Lãnh đạo nên nói gì với nhân sự hàng ngày?

Đăng ngày 14/10/2024 lúc: 09:3915 lượt xem

Lãnh đạo nên nói gì với nhân sự hàng ngày?

Lãnh đạo nên nói gì với nhân sự hàng ngày? Cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu 9 điều mỗi nhà quản lý nên nói với nhân viên của mình nhé!

 

Vai trò của một lãnh đạo không chỉ đơn thuần là quản lý và chỉ đạo. Họ còn là người truyền cảm hứng và tạo động lực cho đội ngũ nhân sự. Những nhà lãnh đạo giỏi là những người biết cách sử dụng lời nói và hành động một cách hiệu quả. Họ tạo ra một môi trường làm việc tích cực, lành mạnh. Ở đó, nhân viên được khuyến khích phát triển không ngừng.

Vậy lãnh đạo nên nói gì với nhân viên hàng ngày? Dưới đây là 9 điều mà nhà quản trị nên nói tại tổ chức.

1. Đây là tình hình và vấn đề của doanh nghiệp chúng ta

Lãnh đạo luôn là người hiểu rõ nhất về thực trạng, thách thức các vấn đề của công ty. Chia sẻ với nhân viên về tình hình, vấn đề của doanh nghiệp là một thói quen tốt. Đây là điều mà một lãnh đạo giỏi nên thực hiện thường xuyên. Bằng cách này, lãnh đạo dễ dàng gắn kết với nhân viên. Họ đảm bảo nhân sự hiểu rõ đường sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc được biết và hiểu về tình hình doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên cảm thấy được coi trọng. Nhân sự sẽ hiểu ý nghĩa công việc mình đang làm cũng đóng góp rất nhiều cho tổ chức.

2. Đây là kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp chúng ta

Trong mỗi cuộc họp, ban lãnh đạo cần liên tục cập nhật các dự định và tiến độ. Họ đưa ra các kế hoạch của doanh nghiệp đang và sẽ thực hiện. Khi được tiếp nhận thông tin, nhân sự sẽ hiểu rõ về các hoạt động, mục tiêu và những công việc cần ưu tiên. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu. Từ đó giải quyết được những vấn đề như:

    • Tạo sự đồng thuận và hiểu biết chung: Khi lãnh đạo chia sẻ kế hoạch sắp tới với nhân sự. Điều này giúp tạo ra sự đồng thuận và hiểu biết chung về hướng đi của doanh nghiệp. Mọi người sẽ hiểu rõ mục tiêu, chiến lược và các bước tiếp theo của công ty. Từ đó định hướng và tập trung vào công việc của mình.

    • Phát hiện và giải quyết vấn đề kịp thời: Bằng cách chia sẻ kế hoạch sắp tới. Mọi người có thể đưa ra ý kiến, góp ý hoặc đề xuất các điều chỉnh cần thiết. Điều này giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề sớm hơn. Từ đó tránh được những trở ngại không mong muốn. Đồng thời tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp.

    • Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo: Khi nhân sự biết về kế hoạch sắp tới. Họ có thể đóng góp ý tưởng và đề xuất mới để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Việc khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo từ nhân viên có thể tạo ra giá trị và lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

3. Bạn cần gì?

Dường như rất hiếm khi thấy một lãnh đạo hỏi nhân sự “Bạn cần gì”. Tuy nhiên, đây là một câu hỏi vô cùng quan trọng để bày tỏ rằng, bạn luôn quan tâm tới nhân sự của mình.

Xây dựng mối quan hệ tốt hơn

Khi lãnh đạo hỏi nhân sự về nhu cầu của họ, điều này cho thấy sự quan tâm và sẵn lòng lắng nghe. Điều này giúp tạo môi trường làm việc tốt hơn, nơi mọi người cảm thấy được trân trọng và có thể tương tác một cách chân thành với nhau.

Thấu hiểu những khó khăn và mong muốn

Khi lãnh đạo hỏi “Bạn cần gì?”, nhân viên có cơ hội chia sẻ nhu cầu, mong muốn và mục tiêu của mình. Điều này giúp lãnh đạo hiểu rõ hơn về mỗi cá nhân để đưa ra chiến lược đào tạo nhân sự bài bản, phù hợp với từng nhóm nhân sự, giúp giữ chân những nhân sự tài năng.

Thiết kế bảng hỏi chi tiết để xác định lãnh đạo nên nói gì

Nếu không có đủ thời gian để hỏi thăm từng nhân sự, nhà lãnh đạo có thể thiết kế một bảng hỏi chi tiết sau đó tổng hợp và xem xét đáp ứng những nhu cầu mong muốn của nhân sự:

 

STT

 

 

Câu hỏi

 

 

1

 

 

Bạn cảm thấy được khuyến khích và hỗ trợ đầy đủ để phát triển và nâng cao kỹ năng cá nhân trong tổ chức không?

 

 

2

 

 

Theo bạn, những khía cạnh nào trong công việc và môi trường làm việc cần được cải thiện để tăng sự hài lòng của bạn?

 

 

3

 

 

Bạn có mong muốn tham gia vào các khóa đào tạo hoặc chương trình phát triển nghề nghiệp để nâng cao khả năng làm việc?

 

 

4

 

 

Bạn có mong muốn tham gia vào các dự án hoặc nhiệm vụ mới để đóng góp và phát triển kỹ năng của mình?

 

 

5

 

 

Bạn có mong muốn được tham gia vào quá trình ra quyết định và có tiếng nói trong các vấn đề liên quan đến công việc?

 

 

6

 

 

Bạn có đang được thúc đẩy và thăng tiến trong sự nghiệp trong tổ chức chúng ta?

 

 

7

 

 

Bạn có đang có một môi trường làm việc thoải mái và hỗ trợ sáng tạo?

 

 

8

 

 

Bạn có đang cảm thấy  được công nhận và đánh giá công việc của mình một cách công bằng và đúng giá trị?

 

 

9

 

 

Bạn có đang có cơ hội làm việc với các đồng nghiệp tài năng và chia sẻ kiến thức với nhau?

 

 

10

 

 

Bạn có đang có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân?

 

4. Tôi muốn lắng nghe bạn nhiều hơn

Tương tự như câu hỏi “Bạn cần gì”, câu nói “Tôi muốn lắng nghe bạn nhiều hơn” cũng là một câu nói giúp lãnh đạo “ghi điểm” trong mắt nhân sự của mình. Bạn không thể cứ nói, cứ ra quyết định theo ý của bạn. Lãnh đạo tinh tế cần hiểu được nhân viên của mình cần gì, mong muốn gì và đang gặp phải vấn đề gì. Nhân viên cũng giống như khách hàng, hiểu được nhu cầu của họ, bạn mới lấy được lòng tin, sự trung thành của nhân viên.

5. Hãy nhớ sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp chúng ta

Giá trị cốt lõi hay văn hóa doanh nghiệp quyết định đến sự tương tác và gắn kết của nhân viên. Nó tạo ra một sự nhất quán trong cách làm việc, định hướng mục tiêu, thúc đẩy tinh thần học hỏi và sáng tạo. Một văn hóa doanh nghiệp tích cực tạo sự tin tưởng và sự tôn trọng từ khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Để nhắc nhở nhân sự nhớ về sứ mệnh và giá trị cốt lõi của tổ chức, có thể áp dụng các phương pháp sau:

Lãnh đạo làm gương

Lãnh đạo cần là người tiên phong thực hiện các quy định, văn hoá doanh nghiệp và luôn hành động thực tế theo sứ mệnh. Khi lãnh đạo nói được và làm được, nhân sự sẽ nể phục và có động lực thực hiện theo.

Nhắc lại trong các cuộc họp

Lãnh đạo và quản lý có thể thường xuyên nhắc lại sứ mệnh và giá trị cốt lõi trong các cuộc họp, buổi gặp gỡ nhóm nhân sự. Điều này giúp nhân sự nhớ và liên tục nhận thức về tầm quan trọng của sứ mệnh và giá trị trong công việc hàng ngày.

Truyền thông nội bộ

Sử dụng các kênh truyền thông nội bộ như email, bảng thông báo để chia sẻ thông tin về sứ mệnh và giá trị cốt lõi.

In khẩu hiệu treo ở công ty

In và treo khẩu hiệu, slogan hoặc câu châm ngôn liên quan đến sứ mệnh và giá trị cốt lõi tại các vị trí dễ nhìn thấy trong công ty, như trong văn phòng, phòng họp, khu vực làm việc chung.

