Cách xác định thị trường mục tiêu – một vài case study

Đăng ngày 25/10/2023 lúc: 12:5315 lượt xem

Cách xác định thị trường mục tiêu – một vài case study

Trần Trí Dũng giải thích cách xác định thị trường mục tiêu, đồng thời giới thiệu một vài case study. Các độc giả hãy cùng Dũng tìm hiểu nhé!

Để có thể bán được hàng và thu về lợi nhuận. Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định được nhóm khách hàng tiềm năng. Nói rộng hơn đó chính là thị trường mục tiêu của mình. Trong bài viết sau đây, Dũng sẽ chia sẻ rõ hơn về vấn đề này.

Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu hay còn gọi là Target Market. Đây là nhóm người có cùng chung một số đặc điểm về nhân khẩu học. Nó được cho là nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Thị trường mục tiêu là nơi mà các doanh nghiệp sẽ dồn nguồn lực. Họ tập trung vào nhóm khách hàng này để tiếp thị, truyền thông các sản phẩm, dịch vụ. Nói một cách đơn giản hơn thì thị trường mục tiêu sẽ là tiền đề. Nó giúp các doanh nghiệp quyết định các chiến lược tiếp thị sao cho phù hợp.

Thị trường mục tiêu là gì?

Phân biệt thị trường và thị trường mục tiêu

Thị trường là một thuật ngữ chỉ chung tất cả các khách hàng hiện tại . Đồng thời nó cũng chỉ cả khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm, dịch vụ. Chúng là yếu tố khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, nguồn lực tài chính để thực hiện hành vi trao đổi. Thị trường là nơi mà người mua và người bán trao đổi các giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Trong khi đó, thị trường mục tiêu là một khái niệm mang hàm ý nhỏ hơn thị trường. Do chúng chỉ phân đoạn khách hàng vào nhóm nhất định phù hợp với chiến lược. Hiểu đơn giản hơn thì thị trường mục tiêu chính là 1 phần thị trường. Nó chỉ bao gồm những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp sẽ dựa vào nhóm khách hàng này mà lên các chiến lược. Qua đó nhằm thu hút và đáp ứng các nhu cầu của họ. Doanh nghiệp biến khách hàng thành khách hàng trung thành. Từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp hiệu quả.

Thị trường mục tiêu có bao nhiêu cấp độ?

Hiện nay có 4 cấp độ của thị trường mục tiêu gồm: 

  • Tiềm năng
  • Thực tế
  • Mục tiêu
  • Đã xâm nhập

Khi ở cấp độ tiềm năng. Số lượng sẽ lớn nhất và giảm dần khi đạt ở cấp độ cuối cùng.

Qua đó có thể thấy được rằng việc biến một khách hàng tiềm năng thành một khách hàng trung thành là một quá trình đầy thử thách cho mỗi doanh nghiệp. Nhưng nếu doanh nghiệp bạn làm được điều đó thì ắt hẳn sẽ gặt hái được thành công lớn.

Thị trường mục tiêu có bao nhiêu cấp độ?

Nguyên nhân doanh nghiệp cần phải xác định thị trường mục tiêu

Mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ thị trường mục tiêu của mình vì điều này sẽ mang đến những lợi ích không ngờ cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân vì sao thì chúng ta cùng nhau theo dõi các mục dưới đây.

Thị trường mục tiêu là lựa chọn tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm

Ở cương vị là một nhà sản xuất, chủ của doanh nghiệp hầu hết đều mong muốn rằng bản thân doanh nghiệp của mình sẽ đem đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có giá trị, đáp ứng được nhu cầu của họ. Tuy nhiên rất khó để có thể làm ra một sản phẩm có thể phù hợp với tất cả mọi người. Chính vì vậy, bạn cần phải xác định xem đâu sẽ là những khách hàng mà sản phẩm của mình đang hướng tới. Khi đã xác định được thị trường mục tiêu cụ thể, chi tiết thì những người sản xuất sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận định được các tính năng, tiện ích bổ sung mà khách hàng mong muốn, rồi từ đó tạo ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ.

