Kiểm soát suy nghĩ là gì? Tại sao cần kiểm soát suy nghĩ

Đăng ngày 14/10/2024 lúc: 09:3840 lượt xem

Kiểm soát suy nghĩ là gì? Tại sao cần kiểm soát suy nghĩ

Kiểm soát suy nghĩ là gì? Tại sao cần kiểm soát suy nghĩ? Trần Trí Dũng sẽ giải thích mọi thắc mắc trong bài viết này! Các độc giả cùng đọc nhé!

Một người lãnh đạo giỏi không chỉ là người có chuyên môn tốt, khả năng quản lý vượt trội. Họ còn cần biết cách kiểm soát suy nghĩ hiệu quả. Đây là yếu tố then chốt để họ có thể đưa ra những quyết định chính xác và quyết đoán. Vậy làm cách nào để kiểm soát được suy nghĩ tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu với Trần Trí Dũng trong bài viết dưới đây.

1. Kiểm soát suy nghĩ là gì?

Kiểm soát suy nghĩ là việc lãnh đạo quản lý và điều chỉnh tư duy, cảm xúc. Việc kiểm soát suy nghĩ thường bao gồm:

  • Khả năng nhận biết
  • Quản lý cảm xúc
  • Kiểm soát ý thức
  • Đánh giá tình huống hiệu quả.

2. Tại sao chủ doanh nghiệp cần học cách kiểm soát suy nghĩ?

Biết cách kiểm soát suy nghĩ là kỹ năng quan trọng với mọi người. Đặc biệt là chủ doanh nghiệp. Họ là những người thường xuyên phải đưa ra quyết định quan trọng. Quản lý cảm xúc, tư duy không tốt có thể mang đến những vấn đề sau:

    • Bị cảm xúc chi phối: Khi lãnh đạo không kiểm soát được suy nghĩ. Họ dễ dàng có những phản ứng tiêu cực, những quyết định hấp tấp và tùy hứng. Đặc biệt, trong tình huống cấp bách hoặc lựa chọn quan trọng. Họ dễ dàng mắc sai lầm do thiếu sự tự chủ.

    • Giảm hiệu suất và năng suất công việc: Với vai trò là người đi đầu và phải truyền cảm hứng cho nhân viên. Thì việc lãnh đạo thiếu kỹ năng quản lý suy nghĩ, tư duy sẽ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của đội nhóm. Các thành viên dễ dàng bị chi phối bởi sự cáu kính, tùy hứng của người quản lối. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng công việc.

    • Thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng và lo lắng: Khi chịu áp lực từ công việc, khách hàng, đối tác hay nhân viên. Chủ doanh nghiệp không thể giải phóng nó. Từ đó, họ dễ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và dễ dàng từ bỏ.

    • Khó thích nghi với hoàn cảnh khó khăn: Trong thời đại biến động và cạnh tranh như hiện nay. Chủ doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro. Nếu không biết cách kiểm soát suy nghĩ, chủ doanh nghiệp có thể bị choáng ngợp. Họ sẽ sợ hãi và bế tắc trước những hoàn cảnh khó khăn.

3. Biểu hiện của nhà lãnh đạo biết cách kiểm soát suy nghĩ trong đầu hiệu quả

Lãnh đạo không do bẩm sinh mà do quá trình rèn luyện học hỏi tạo nên. Để trở thành nhà lãnh đạo thành công. Bạn cần có một cái đầu lạnh một trái tim nóng nghĩa là bạn phải cân bằng được suy nghĩ và cảm xúc của mình. Một lãnh đạo biết cách kiểm soát suy nghĩ trong đầu hiệu quả sẽ có những biểu hiện sau:

3.1. Luôn duy trì được suy nghĩ tích cực

Tác giả của cuốn sách “Relentless Optimism: How a Commitment to Positive Thinking Changes Everything” (Tạm dịch: Luôn luôn lạc quan: Sự cam kết với suy nghĩ tích cực thay đổi mọi thứ như thế nào), Darrin Donnelly từng viết: “Người thành không không phải người tránh những thất bại mà là người đối diện với thất bại bằng sự tích cực”.

Với vai trò là người lãnh đạo, việc luôn duy trì suy nghĩ tích cực trong hoàn cảnh khó khăn là vô cùng quan trọng. Đây là yếu tố then chốt để họ không bỏ cuộc, dám thử thách và tận dụng tối đa những cơ hội. Một nhà lãnh đạo luôn nhìn nhận mọi vấn đề một cách khách quan, tìm ra những giải pháp hợp lý và hướng tới kết quả mong muốn.

Không chỉ vậy, việc được dẫn dắt bởi người quản lý có suy nghĩ tích cực sẽ ảnh hưởng tốt đến nhân sự xung quanh. Nhân viên cảm nhận được tinh thần lạc quan từ lãnh đạo, từ đó, có niềm tin và tinh thần làm việc tốt hơn.

3.2. Biết cách kiểm soát hành động của bản thân

Người biết cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân cũng sẽ kiểm soát được hành động của mình. Họ không hành động bốc đồng hoặc dựa trên cảm tính. Trước khi thực hiện quyết định hoặc hành vi nào, họ đều dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu nó. Việc kiểm soát hành động còn đặc biệt quan trọng với người ở vai trò quản lý. Bởi những hành vi của họ sẽ dần trở thành văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có văn hóa hành động theo trực giác, thiếu sự kỹ lương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc.

3.3. Tập trung vào những cơ hội “chín muồi” nhất

Trong kinh doanh, cơ hội sẽ hiện diện ở mọi lúc và mọi nơi. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo biết kiểm soát suy nghĩ sẽ biết rằng đều là cơ hội có giá trị và phù hợp với mục tiêu của mình. Vì biết cách quản lý tư duy nên họ có khả năng phân tích, so sánh và lựa chọn những cơ hội “chín muồi” nhất, để tập trung thời gian, nguồn lực và năng lượng vào việc thực hiện chúng. Người lãnh đạo giỏi không để bị sao nhãng bởi những cơ hội không mang lại hiệu quả cao, hoặc không phù hợp với chiến lược và tầm nhìn của mình.

3.4. Biết cách tự tạo ra cơ hội, khả năng mới cho bản thân 

Nhà xã hội học George Bernard Shaw từng nói rằng “Đừng ngồi đợi cơ hội đến, hãy tạo ra nó”. Đây là biểu hiện rõ nét của những người biết cách kiểm soát suy nghĩ hiệu quả. Họ không bị đồng chờ đợi cơ hội từ bên ngoài, mà luôn biết cách tạo cơ hội cho bản thân.

Họ giữ cho mình tư duy học hỏi không ngừng, sẵn sàng nâng cao kiến thức và kỹ năng, để có thể ứng dụng vào công việc hiệu quả. Họ không ngại đổi mới, sáng tạo và thử nghiệm những ý tưởng mới, để có thể tạo ra những giá trị mới cho bản thân và tổ chức.

3.5. Biết chịu trách nhiệm, không đổ lỗi

Một lãnh đạo giỏi, biết cách kiểm soát suy nghĩ sẽ luôn chịu trách nhiệm với hành đồng của mình và không đổ lỗi cho người khác. Họ sẽ nhìn nhận vấn đề, phân tích, đánh giá để đưa ra hướng giải quyết và rút ra bài học cho bản thân. Người luôn đùn đẩy trách nhiệm nhân sự sẽ không thể trở thành nhà lãnh đạo tài ba vì họ đã tự tước đi khả năng tự phát triển của bản thân.

4. Cách để cải thiện khả năng kiểm soát suy nghĩ tốt nhất

Kiểm soát suy nghĩ không phải thiên bẩm mà có thể rèn luyện và trau chuốt theo thời gian. Vì thế nếu chủ doanh nghiệp chưa biết cách kiểm soát suy nghĩ hiệu quả, hãy thực hiện một số cách sau đây.

