PEST là gì? Cách sử dụng mô hình PEST hợp lý

PEST là gì? Cách sử dụng mô hình PEST hợp lý

Nhiều doanh nhân chưa rõ được PEST là gì, cũng như cách sử dụng mô hình PEST hợp lý. Dũng sẽ cung cấp các kiến thức bổ trợ trong bài này!

Trước khi bắt đầu một kế hoạch kinh doanh hay đánh giá một tình hình hoạt động nào đó của doanh nghiệp. Người quản lý cần phải nắm rõ được tổng quan môi trường kinh doanh hiện tại. Có rất nhiều phương thức khác nhau để có thể phân tích môi trường kinh doanh. Một trong số phương pháp phổ biến được nhiều doanh nghiệp ứng dụng là phân tích PEST. Vậy PEST là gì? Và chúng mang những vai trò, lợi ích gì cho doanh nghiệp?

PEST là gì?

PEST là một thuật ngữ được viết tắt bởi các yếu tố bên ngoài. Chúng có lợi cho việc tiến hành nghiên cứu trước khi bắt đầu một dự án mới. PEST cũng giúp ích cho quá trình nghiên cứu thị trường. Cụ thể, những yếu tố này bao gồm:

  • Chính trị (Political)
  • Kinh tế (Economic)
  • Xã hội (Social)
  • Công nghệ (Technological)

Phân tích PEST giúp nghiên cứu được các tác động của những yếu tố trong môi trường vĩ mô. Cả 4 yếu tố được liệt kê bên trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế. Chúng là những tác động bên ngoài của doanh nghiệp và ngành. Hầu như các doanh nghiệp, ngành đều phải chịu những tác động mà chúng mang lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp phải dựa trên những tác động này. Từ đó có thể đưa ra được các chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp nhất.

khái niệm PEST là gì

Vai trò của PEST là gì?

PEST là một công cụ phân tích hữu hiệu cho các doanh nghiệp. Phương pháp này sẽ giúp cho những chủ doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được “bức tranh toàn cảnh” về môi trường kinh doanh. Từ đó, bạn có thể xác định được những cơ hội và mối đe dọa tiềm ẩn. 

Việc phân tích PEST còn giúp cho chủ doanh nghiệp thấu hiểu được môi trường kinh doanh. Từ đó họ có thể vạch ra được các kế hoạch rõ ràng và phù hợp với từng khu vực cụ thể. Họ sẽ tận dụng được tối đa những cơ hội đến với mình. Đồng thời PEST giúp giảm thiểu được những mối đe dọa từ các tác nhân bên ngoài. Doanh nghiệp dễ dàng ứng phó được với các thách thức.

Mục đích của PEST là gì?

Mục đích của việc phân tích PEST là dùng để phát triển chiến lược cách chủ động và toàn diện. Nói cách khác, PEST có mục đích chính là hướng cái nhìn của doanh nghiệp đến các nhân tố bên ngoài. Đó là những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì những nhân tố này không thể kiểm soát được. Nhưng khi có sự chuẩn bị trước. Những tác động xấu của thị trường sẽ trở thành bàn đạp giúp doanh nghiệp nhảy vọt.

Để có thể sử dụng thành thạo các công cụ phân tích PEST. Doanh nghiệp cần phải suy nghĩ kỹ càng về những nhân tố ảnh hưởng đến Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Công nghệ. Nếu sử dụng đúng cách, việc phân tích PEST sẽ giúp tạo ra cơ hội từ những nhân tố này. Doanh nghiệp sẽ nắm bắt và quản lý rủi ro được tốt hơn. Nhận thức này giúp cho chủ doanh nghiệp chủ động hơn với các chiến lược sẵn có. Thay vì phải đưa ra những quyết định đối phó có ít khả năng thành công.

Mục đích của mô hình PEST

Mô hình PEST cần thiết cho ai?

Mô hình PEST thật sự cần thiết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần đến mô hình này và có đủ khả năng nhìn ra được tất cả các vấn đề trong mô hình PEST. Đa phần các doanh nghiệp sử dụng phương pháp nghiên cứu này là các doanh nghiệp lớn và có đầy đủ đội ngũ quản lý cấp cao, các nhà tư vấn chiến lược chuyên môn cao và có khả năng phán đoán được chính xác tình hình thị trường.

Đặc biệt, những người có thể đưa ra quyết định như tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng,… Do tầm quan trọng ở mức độ vĩ mô, chính vì vậy mà mô hình này ít được sử dụng tại những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này nếu áp dụng mô hình PEST thì cũng sẽ mang về kết quả khả quan hơn.

Lợi ích và hạn chế khi sử dụng mô hình PEST là gì?

