Các lỗi thường gặp khi lần đầu làm quản lý

Các lỗi thường gặp khi lần đầu làm quản lý

CEO Trần Trí Dũng chỉ ra các lỗi thường gặp khi lần đầu làm quản lý. Độc giả hãy cùng đọc bài viết để tìm hiểu các lỗi sai lầm và tránh mắc phải nhé!

Giáo sư Linda Hill của Đại Học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu với những người lần đầu tiên làm quản lí. Bà có những kết luận khá chính xác về những ngộ nhận phổ biến. Những ngộ nhận này dẫn đến những sai lầm trong những ngày đầu tiên làm việc. Một trong số chúng là:

Sai lầm thứ 1: Làm quản lí thì sẽ nắm trong tay nhiều quyền lực

Những nhà quản lí mới thường là những người rất giỏi trong công việc trước kia của họ. Vì vậy họ thường được tự do và độc lập trong công việc. Chuyển sang một công việc và chức vụ mới. Họ kì vọng sẽ đạt được nhiều quyền lợi hơn nữa.

Vâng, rất đáng ngạc nhiên! Hầu hết các nhà quản lí mới đều phản hồi lại: Họ thực sự bị sốc bởi sự khó chịu mà họ phải chịu đựng thêm nhiều hơn.

Họ bị rơi vào một cạm bẫy các mối quan hệ.” Giáo sư Hill viết trong bài báo “Trở thành sếp” trên tạp chí của Havard. “Không chỉ có cấp dưới mà còn cả với sếp, những người đồng nghiệp, người ở bên trong và bên ngoài tổ chức. Tất cả đều tàn nhẫn và thường phản đối lại ý muốn của họ. Công việc hàng ngày lúc nào cũng đầy áp lực, bận rộn và rối tung cả lên.

Giáo sư trích dẫn lời của một nhà quản lí mới: “Trở thành nhà quản lí không có nghĩa là trở thành sếp. Đúng hơn là trở thành một con tin.”

Đến khi nào những nhà quản lí mới này từ bỏ ngộ nhận về quyền lực của mình và chấp nhận sự cần thiết của việc đàm phán, nhượng bộ dựa vào mạng lưới quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Họ mới có thể đối mặt với sự thất vọng hay những thất bại.

Sai lầm thứ 2: Ở vị trí quản lí đương nhiên là có quyền

Những nhà quản lí mới thường nghĩ rằng quyền lực của họ đến từ chức danh của mình. Nhưng trong thực tế, Giáo sư Hill viết: “Những nhà quản lí sẽ sớm nhận ra rằng nhiều email của họ gửi cho cấp dưới sẽ không có phản hồi. Thực tế, nhiều cấp dưới rất giỏi. Họ chỉ cần làm theo những gì được hướng dẫn. Họ sẽ không trả lời email.

Thông thường, những nhà quản lí thường phải tạo với cấp dưới của mình sự tôn trọng và niềm tin để gia tăng quyền lực. Họ cần phải chứng minh với cấp dưới tính cách của mình, năng lực của mình và khả năng giải quyết vấn đề tốt. Có như vậy thì những người cấp dưới mới sẵn sàng đi theo sự lãnh đạo của họ.

Lần đầu làm quản lí và những sai lầm phổ biến

Sai lầm thứ 3: Nhà quản lí phải kiểm soát các báo cáo trực tiếp của họ

Những nhà quản lí mới, thường cảm thấy không an toàn trong vị trí của mình. Họ thường tìm cách làm theo những sự yêu cầu của cấp dưới. Đặc biệt là trong những ngày làm việc đầu tiên của mình.

Nhưng điều mà họ học được là sự “đồng ý” không đồng nghĩa với sự “cam kết.”

“Nếu mọi người không cam kết, họ sẽ không bắt tay vào làm.” Giáo sư Hill viết. “Và nếu cấp dưới không làm. Nhà quản lí sẽ không thể giao việc hiệu quả.”

Thách thức đối với các nhà quản lý là nuôi dưỡng một ý thức mạnh mẽ cho nhân viên, hoàn thành cam kết về mục tiêu chung – chứ không phải là sự trung thành mù quáng với những mệnh lệnh của nhà quản lý.

Sai lầm thứ 4: Nhà quản lí phải tập trung vào phát triển những mối quan hệ tốt

Giáo sư Hill yêu cầu những nhà quản lí không những chỉ tập trung vào xây dựng tình bạn. Họ còn phải học cách xây dựng đội nhóm.

Khi các nhà quản lý mới chỉ tập trung vào các mối quan hệ một-một, họ bỏ qua một khía cạnh cơ bản để lãnh đạo hiệu quả: khai thác sức mạnh tập thể của nhóm để cải thiện hiệu suất cá nhân và khả năng thực hiện cam kết” giáo sư viết. “Bằng việc định hình văn hóa nhóm – chuẩn mực và giá trị của nhóm – một nhà lãnh đạo có thể giải phóng các năng lực tiềm ẩn của các thành viên trong nhóm.

Sai lầm thứ 5: Công việc của nhà quản lí là đảm bảo mọi việc chạy trơn tru

Giữ cho công việc trơn tru là một nhiệm vụ khó khăn, có thể hấp thụ gần hết năng lượng cũng như thời gian của nhà quản lí. “Nhưng nếu đó là tất cả những gì mà nhà quản lí làm”, giáo sư Hill viết, “anh ấy hoặc cô ấy đã mắc một sai lầm lớn.”

Những nhà quản lí cần phải nhận ra trách nhiệm của họ là khuyến khích và bắt đầu sự thay đổi để nâng cao hiệu suất nhóm của mình.” giáo sư viết” Thông thường- đó là điều bất ngờ nhất- nó có nghĩa là thách thức sự thay đổi quy trình, cấu trúc của tổ chức, những phần thuộc về cấp trên, nằm ngoài sự kiểm soát chính thức của họ. Chỉ khi họ hiểu được phần đó trong công việc của họ, họ mới bắt đầu nghiêm túc với công việc lãnh đạo của mình.

Nguồn sưu tầm: PDCA

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments