ra bài học lãnh đạo về tầm quan trọng của nhà quản trị. Sự thành công của người quản trị có quyết định lớn đến sự thành công của công ty. Vậy nhà lãnh đạo cần chuẩn bị những gì để trở thành “người dẫn đầu tổ chức”?

Liên tục học hỏi và phát triển

Nhà lãnh đạo cần luôn đặt mục tiêu học hỏi và nâng cao kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực của mình thông qua:

  • Đọc sách
  • Tham gia khóa đào tạo
  • Tham gia hội thảo.

Với nhiều kiến thức và kinh nghiệm, nhà lãnh đạo sẽ chèo lái con thuyền tổ chức hướng đến thành công.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Nhà lãnh đạo thường phải đối mặt với xung đột và khó khăn trong quá trình làm việc. Kỹ năng giao tiếp giúp nhà lãnh đạo thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo và khéo léo trong việc giải quyết xung đột, đồng thời giữ được sự ổn định trong tổ chức.

Xây dựng phong cách sống lành mạnh

Một phong cách sống lành mạnh giúp nhà lãnh đạo duy trì một tinh thần sảng khoái, sức khỏe tốt và năng lượng dồi dào. Điều này tạo điều kiện tốt để nhà lãnh đạo tập trung, làm việc hiệu quả và đạt được kết quả cao hơn. Một nhà lãnh đạo khỏe mạnh cũng có khả năng chịu đựng và đối mặt với áp lực trong công việc một cách hiệu quả.

 

 

3. Bài học lãnh đạo số 3: Hãy là người đầu tiên

Với Napoléon không có công việc gì mà binh lính của ông là mà ông không sẵn sàng làm cùng cả. Kể cả khi đứng ở vị trí cao nhất thì vị đại đế này cũng luôn tham gia vào những công việc kể cả việc nhỏ nhặt trong quân đội, nhờ vậy ông luôn bao quát được tình hình quân đoàn, nắm được những thứ đang diễn ra tại chiến khu của mình.

Nhà lãnh đạo cần có khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. Họ phải có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, tìm ra giải pháp đột phá và đưa ra quyết định thông minh. Tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề giúp nhà lãnh đạo đối mặt với thách thức và tạo ra giá trị mới cho tổ chức.

4. Bài học lãnh đạo số 4: Nói điều bạn muốn nói và thực hiện những gì bạn nói

Trước khi trở thành Hoàng đế, Napoleon đã đưa ra những tuyên bố rõ ràng các ý tưởng để cải cách xã hội Pháp. Ông đã thực hiện những hành động để thực hiện những gì ông nói. Ông đã ban hành các luật pháp để đảm bảo quyền công dân như Luật Dân quyền năm 1793 và Luật Hôn nhân năm 1804. Ông đã đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho mọi công dân Pháp.

Khi nói được làm được, lãnh đạo sẽ truyền động lực và cảm hứng cho đội nhóm. Hành động của người đứng đầu thể hiện cam kết, quyết tâm, khích lệ những người khác để đạt được những kết quả tốt nhất và vượt qua mọi khó khăn.

5. Bài học lãnh đạo số 5: Thừa nhận rằng bạn không thể làm mọi thứ một mình

Napoleon luôn thừa nhận rằng, đằng sau mỗi chiến thắng của ông, luôn có sự góp mặt và ủng hộ của rất nhiều người khác. Thành công đôi khi chỉ được gọi tên bởi một cá nhân nhưng đằng sau thành công đó luôn có một đội ngũ tận tâm đi cùng theo

Napoléon có một quan điểm, đặc biệt sau khi có được sự giúp đỡ từ mọi người. Đó là ông luôn thể hiện sự cảm ơn tới họ. Dù là Napoléon nói ra bằng lời hay trả lính của ông tiền bạc. Hoặc cả khi ông gắn những huy chương trên áo của những người lính, ông chưa bao giờ quên nói lời cảm ơn.