4.1. Hiểu về giá trị, sứ mệnh của bản thân

Trước hết, để biết cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân, anh chị cần hiểu rõ điều mình quan tâm, đam mê và và mong muốn của mình là gì. Từ đó, chủ doanh nghiệp xác định được giá trị cốt lõi, sứ mệnh mình muốn thực hiện. Đây chính là tiền đề để anh chị theo đuổi chúng mà không bị những suy nghĩ tiêu cực hay phiền muộn làm ảnh hưởng.

4.2. Đặt mục tiêu và lập kế hoạch cho từng mục tiêu 

Sau khi hiểu được sứ mệnh của mình, chủ doanh nghiệp cần đạt được mục tiêu cho bản thân. Tại sao để biết cách kiểm soát suy nghĩ lại cần đặt mục tiêu? Vì đây chính là mỏ neo đeo anh chị không từ bị lạc hướng khi gặp khó khăn. Ngay cả khi phải đối diện với áp lực và sự cản trở, chủ doanh nghiệp vẫn biết mình cần đi tới đâu và dốc sức cho nó.

Chủ doanh nghiệp cũng cần lên kế hoạch kỹ lưỡng để chạm tới những mục tiêu cho mình. Điều này giúp chủ doanh nghiệp không bị những tác động bên ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ và đi sai định hướng. Một số yếu tố cần chú ý khi lập kế hoạch bao gồm: nguồn lực tổ chức, thời gian thực hiện, những ưu tiên hành động, mức độ phức tạp của nhiệm vụ và mục tiêu hướng tới.

4.3. Quản lý cảm xúc hiệu quả

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm xúc có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, học tập, ghi nhớ và ra quyết định ta. Cảm xúc cũng có thể kích hoạt hoặc ức chế các suy nghĩ liên quan đến chúng. Do đó, để biết cách kiểm soát suy nghĩ tốt hơn, nhà lãnh đạo cần phải quản lý cảm xúc của mình một cách hiệu quả. Điều này không đồng nghĩa với việc ngăn chặn hoặc bỏ qua cảm xúc của mình, mà anh chị phải nhận biết, đặt tên và thể hiện chúng một cách phù hợp với hoàn cảnh.

Ví dụ, khi nhân viên làm việc chưa đạt yêu cầu và còn nhiều thiếu sót. Nếu thể hiện suy nghĩ theo cảm tính dễ đưa ra các phản hồi tiêu cực, chỉ trích. Tuy nhiên, một quản lý giỏi sẽ biết cách đưa ra lời khen xen kẽ với những đóng góp xây dựng. Việc thể hiện suy nghĩ này vẫn trung thực với bản thân. Tuy nhiên thể hiện được sự tôn trọng và duy trì mối quan hệ với người khác.

4.4. Thực hành các thói quen tốt

Thực hành những thói quen tốt mỗi ngày cũng là cách kiểm soát suy nghĩ hiệu quả như:

    • Ngủ đúng giờ và đủ giấc: Đây là yếu tố tiên quyết để bộ não có thể xử lý thông tin hiệu quả hơn. Khi thiếu ngủ, cơ thể dễ mệt mỏi, cáu gắt, não bộ không hoạt động tốt khiến anh chị dễ mất kiểm soát trong suy nghĩ

    • Không ngừng học hỏi những điều mới mẻ, thử thách bản thân để mở rộng tư duy, cải thiện khả năng kiểm soát suy nghĩ

    • Luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe. Sức khỏe thể chất tốt mới có thể duy trì một tâm lý khỏe mạnh

    • Rèn luyện khả năng nhìn sự vật, sự việc, con người từ góc nhìn đa chiều để có những đánh giá chính xác nhất

5. Kết luận

Biết cách kiểm soát suy nghĩ là kỹ năng quan trọng với tất cả mọi người. Đặc biệt là những nhà quản lý. Một nhà quản lý sáng suốt sẽ tạo nên một doanh nghiệp hưng thịnh. Vì thế, là một nhà lãnh đạo, anh chị hãy rèn luyện khả năng kiểm soát suy nghĩ trong đầu để tránh những kết quả tiêu cực cho bản thân và doanh nghiệp.

Nguồn tham khảo