Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để bền vững

Đăng ngày 10/11/2023 lúc: 19:5117 lượt xem

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để bền vững

Các doanh nhân đang muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp để bền vững? Hãy đọc hướng dẫn của Trần Trí Dũng trong bài viết này nhé!

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng. Nó quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.  “Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp?” Đây luôn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả.

1. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?

Trước khi đi vào quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhà quản trị cần phải hiểu về khái niệm văn hóa doanh nghiệp là gì.

Theo Edgar Schein – một trong những người đầu tiên nghiên cứu và phát triển khái niệm văn hóa doanh nghiệp vào những năm 1980: “Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, tín ngưỡng, quan niệm, thói quen, cách thức hoạt động và các mối quan hệ tương tác. Tập hợp này nằm giữa các thành viên trong tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ các kinh nghiệm, giá trị và thói quen. Chúng được chia sẻ và truyền lại qua nhiều thế hệ trong tổ chức.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là quá trình xây dựng và duy trì một hệ thống giá trị và chuẩn mực. Tất cả nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố:

  • Giáo dục và đào tạo nhân viên
  • Thiết kế các chính sách và quy trình làm việc
  • Giám sát và đánh giá hiệu quả công việc
  • Thúc đẩy sự hợp tác và tương tác giữa các bộ phận và các cá nhân trong tổ chức

2. Tại sao nhất định phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Theo Dũng: “ 8 gốc rễ của văn hóa doanh nghiệp đó chính là:

  • Quan tâm tin tưởng
  • Sự cam kết và đồng bộ
  • Sáng tạo và đổi mới
  • Linh hoạt
  • Trách nhiệm và sở hữu
  • Kết quả dựa trên năng lực
  • Cảnh báo rủi ro
  • Tập trung vào quy trình, quy tắc tuân thủ.”

Những gốc rễ này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của nhân viên nội bộ. Chúng cũng ảnh hưởng sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích trả lời tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

2.1. Giúp nhân viên dễ dàng hòa nhập

Văn hóa doanh nghiệp giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Nó hỗ trợ nhân viên trong việc hòa nhập và thích nghi với môi trường làm việc. Đối với nhân viên mới, văn hóa doanh nghiệp giúp họ dễ dàng hiểu rõ các giá trị, niềm tin, thái độ, hành vi và phong cách làm việc chung của doanh nghiệp.

2.2. Xây dựng nội bộ đoàn kết, tích cực

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp tạo ra một môi trường làm việc đoàn kết, tích cực và đam mê. Điều này được đạt được bằng cách khuyến khích sự đóng góp ý kiến và tôn trọng giá trị của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Kết quả là tăng hiệu quả làm việc và đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi một doanh nghiệp có một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, các nhân viên trong doanh nghiệp sẽ có chung tầm nhìn, giá trị và mục tiêu. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm lý tưởng, nơi mà các nhân viên giúp đỡ nhau cùng phát triển và đi lên.

2.3. Thu hút và giữ chân nhân tài

“Tuấn kiệt như sao buổi sớm – Nhân tài như lá mùa thu”, câu nói trên cho thấy rằng, để có được những nhân tài tạo ra giá trị to lớn cho công ty là rất khó tìm. Bên cạnh đó, việc giữ chân nhân tài lại càng khó hơn, điều này đòi hỏi các nhà quản trị cần có giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp.

Khi một doanh nghiệp có một văn hóa doanh nghiệp tích cực và có văn hóa nâng tầm liên tục, các nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và đam mê với công việc của mình. Họ sẽ có xu hướng ở lại và đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này giúp giữ chân nhân tài trong tổ chức và giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc đáng kể

2.4. Đẩy mạnh hiệu suất làm việc của nhân viên

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên lên đáng kể. Khi nhân viên có thể hiểu rõ mục tiêu chung của doanh nghiệp và các giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, họ sẽ làm việc với tinh thần nhiệt huyết và đam mê. Điều này giúp đẩy mạnh hiệu suất làm việc của nhân viên và đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp tránh sự mông lung, mơ hồ trong mục tiêu của tổ chức.