Trong tổ chức, nếu muốn thành công và phát triển một cách bền vững. Nhà lãnh đạo cần xây dựng một môi trường làm việc tốt. Ở đó nhân sự yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Bài học lãnh đạo xây dựng văn hóa đoàn kết trong doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Nhà lãnh đạo có thể thực hiện các bước sau:

Xác định giá trị cốt lõi

Bước đầu tiên là xác định và công bố những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn xây dựng và thể hiện trong mọi hoạt động

Xây dựng tinh thần đồng đội

Tạo ra một môi trường làm việc mà mọi người đồng lòng, hỗ trợ và tôn trọng lẫn nhau

Xây dựng môi trường lành mạnh

Tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh đối với tất cả nhân viên. Đảm bảo sự công bằng, tôn trọng và không phân biệt đối xử, khuyến khích sự đa dạng và sáng tạo và tạo điều kiện để phát triển cá nhân

Lãnh đạo gương mẫu

Lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa đoàn kết trong doanh nghiệp. Họ phải thể hiện tinh thần đoàn kết, giữ gìn các giá trị cốt lõi

6. Bài học lãnh đạo số 6: Hãy khác biệt

Vào năm 1800, Napoleon là người đầu tiên đưa quân đội của mình xuyên qua vùng núi hẻo lánh và hiểm trở Alps. Trước đó, chưa đội quân nào dám vượt qua con đường này. Quyết định này cho phép quân đội Pháp của Napoleon tấn công bất ngờ từ phía sau. Họ đánh bại quân đội Áo trong trận đánh quyết định tại Marengo. Chiến thắng này giúp Napoleon tạo thế uy lực tại Ý. Qua đó thúc đẩy sự nghiệp lãnh đạo của ông.

Trong kinh doanh cũng vậy, chúng ta không thể đi theo lối mòn một cách máy móc. Bài học lãnh đạo rút ra từ câu chuyện trên là hãy tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ. Khi bạn mang lại giá trị khác biệt. Bạn sẽ không phải rơi vào cuộc chiến cạnh tranh về giá đầy khốc liệt. Giải pháp duy nhất để tạo ra lợi thế cạnh tranh đó chính là văn hóa tập trung vào khách hàng. Khi khách hàng hài lòng. Họ sẽ ưu tiên chọn doanh nghiệp của bạn thay vì các đối thủ khác.

Xây dựng văn hóa tập trung vào khách hàng

Doanh nghiệp cần thấu hiểu nỗi đau, mong muốn, nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Sau đó nghiên cứu những sản phẩm, giải pháp tối ưu nhất để giải quyết triệt để nỗi đau của khách hàng

Xây dựng phòng R&D

Nhiệm vụ chính của phòng R&D là phân tích và nghiên cứu thị trường, hành vi mua của khách hàng. Sau đó phòng ban này  sẽ tổng hợp, sáng tạo để đưa ra những sản phẩm tốt nhất, khác biệt hoàn toàn so với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường

7. Bài học lãnh đạo số 7: Tôn trọng nhân viên của bạn

Trong quá trình chiến đấu, Đại tướng thân cận của Napoleon là Jean Lannes đã dũng cảm và tài năng khi nhiều lần chỉ huy đánh lùi một đoàn quân Nga. Napoleon đã ra lệnh trao tặng Huân chương Danh dự cho Đại tướng Jean Lannes. Đây là một danh hiệu cao quý trong quân đội của Pháp. Điều này cho thấy, Napoleon không chỉ là một nhà lãnh đạo quân sự xuất sắc mà còn biết đánh giá và tôn trọng những đóng góp của những vị tướng dưới quyền.

Trong kinh doanh, bài học lãnh đạo cần rút ra là hãy tập trung vào nhân viên của bạn, vì họ chính là những người tạo ra giá trị cho công ty của bạn. Là chủ doanh nghiệp, một nhà quản trị cần biết lắng nghe ý kiến của nhân sự, tôn trọng ý kiến đóng góp của họ dù đúng hay sai và hướng dẫn nhân sự của mình trong công việc một cách tận tình.

Để làm được điều này, lãnh đạo cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết dưới đây:

Kỹ năng lắng nghe

Lãnh đạo cần có kỹ năng lắng nghe tích cực và chân thành. Hãy cố gắng hiểu rõ ý kiến của nhân sự, tạo không gian cho họ để chia sẻ suy nghĩ và ý kiến, không nên gián đoạn hoặc phê phán quá sớm

Kỹ năng định hướng

Lãnh đạo cần có khả năng định hướng và hướng dẫn nhân sự trong công việc một cách tận tâm. Họ nên đảm bảo rằng nhân sự hiểu rõ mục tiêu, kỳ vọng và tiêu chuẩn công việc.