Doanh nghiệp kiểm soát kỳ vọng được dễ dàng hơn

Việc kiểm soát kỳ vọng sẽ giúp cho thị trường mục tiêu của bạn có thể hạn chế được tình trạng khách hàng có những kỳ vọng thiếu thực tế với hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp bạn cung ứng. Nếu bản thân doanh nghiệp kiểm soát tốt được kỳ vọng của khách hàng thì sẽ sở hữu được nhóm khách hàng thực sự hài lòng với sản phẩm,dịch vụ của bạn và sẽ tiếp tục quay trở lại và trở thành khách hàng thân thiết.

Giúp nâng cao hiệu quả và giảm chi phí quảng cáo

Việc xác định rõ khách hàng tiềm năng và thị trường mục tiêu sẽ giúp cho việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bởi vì lúc đó bản thân doanh nghiệp đã nắm rõ được thông tin về thị trường đang hướng tới hay nói cách khác là hiểu rõ hơn được hành vi của khách hàng ở phân khúc thị trường đó. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được các chiến lược đúng đắn hơn trong quá trình quảng bá sản phẩm, không bị tốn quá nhiều chi phí để thực hiện quảng cáo.

Nguyên nhân doanh nghiệp cần phải xác định thị trường mục tiêu

5 bước xác định thị trường mục tiêu rõ ràng, hiệu quả

Để thị trường mục tiêu được xác định một cách hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp có thể tham khảo qua 5 bước xác định thị trường mục tiêu sau.

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Việc thu thập số liệu thống kê và dữ liệu nghiên cứu thị trường khác sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn về nhu cầu khách hàng của mình để từ đó đưa ra các quyết định tiếp thị tốt hơn.

Phân tích sản phẩm, dịch vụ

Để có thể phân tích sản phẩm, dịch vụ được chính xác thì trước tiên cần liệt kê danh sách từng tính năng của sản phẩm, dịch vụ và những lợi ích mà chúng đáp ứng cho người dùng.

Sau đó, chúng ta cần phải lập danh sách những người có nhu cầu mà bạn có thể đáp ứng được.

Nghiên cứu định tính và định lượng

Hầu hết các nhà nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp thường sẽ chia các công việc của họ thành các cuộc nghiên cứu định tính (phỏng vấn nhóm tập trung với các cuộc thảo luận tự do và kết thúc mở) và các cuộc nghiên cứu định lượng (các bài khảo sát).

Bạn hoàn toàn có khả năng làm cả hai, sử dụng nghiên cứu định tính để tạo ra một cuộc khảo sát, kết quả của chúng có thể được giải thích bằng cách sử dụng một nhóm trọng tâm khác. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nguồn lực hạn chế thì cuộc nghiên cứu định lượng sẽ trở nên hợp lý hơn. 

Bước 2: Phân khúc thị trường (Market Segmentation)

Bạn cần phải phân khúc thị trường, phân chia thị trường mục tiêu để có thể thu hẹp thị trường đối với nhóm người mua có những đặc điểm chính giống nhau. Chúng bao gồm nhiều yếu tố như giới tính, tuổi, chủng tộc, học vấn, tôn giáo,… Dưới đây sẽ là một trong số các yếu tố quan trọng giúp bạn có thể xác định được thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp mình.

Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học

Ở nhóm nhân khẩu học thì doanh nghiệp cần phải dựa trên các số liệu thống kê có thể đo lường được, chẳng hạn như:

  • Giới tính
  • Tuổi
  • Công việc, mức thu nhập
  • Tình trạng hôn nhân
  • Tôn giáo
  • Giáo dục

Phân khúc thị trường theo địa lý

Phân khúc theo địa lý thì nhắm đến mục tiêu các nhóm người tiêu dùng trong cùng một khu vực địa lý cụ thể có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ. Yếu tố này còn phụ thuộc vào phạm vi kinh doanh của bạn.