2.5. Mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất

Việc tìm ra quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp tạo ra sự đồng nhất trong cách thức phục vụ và tương tác với khách hàng. Điều này mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Khi một doanh nghiệp có một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, các nhân viên sẽ có chung giá trị và mục tiêu, giúp tạo ra một trải nghiệm khách hàng đồng nhất và tốt nhất có thể.

Tony Hsieh, CEO của Zappos – công ty bán lẻ trực tuyến nổi tiếng đã từng nói: “Chúng tôi tin rằng nếu bạn tạo ra một văn hóa doanh nghiệp tốt, thì nó sẽ giúp giải quyết hầu hết các vấn đề, bao gồm cả vấn đề về chất lượng dịch vụ khách hàng. Nếu bạn tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho nhân viên của mình, họ sẽ truyền cảm hứng đến khách hàng và tạo ra một trải nghiệm khách hàng tốt nhất có thể.”

2.6. Tăng độ nhận diện thương hiệu

Sự đồng nhất luôn là yếu tố quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu của khách hàng đối với một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có sự đồng điệu trên mọi phương diện như giá trị, tầm nhìn, nhân viên và cách thức hoạt động sẽ giúp cho khách hàng nhận ra được điểm khác biệt và nhận diện thương hiệu dễ dàng hơn trong vô vàn thương hiệu khác trên thị trường.

“ Tài sản lớn nhất của chúng ta là văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa đó sẽ thu hút, sàng lọc, lựa chọn những con người phù hợp và sau đó lại chăm sóc nhân viên của chúng ta. Những nhân viên đó sẽ là người chăm sóc khách hàng của chúng ta. Và khách hàng chính là người chăm sóc công việc kinh doanh của chúng ta”

3. Quy trình 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển công ty. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Dưới đây là quy trình 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả mà các nhà quản trị cần nắm rõ.

3.1. Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp

Đây là bước quan trọng nhất trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để định nghĩa và phân tích văn hóa hiện tại của doanh nghiệp, bạn cần xem xét những giá trị, tôn chỉ và quy tắc hiện có trong doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng các phương pháp như:

Khảo sát cán bộ nhân viên

Hãy thử làm một bài khảo sát nhân viên trong toàn công ty với những câu hỏi như bạn có hài lòng với văn hóa doanh nghiệp không? Bạn có đề xuất gì cho giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hay không?

Quan sát trực tiếp

Hãy âm thầm quan sát những hoạt động hàng ngày diễn ra xung quanh môi trường làm việc của bạn. Từ đó xác nhận rằng doanh nghiệp của bạn có gặp những vấn đề dưới đây:

  • Giao tiếp nội bộ kém
  • Không có sự đoàn kết trong công việc
  • Nỗi sợ hãi của các nhân viên
  • Tật xấu của cán bộ nhân viên và cán bộ quản lý
  • Vi phạm quy định công ty…

Nếu doanh nghiệp đang gặp những vấn đề sau. Công ty cần nhanh chóng lên phương án giải quyết ngay.

Tuyển dụng liên tục

Đây vừa là dấu hiệu của công tác quản lý nhân sự kém, vừa là dấu hiệu của việc nhân viên hài lòng và không gắn bó với doanh nghiệp mà nghỉ việc.

Các thói quen xấu của cả quản lý và nhân viên

Kỷ luật kém, hay đi làm trễ, hoàn thành deadline muộn, đến văn phòng đúng giờ nhưng bắt đầu làm việc muộn…

Giao tiếp nội bộ kém

Bạn bước chân vào văn phòng và nhận ra nơi làm việc của mình mọi người yên lặng, không cười đùa, không giao tiếp, hoàn toàn không có sự tương tác.

Quản lý và nhân viên là 2 nhóm tách biệt

Hiếm khi tương tác với nhau, nếu có thì cũng chỉ là giao tiếp một chiều.

Các yếu tố khác

    • Có nhiều cuộc trò chuyện và các biện pháp kỷ luật khi có những sai lầm, vi phạm – nhưng lại có rất ít sự công nhận và khen thưởng.