Nếu biết cách vận dụng đúng những giá trị của mô hình PEST thì chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Song song đó cũng tồn tại những rủi ro, hạn chế. Cụ thể như sau:

Lợi ích

  • Khuôn khổ phân tích đơn giản, dễ thực hiện.
  • Giảm thiểu được những tác động và ảnh hưởng từ các mối đe dọa tiềm ẩn cho doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ, khuyến khích được sự phát triển của tư duy chiến lược trong doanh nghiệp.
  • Cung cấp các cơ chế, cho phép doanh nghiệp xác định và khai thác được các cơ hội mới.
  • Doanh nghiệp được đánh giá các tác động đến việc gia nhập vào thị trường mới ở cả mức độ quốc gia và thế giới.
Ưu, nhược điểm của mô hình PEST

Hạn chế

  • Các yếu tố trong mô hình PEST có nhiều biến động và thay đổi với tốc độ rất nhanh. Đôi khi, những sự thay đổi này cũng có thể diễn ra trong khoảng thời gian chưa đầy một ngày. Chính vì vậy, rất khó để nắm bắt, dự đoán nguyên nhân liệu những yếu tố này có ảnh hưởng đến hiện tại hoặc tương lai của dự án hay không.
  • Khuôn khổ đơn giản của nó cũng được coi là một sự hạn chế. Khi phân tích PEST, thông thường sẽ là trình bày một danh sách về những yếu tố gây ra tác động cho doanh nghiệp. Trừ khi các yếu tố này được kiểm tra nghiêm ngặt về mức độ tác động, các kết quả phân tích dường như không có nhiều giá trị.
  • Một phân tích PEST thích hợp sẽ đòi hỏi nhiều thông tin cần được thu thập. Nhưng trong quá trình xử lý quá nhiều thông tin, người dùng dễ bị nhầm lẫn và không xác định được đây là yếu tố quan trọng hơn. Chính sự mơ hồ này có thể khiến cho toàn bộ kế hoạch bị đi sai hướng.
  • Phân tích PEST không đủ cho mục đích lập kế hoạch chiến lược. Do chúng chỉ quét môi trường bên ngoài, bỏ qua môi trường nội bộ bên trong và các đối thủ cạnh tranh. Để phân tích PEST có thể tạo ra các giá trị đóng góp cao hơn trong quá trình lập kế hoạch dự án thì cần phải kết hợp thêm nhiều công cụ hỗ trợ khác như phân tích mô hình SWOT, môi trường vi mô, môi trường nội vi,…

4 yếu tố trong mô hình PEST là gì?

Khi đã nắm rõ được khái niệm PEST là gì cũng như những lợi ích và hạn chế mà chúng mang lại thì dưới đây sẽ là 4 yếu tố trong mô hình PEST gây tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp.

Yếu tố chính trị

Yếu tố đầu tiên là về chính trị. Yếu tố này sẽ liên quan đến cách thức và mức độ mà chính phủ sẽ can thiệp vào nền kinh tế hoặc một số ngành nghề nhất định. Về cơ bản, những ảnh hưởng trong việc ban hành của chính phủ đối với doanh nghiệp của bạn có thể được phân loại ở yếu tố này. Chúng bao gồm: 

  • Chính sách thuế
  • Quy định về môi trường
  • Những hạn chế và cải cách thương mại
  • Thuế quan
  • Ổn định chính trị

Bên cạnh đó, chính phủ cũng sẽ chịu tác động sâu sắc đến hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng và các quy định y tế của quốc gia. Đây sẽ là tất cả các thành phần cần được tính đến trong quá trình đánh giá mức độ hấp dẫn của một thị trường tiềm năng. 

Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế sẽ là yếu tố thứ hay gây tác động đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tại đây sẽ cho biết được hiệu quả hoạt động của một nền kinh tế nhất định. Chúng sẽ bao gồm:

  • Tăng trưởng kinh tế
  • Tỷ giá hối đoái
  • Tỷ lệ lạm phát
  • Lãi suất
  • Thu nhập khả năng của người tiêu dùng
  • Tỷ lệ thất nghiệp

Nhìn chung, các yếu tố có thể gây ra những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trong những chiến lược dài hạn của công ty. Vì chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức mua của người tiêu dùng và có thể làm thay đổi mô hình cung/cầu của nền kinh tế. Chính vì vậy, yếu tố kinh tế gây ảnh hưởng đến các công ty định giá sản phẩm và dịch vụ của họ.