  • Khu vực lân cận
  • Mã bưu điện hoặc mã ZIP
  • Mã vùng
  • Những tỉnh, thành phố, quận, huyện (quy mô khu vực, mật độ dân số,…)
  • Khu vực
  • Quốc gia

Phân khúc thị trường theo tâm lý

Phân khúc thị trường theo tâm lý dựa trên tầng lớp kinh tế xã hội hoặc sở thích lối sống. Những thông tin về tính cách và phong cách sống của khách hàng sẽ dễ dàng giúp bạn tìm ra hình thức mua hàng của họ.

Phân khúc thị trường theo hành vi

Xem xét, quan sát các hành vi mua hàng của người dùng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được chính xác điều gì đang thúc đẩy khách hàng quyết định mua hàng của mình. 

5 bước xác định thị trường mục tiêu rõ ràng, hiệu quả

Bước 3: Phải xác định được khách hàng mục tiêu

Công nghệ hiện đại cũng góp phần giúp cho việc xác định nhân khẩu học và tâm lý người dùng được dễ dàng hơn:

Nền tảng xã hội

Hầu hết các trang web xã hội đều được cung cấp các bảng phân tích nhân khẩu học không tốn phí về những người đang theo dõi bạn trong những khu vực phân tích phụ trợ.

Tận dụng địa chỉ email

Các danh sách địa chỉ email của khách hàng, bạn có thể dựa trên đó và sử dụng một số phần mềm email để lấy thông tin nhân khẩu học chi tiết từ đó.

Tận dụng những dữ liệu bán hàng của riêng bạn nếu có

Các dữ liệu từ bộ xử lý thanh toán hoặc lịch sử quảng cáo. Kiểm tra xem các khách hàng của mình đã mua gì và mua khi nào? Chi phí mua hàng trung bình của họ trong cửa hàng đó là bao nhiêu? Thời gian nào trong ngày người dùng mua sắm nhiều nhất? Và khi nào lượng mua hàng tăng/giảm đột biến?

Hỏi người mua hiện tại

Bạn có thể sử dụng email, điện thoại hoặc khảo sát trực tiếp khách hàng.

Tìm nguồn tham khảo

  • Thử tìm kiếm trực tuyến các cuộc nghiên cứu mà những người khác đã thực hiện về mục tiêu doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm các bài báo, blog trên các trang tạp chí nói về các thị trường mục tiêu.
  • Tìm kiếm các blog và diễn đàn mà mọi người trong thị trường mục tiêu của bạn dùng để truyền đạt ý kiến của họ.
  • Cuối cùng là tìm kiếm những kết quả khảo sát hoặc xem xét thực hiện một cuộc khảo sát của riêng bản thân bạn.

Sau khi làm thực hiện các bước trên, doanh nghiệp có thể đưa ra được các chiến dịch tiếp thị để phù hợp với lối sống và đáp ứng tốt được nhu cầu của nhóm khách hàng mà mình muốn hướng tới.

Bước 4: Chiến lược thị trường mục tiêu

Các nhà làm Marketing có thể chọn cho mình một hoặc nhiều thị trường mục tiêu. Các chiến lược thị trường mục tiêu thông thường được chia làm 3 loại:

Tiếp thị đa phân khúc

Tiếp thị đa phân khúc đề cập đến các hoạt động nhắm đến những mục tiêu nhiều hơn một phân khúc thị trường. Một trong số các công ty làm về Marketing cùng một loại sản phẩm cho các phân khúc khác nhau theo cách khác nhau, trong khi đó những công ty sản xuất nhiều dòng sản phẩm khác nhau để phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau.

Tiếp thị tập trung

Tiếp thị tập trung thì đề cập các hoạt động hướng mọi nỗ lực Marketing đến một phân khúc thị trường.