6. Tôi tin tưởng bạn

Đã cùng nhau đi trên một chiếc thuyền thì nhất định phải tin nhau, cùng nhau vượt qua mưa giông bão tố. Chỉ cần một câu nói “ Tôi tin tưởng bạn”, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy mình được coi trọng và sẵn sàng cống hiến cho tổ chức một cách tự nguyện và hết mình.

Khi lãnh đạo thể hiện niềm tin vào nhân sự sẽ khuyến khích sự hợp tác và tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Nhân viên cảm thấy có ý nghĩa và giá trị trong công việc của mình, và có thể làm việc cùng nhau để đạt được kết quả tốt hơn cho tổ chức.

7. Bạn có thể tin tưởng, trông đợi vào tôi

Câu nói này thể hiện sự trách nhiệm, cam kết của lãnh đạo đối với nhân sự của mình. Đây như một lời khẳng định với nhân sự của mình. Họ hiểu rằng bạn vẫn luôn ở đằng sau, giúp đỡ và hỗ trợ họ mỗi khi gặp khó khăn. Khi nghe được câu nói này, nhân sự sẽ cảm thấy an toàn và được bảo vệ.

Tuy nhiên, để nói được câu nói này, những nhà quản trị cũng cần cố gắng nỗ lực. Nhân sự của bạn sẽ nhìn vào điều bạn làm để quyết định thái độ dành cho bạn. Một nhà lãnh đạo tài giỏi, có kỷ luật và không ngừng đổi mới. Chính họ sẽ là tấm gương sáng để nhân sự học hỏi và mến mộ.

8. Chúng ta có thể làm tốt hơn

Nhà lãnh đạo giỏi nên khích lệ nhân sự phá bỏ giới hạn cá nhân để sáng tạo, nhằm đạt được những thành công cao hơn. Tạo động lực và sự tự tin để mọi người phát triển và đóng góp hết mức khả năng của mình. “Chúng ta có thể làm tốt hơn” là cách thể hiện lòng tin, khuyến khích nhân sự phấn đấu liên tục để đạt được những thành công cao hơn trong công việc.

Từ “chúng ta” có hàm ý bao gồm cả bạn – những nhà quản trị. Điều này cho nhân sự thấy rằng, bạn không đứng “ngoài cuộc chơi” và luôn đồng hành cùng nhân sự của mình

Để trở thành người đồng hành đáng tin cậy cho nhân sự của mình, nhà lãnh đạo giỏi cũng cần chuẩn bị cho mình cả về kiến thức lẫn sức khỏe bằng cách:

Học tập liên tục

Đọc sách, theo học trực tiếp các chuyên gia đầu ngành về quản trị kinh doanh và nhân sự, tham dự hội thảo, khoá học là cách tốt nhất để nhà lãnh đạo nâng cao chuyên môn, phong cách lãnh đạo…

Duy trì sức khỏe thể chất

Cơ thể khỏe mạnh là điều quan trọng để duy trì năng suất và sự tập trung. Hãy tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh, đủ giấc ngủ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tật. Ngoài ra, hãy biết chăm sóc tâm lý của mình bằng cách thực hiện các hoạt động giảm stress như yoga, thiền định hoặc tham gia vào sở thích cá nhân.

9. Hãy cùng nhau ăn mừng sau những chiến thắng

Những cố gắng, nỗ lực cần được đền đáp xứng đáng. Đừng tạo ra một văn hóa mà phần thưởng cho kết quả lại là một núi các công việc khác. Thay vào đó, hãy ăn mừng chiến thắng của đội mình bằng bữa tiệc nhỏ hoặc những phần thưởng hợp lý. Đây chính là cách để khích lệ tinh thần toàn đội.

Lời kết

Giờ bạn đã nắm được việc lãnh đạo nên nói gì với nhân viên hàng ngày.

Từ những lời nói và hành động đơn giản mỗi ngày của nhà lãnh đạo. Nhân sự trong công ty không những được nâng cao tinh thần làm việc. Họ còn giúp tổ chức đạt được những thành tựu phi thường.

“Giỏi giao tiếp sẽ có cả thiên hạ”. Mong rằng với 9 câu nói trên. Nhà lãnh đạo sẽ thành công thu phục nhân tài. Chúc bạn xây dựng được lòng tin với nhân viên của mình

Nguồn tham khảo

Lãnh đạo nên nói gì với nhân sự hàng ngày?