    • Mọi người không lên tiếng thảo luận về các ý tưởng trong cuộc họp, nhưng ngay lập tức phấn khởi bàn tán sau lưng khi kết thúc cuộc họp.

    • Nỗi sợ hãi có thể cảm nhận rõ ràng: Cửa phòng đóng sầm, mọi người im lặng khi sếp đi qua, tránh không muốn đi chung thang máy với sếp…

 

3.2. Xác định văn hóa doanh nghiệp lý tưởng

Trước khi bắt tay vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bạn cần xác định rõ ràng giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn theo đuổi. Sau khi tìm được giá trị cốt lõi bạn cần phải trả lời các câu hỏi như: Bạn có nghĩ về giá trị cốt lõi đó hàng ngày không?, Nó có thể tồn tại đến hết phần đời của doanh nghiệp hay không? Và doanh nghiệp có sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để bảo vệ giá trị cốt lõi đó không?.

Nếu bạn đang mông lung trong việc xác định giá trị cốt lõi cũng như văn hóa doanh nghiệp lý tưởng, hãy thử tham khảo 8 gốc rễ của văn hóa đặc trưng trên thế giới, được Harvard Business Review chỉ ra rất chi tiết. Đi kèm mỗi loại hình là phần trăm các doanh nghiệp xếp loại đó thuộc top quan trọng mà doanh nghiệp muốn văn hóa của mình hướng tới.

    • Quan tâm (caring-culture): 63%

    • Mục tiêu (purpose-cultural): 9%

    • Học tập (learning-culture): 7%

    • Tận hưởng (enjoyment-culture): 2%

    • Kết quả (results-culture): 89%

    • Chuyên chế (authority-culture): 4%

    • Trật tự (order-culture): 15%

3.3. Xác định các yếu tố làm nên văn hóa doanh nghiệp

Có 3 yếu tố cốt lõi tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp đó chính là: vai trò của người lãnh đạo, giá trị cốt lõi để thành công và những nhân sự phù hợp. Ba yếu tố này song hành, bổ trợ và liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một văn hóa doanh nghiệp hoàn chỉnh.

Vai trò của người lãnh đạo

Người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Họ cần phải có tầm nhìn, tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm để đưa ra các quyết định và hướng dẫn cho nhân viên thực hiện các hoạt động trong doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi để thành công

Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là những giá trị cơ bản mà doanh nghiệp tin tưởng và thực hiện trong hoạt động kinh doanh. Để đạt được sự thành công trong kinh doanh, các giá trị này cần được thực hiện một cách hiệu quả và liên tục.

Nhân sự phù hợp

Nhân sự phù hợp là yếu tố quan trọng khác để tạo nên văn hóa doanh nghiệp thành công. Bạn có thể xây dựng một đội tiên phong có năng lực ,sự cam kết và ảnh hưởng đến các nhóm còn lại để giúp doanh nghiệp có được một văn hóa đồng bộ.

 

 

3.4. Lên kế hoạch thực hiện

Bước 4 trong quy trình 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp là lên kế hoạch thực hiện các hoạt động để tạo dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Sau khi đã xác định các yếu tố quan trọng của văn hóa doanh nghiệp ở bước 3, bước này sẽ giúp công ty thực hiện các hoạt động cụ thể để đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp. Một số lưu ý trong việc lên kế hoạch thực hiện đó là:

Xác định mục tiêu cụ thể

Công ty cần xác định mục tiêu cụ thể cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp muốn tăng cường tinh thần đồng đội, cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả làm việc…

Đảm bảo sự tham gia của đội ngũ nhân viên

Để thành công, văn hóa doanh nghiệp cần được thực hiện bởi toàn bộ đội ngũ nhân viên. Do đó, công ty cần đảm bảo rằng mọi nhân viên đều được tham gia và đồng thuận với kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng các chương trình đào tạo và huấn luyện

Để đảm bảo nhân viên hiểu rõ và thực hiện các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, công ty cần xây dựng các chương trình đào tạo và huấn luyện phù hợp.