Kiên nhẫn và sẵn lòng hỗ trợ

Lãnh đạo cần có kiên nhẫn và sẵn lòng hỗ trợ nhân sự. Họ nên hiểu rằng mỗi cá nhân có những khả năng và kiến thức khác nhau và có thể cần thời gian để tiếp thu và phát triển. Lãnh đạo nên tạo điều kiện và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để giúp nhân sự vượt qua khó khăn và phát triển trong công việc

8. Bài học lãnh đạo số 8: Giao tiếp với nhân viên bằng mắt

Trong những cuộc họp tại trại quân đội, Napoleon đứng phía sau bàn họp, mặt đối diện với các sĩ quan và lính. Khi binh sĩ đang báo cáo với ông, những người xung quanh thường nhìn xuống thì ông dùng ánh mắt sắc lẹm của mình nhìn thẳng người binh sĩ đó. Điều này thể hiện sự tự tin, nghiêm túc và tôn trọng bài báo cáo đó với cấp dưới của mình. Rất nhiều người nể phục ông vì ánh mắt kiên định và thái độ nghiêm túc của ông trong công việc chung.

Bài học lãnh đạo giao tiếp bằng mắt là một điều rất đơn giản để làm, nhưng không có nhiều người quản lý có thể làm được điều này. Khi giao tiếp với người nào đó, chúng ta nên nhìn thẳng vào mắt họ để thể hiện sự tự tin của bạn thân, thể hiện sự thật lòng của mình đối với họ. Và ngược lại, người nghe cảm thấy mình được tôn trọng. Nhìn vào đôi mắt, ta có thể đoán được phần nào tính cách và tâm lý của người đối diện. Đây cũng là một trong số những cách nhìn người của người lãnh đạo.

9. Bài học lãnh đạo số 9: Học cách kiểm soát cơn giận của bạn

Napoleon luôn bình tĩnh xử lý trước mọi tình huống. Có lần, một người đưa tin đã truyền đạt sai ý của ông cho quân đội tại tiền tuyến, khiến cho quân Pháp bị đuổi đánh thảm hại. Ngay trong lúc nguy cấp, Napoleon đã kìm nén cơn giận của mình và đưa ra những giải pháp ngay tức thì để giảm thiểu thương vong đến tối thiểu. Kiểm soát cơn giận là một kỹ năng quan trọng trong lãnh đạo, vì nó có thể ảnh hưởng đến quyết định và hành động của bạn.

10. Bài học lãnh đạo số 10: Hãy tôn trọng thời gian hữu hạn của bạn

Tại chiến dịch Battle of Austerlitz vào năm 1805, thay vì tiến hành một cuộc chiến kéo dài, Napoleon đã phân chia quân đội và đặt mục tiêu vào điểm yếu của đối phương. Ông đã áp dụng chiến thuật tấn công nhanh và quyết đoán, tận dụng lợi thế địa lý và thời gian để đánh úp bất ngờ đối thủ.Với ông thời gian là hữu hạn. Nên ông thường xem xét kỹ tình hình rồi mới quyết định để đảm bảo mọi hành động đều diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Trong kinh doanh cũng như vậy, có những cơ hội chỉ đến một lần trong đời. Chủ doanh nghiệp nhất định phải rèn cách “suy nghĩ nhanh, hành động quyết liệt” để kịp thời cạnh tranh với các đối thủ.

11. Bài học lãnh đạo số 11: Không bao giờ ngừng học hỏi

Trong dự án xây dựng Bộ luật Napoleon. Mặc dù ông đã giao nhiệm vụ cho các cá nhân xuất sắc. Nhưng ông vẫn tham gia các cuộc họp. Napoleon khiến mọi người kinh ngạc bởi sư nắm bắt của ông về tất cả các chi tiết trong buổi họp. Đây là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy. Ngay cả ở đỉnh cao quyền lực thì Napoleon không bao giờ ngừng học hỏi.

Học hỏi và không ngừng nâng chuẩn giúp lãnh đạo phát triển bản thân. Việc tiếp thu kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng và mở rộng tầm nhìn sẽ giúp lãnh đạo trở nên tốt hơn. Lãnh đạo sẽ cải thiện khả năng quản lý, giao tiếp và định hướng. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho sự thành công cá nhân. Nó còn mang lại lợi ích cho công ty của bạn

Tổng kết

Napoleon Bonaparte, một chỉ huy và lãnh tụ vĩ đại. Ông không chỉ để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử  nhân loại mà còn để lại cho chúng ta những bài học lãnh đạo vô giá. 11 bài học lãnh đạo trên được xem là kim chỉ nam cho những ai sẽ và đang xây dựng doanh nghiệp của riêng mình. Mong rằng quý độc giả sẽ rút ra được những bài học quý giá cho bản thân để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba.

Nguồn tham khảo