Chuyên môn hóa sản phẩm

Còn về chuyên môn hàng hóa thì doanh nghiệp có thể định vị các sản phẩm của mình sao cho thu hút được nhiều phân khúc hoặc có thể tạo ra các sản phẩm chỉ cho một phân khúc.

Bước 5: Thử nghiệm quảng cáo trên thị trường mục tiêu

Lợi ích của việc chạy quảng cáo là sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được lợi nhuận nhanh chóng và thu thập được nhiều dữ liệu để phân tích. Tạo ra được các đối tượng tùy chỉnh theo phân tích của doanh nghiệp và từ đó tạo nên các phiên bản quảng cáo khác nhau cho cùng một sản phẩm. Nhớ hãy kiểm tra phản hồi của người dùng như thế nào, vì điều này giúp bạn dễ dàng tìm ra được sự kết hợp phù hợp nhằm mang lại nhiều chuyển đổi nhất.

Thử nghiệm quảng cáo trên thị trường mục tiêu

Casestudy: Các doanh nghiệp sử dụng tiếp thị Target Market nổi bật

Nike

Nike là một thương hiệu kinh doanh quần áo, thiết bị, giày, phụ kiện thể thao nổi tiếng thế giới. Các sản phẩm của họ đều có chất lượng và mẫu mã tốt. Chính vì điều này mà mức giá các sản phẩm của Nike tăng lên. Và nhóm khách hàng mà Nike hướng đến là những người có thu nhập trung bình, cao thì mới có khả năng mua hàng của họ.

Lego

Lego là thương hiệu bán hàng gia dụng nổi tiếng toàn cầu. Lego đã xây dựng được cho mình toàn bộ chiến lược tiếp thị bằng cách làm hài lòng các bậc phụ huynh. Dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu mà Lego hướng tới, họ đã hợp tác với các thương hiệu, phim, trò chơi điện tử để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng cho mình cũng như củng cố vị trí của Lego trên thị trường.

McDonald’s

McDonald’s là một cái tên không còn xa lạ đối với người tiêu dùng. McDonald’s tạo ra các sản phẩm nhắm vào trẻ em, thanh thiếu niên và các gia đình trẻ. Do nhóm khách hàng mục tiêu đa phần là lớp trẻ nên doanh nghiệp cung cấp gói “Bữa ăn hạnh phúc” gồm các nhân vật trong Marvel Studios, các chương trình khuyến mãi đặc biệt và các chiến dịch quảng cáo hấp dẫn đã giúp McDonald’s chiếm được 18,5% thị phần thức ăn nhanh ở Mỹ vào năm 2020.

Các doanh nghiệp sử dụng tiếp thị Target Market nổi bật

Kajeet

Nhóm khách hàng mục tiêu mà ngay từ đầu Kajeet nhắm tới là các bậc cha mẹ mong muốn được cung cấp các đường dây điện thoại hạn chế cho trẻ nhỏ của họ. Kajeet cung cấp khả năng tự ngắt kết nối mạng của điện thoại trong các khoảng thời gian nhất định trong ngày (giờ học hoặc giờ đi ngủ). Nó chặn một số số điện thoại hoặc website nhất định. Ngoài ra còn có khả năng kích hoạt thông báo GPS. Nó cho phép phụ huynh định vị được con em mình. Từ đó theo dõi được các hoạt động của con sau giờ tan học.

Lời kết

Bài viết trên giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu. Có thể nói rằng việc xác định thị trường mục tiêu là một bước vô cùng quan trọng. Vì khi đã xác định đúng khách hàng mục tiêu mà mình muốn hướng đến. Thì việc quảng bá sản phẩm hay cải tiến chúng cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp tránh lãng phí tiền bạc và thời gian vào thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Vậy để có thể tăng khả năng thành công cho các sản phẩm, dịch vụ. Thì trước tiên các doanh nghiệp hãy xác định rõ đâu sẽ là thị trường mục tiêu nhé!

Link tham khảo

Cách xác định thị trường mục tiêu - một vài case study - Trần Trí Dũng