Tạo ra các hoạt động thường xuyên

Để duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp, công ty cần tạo ra các hoạt động thường xuyên để động viên và khuyến khích nhân viên thực hiện các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Đánh giá và đối chiếu kết quả

Công ty cần đánh giá và đối chiếu kết quả thực hiện các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp với mục tiêu đã đặt ra. Từ đó, ban lãnh đạo sẽ điều chỉnh và cải thiện các hoạt động trong tương lai.

Thực hiện các hoạt động theo từng giai đoạn

Công ty cần lên kế hoạch thực hiện các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo từng giai đoạn nhưng phải đảm bảo sự đồng bộ trong hoạt động của công ty.

3.5. Bắt tay vào thực hiện

Ngay sau khi lên kế hoạch cụ thể cho công cuộc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần khẩn trương tiến hành thực hiện văn hóa doanh nghiệp. Hãy bao phủ đến toàn thể cán bộ nhân viên toàn bộ máy.

Thành lập phòng ban phụ trách văn hóa doanh nghiệp

Thành lập một phòng ban phụ trách văn hóa doanh nghiệp để quản lý và thực hiện các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Phòng ban này cần có nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo hiệu quả của các hoạt động.

Truyền thông văn hóa doanh nghiệp đến toàn bộ nhân viên

Công ty cần truyền thông văn hóa doanh nghiệp đến toàn bộ nhân viên. Thông qua các cuộc họp, email, bài viết trên website, poster, banner, v.v. Để giúp nhân viên hiểu rõ và thực hiện các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Ổn định và phát triển văn hóa

Để ổn định và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Công ty nên thông qua các hoạt động. Ví dụ như đánh giá định kỳ, đào tạo, huấn luyện, tạo ra các hoạt động. Đồng thời để thúc đẩy và duy trì văn hóa doanh nghiệp.

 

3.6. Đo lường hiệu quả và cải tiến liên tục

Tương tự như KPI hay các chỉ số khác, văn hóa doanh nghiệp nên được đánh giá kỹ càng bởi các nhà quản lý. Có rất nhiều cách để đánh giá tính hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên phổ biến và dễ dàng nhất chính là làm khảo sát và đo lường bằng các chỉ số.

Khảo sát

Hàng năm các nhà quản trị cần mở các cuộc khảo sát qua điền đơn hoặc Email để tạo cơ hội để nhân viên đánh giá về các giá trị cốt lõi của công ty, xem rằng chúng có phù hợp với hoạt động hàng ngày không, từ đó điều chỉnh cho phù hợp cũng như định hình lại văn hóa theo sự hài lòng của nhân viên.

Đo lường bằng các chỉ số

Chúng ta đang sống trong thời đại data-driven, hiệu quả của xây dựng văn hóa doanh nghiệp có thể diễn đạt dưới dạng thông tin và các con số. Điển hình nhất là 3 loại chỉ số KPI sau thể hiện rõ nhất tính hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp: Chỉ số Employee Turnover Rate (ETR) – Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc; Employee Net Promoter Scores (eNPS) – Chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên; Employee Satisfaction Index (ESI) – Chỉ số hài lòng của nhân viên.

Có thể rút ra là..

=> Lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp là bước đầu tiên quan trọng trong việc thay đổi và cải thiện môi trường làm việc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó. Các doanh nghiệp cần bắt tay vào thực hiện ngay sau khi lên kế hoạch. Việc thực hiện sẽ giúp tạo đà và tăng tính thiết thực của kế hoạch. Đồng thời giúp nhân viên và lãnh đạo có cơ hội trực tiếp tham gia và đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt tử tạo nên sự trường tồn cho tổ chức. Nhưng không phải nhà quản trị nào cũng có thể xây dựng một văn hóa doanh nghiệp phù hợp ngay từ đầu.

4. Case study: Học hỏi cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp Viettel

Viettel là một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và dịch vụ truyền thông. Với phương châm “Khách hàng là trên hết” và “Lợi ích của khách hàng là lợi ích của chúng tôi”, Viettel luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và tập trung vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ. Dưới đây là một vài điểm nổi bật trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Viettel.

1 – Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Tầm nhìn của Viettel là “Trở thành một tập đoàn viễn thông quốc tế hàng đầu trong tương lai gần”. Sứ mệnh của Viettel là “Phục vụ đất nước và nhân dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam”. Các giá trị cốt lõi của Viettel bao gồm: “Tận tâm, trung thực, chuyên nghiệp, sáng tạo và hiệu quả”.

2 – Lãnh đạo là những người tiên phong

Ở cương vị CEO Viettel, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng vô cùng tâm đắc một triết lý sống: “Nghịch cảnh là một điều tuyệt vời mà cuộc sống này mang lại cho chúng ta”. Đây cũng là tiền để Viettel ứng dụng làm văn hóa doanh nghiệp đặc sắc và truyền tải niềm tin bền vững của họ đến với công chúng nói chung.

Sự thành công của Viettel ở thời điểm hiện tại không phải chỉ do lối lãnh đạo của người đứng đầu, hay do Viettel có một bệ đỡ vững chắc – Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một doanh nghiệp phát triển khi từng nhân viên được mài giũa và thấm nhuần giá trị của doanh nghiệp.

3 – Tập trung vào khách hàng

Với phương châm “Khách hàng là trên hết”, Viettel tập trung vào việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao và tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng. Với chính sách “trung thực, đúng giá, đúng chất lượng”, Viettel đảm bảo khách hàng được hưởng lợi ích tốt nhất.

4 – Sự đổi mới không ngừng

Một tập đoàn có giá trị thương hiệu viễn thông đứng thứ nhất Đông Nam Á và 28 trên thế giới, nhưng họ đã không dừng lại mà vị “thuyền trưởng” lại thốt ra một câu rất “nặng”: “Bắt buộc phải thay đổi”.

Điều này phản ánh ở sự thay đổi giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel. Trước đây, văn hóa doanh nghiệp được gói gọn trong ba giá trị: Quan tâm (Caring), Sáng tạo (Innovative), Khát khao (Passionate). Trong đó, khát khao sẽ làm nên năng lượng và sức trẻ cho thương hiệu. Cả ba giá trị này được tập đoàn kết tinh trong một triết lý thương hiệu là “Diversity” – Cộng hưởng tạo sự khác biệt.

Trước tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại. Viettel đã nhanh chóng đổi mới giá trị của mình để đem đến một văn hóa doanh nghiệp hợp thời đại hơn, tạo dựng một môi trường trẻ để đáp ứng sự thay đổi của thời thế. Những giá trị cũ không hề mất đi, mà đã hòa nhập để cộng hưởng, phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Tất cả thể hiện ở tám giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp Viettel sau đây:

    • Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý.

    • Trưởng thành qua những thách thức và thất bại.

    • Sáng tạo là sức sống.

    • Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh.

    • Tư duy hệ thống.

    • Kết hợp Đông Tây.

    • Truyền thống và cách làm của người lính.

    • Ngôi nhà chung mang tên Viettel.

5 – Phát triển bền vững

Một trong những kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Viettel là phát triển bền vững. Viettel luôn tập trung vào phát triển bền vững và đóng góp cho cộng đồng. Họ đã thực hiện nhiều chương trình và hoạt động nhằm hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến giáo dục, y tế và phát triển kinh tế.

=> Là công ty viễn thông trẻ, ra đời sau nhiều tập đoàn cùng lĩnh vực khác. Song lại được dẫn đầu bởi hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Viettel đã được quan tâm ngay từ những ngày đầu thành lập. Và khi soi chiếu văn hóa doanh nghiệp với bước tiến công đột phá của Viettel trong những năm qua. Chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều điều hơn nữa từ một tập đoàn luôn khát khao đổi mới.

5. Kết luận

Tóm lại, cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp muốn hướng tới. Nếu ví doanh nghiệp là máy tính. Thì xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là hệ điều hành. Để doanh nghiệp phát triển bền vững và phát huy được tối đa các nguồn lực. Vai trò tạo nên một doanh nghiệp đậm chất văn hóa riêng của các nhà quản trị là vô cùng to lớn.

Mong rằng với bài viết trên sẽ giúp quý doanh nghiệp xác định và gây dựng được văn hóa doanh nghiệp cho riêng mình!

Nguồn tham khảo

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để bền vững