Yếu tố xã hội

Yếu tố tiếp theo là yếu tố xã hội. Điều này sẽ được thể hiện ở các đặc điểm nhân khẩu học, chuẩn mực, phong tục tập quán và các giá trị của dân số tại nơi tổ chức hoạt động. Yếu tố xã hội sẽ bao gồm:

  • Các chuẩn mực văn hóa
  • Ý thức sức khỏe
  • Tỷ lệ gia tăng dân số
  • Phân bố độ tuổi 
  • Thái độ nghề nghiệp
  • Sức khỏe và sự an toàn

Đối với các nhà làm Marketing thì những yếu tố này vô cùng quan trọng vì chúng sẽ ảnh hưởng đến quá trình xác định nhóm khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, nó cũng sẽ nói lên được điều gì đó về lực lượng lao động địa phương và khả năng sẵn sàng làm việc trong điều kiện nhất định.

Yếu tố công nghệ

Yếu tố công nghệ được xem là đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ở thời đại 4.0 hiện nay. Chúng có những tác động tiêu cực lẫn tích cực đến với quá trình vận hành doanh nghiệp. Sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới thì thị trường phải mất một khoảng thời gian để điều chỉnh. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần phải đánh giá công nghệ ở mọi góc độ. Chúng đề cập tới:

  • Sự thay đổi trong công nghệ kỹ thuật
  • Mức độ nhận thức về công nghệ sẽ ảnh hưởng đến thị trường của doanh nghiệp
  • Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)

Những yếu tố này có thể gây ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp đưa ra những quyết định gia nhập vào một ngành nhất định hay không, tung hay không tung ra thị trường một số sản phẩm nhất định hoặc thuê ngoài các hoạt động sản xuất. Khi nắm bắt được tình hình đang diễn ra trên lĩnh vực công nghệ, chúng sẽ giúp doanh nghiệp bạn ngăn chặn được việc chi tiêu quá nhiều tiền vào việc phát triển một công nghệ có khả năng trở nên lỗi thời sớm bởi những thay đổi của những ngành công nghệ khác trên thị trường.

Các yếu tố trong mô hình PEST

Cách sử dụng mô hình PEST trong marketing

Vậy làm cách nào để có thể sử dụng mô hình PEST một cách hiệu quả nhất trong marketing? Các bước sau sẽ gợi ý cho doanh nghiệp bạn những bước đi tốt nhất.

Bước 1: Phân tích các yếu tố trong PEST

Như đã phân tích ở trên thì 4 yếu tố chủ chốt trong mô hình PEST sẽ tạo nên tác động rất lớn đối với doanh nghiệp và khách hàng. Các nhà marketer cần phải suy nghĩ kỹ càng về các yếu tố chính trị, pháp luật sẽ gây nên những tác động như thế nào đối với các chiến lược, kế hoạch kinh doanh sắp tới của mình.

Phân tích các yếu tố xã hội, kinh tế để nắm bắt được khả năng, nhu cầu tiêu dùng ngày nay của người tiêu dùng đối với các mặt hàng, dịch vụ mà doanh nghiệp sắp đưa ra thị trường. Và cuối cùng là suy xét về yếu tố công nghệ để có thể đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Bước 2: Phân tích cơ hội của doanh nghiệp

Sau khi phân tích PEST, các marketer sẽ kịp thời nắm bắt được những thay đổi trong thị trường để từ đó phân tích được các cơ hội mà doanh nghiệp có được như sản phẩm, dịch vụ mới có được người tiêu dùng đón nhận hay không hoặc cần phải làm gì để mở rộng thị trường hay khai thác thị trường mới cho doanh nghiệp cũng như tìm ra cách để chiến lược marketing được hiệu quả hơn.

Bước 3: Phân tích các mối đe dọa với doanh nghiệp

Sau khi phân tích được những cơ hội từ môi trường bên ngoài thì các chủ doanh nghiệp cần phải suy nghĩ về những mối đe dọa từ 4 yếu tố PEST có thể gây ra. Liệu sự thay đổi của bốn yếu tố trong phân tích PEST có ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp. Việc đánh giá và lường trước các mối đe dọa sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý hay tránh đi nhằm giảm những ảnh hưởng tiêu cực đối với họ.

Cách sử dụng mô hình PEST trong marketing

Bước 4: Thực thi

Và khi đã hiểu hết tất cả mọi thứ trong phân tích PEST sẽ tìm thấy cơ hội cho doanh nghiệp và có những phương án phòng ngừa rủi ro. Các marketer sẽ xây dựng kế hoạch marketing chi tiết về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. 

Một số biến thể khác của mô hình PEST

Ngoài 4 yếu tố chính như công nghệ, kinh tế, chính trị, xã hội thì mô hình PEST cũng có khá nhiều biến thể hoặc biến thể bổ sung cho 4 yếu tố chính đang có. Cụ thể như sau:

  • SLEPT: bao gồm thêm những yếu tố Legal – pháp luật
  • PESTEL/ PESTLE: bổ sung thêm yếu tố Environment – môi trường
  • STEEPLE: bổ sung thêm yếu tố Ethics – đạo đức
  • STEEPLED: bao gồm thêm yếu tố Demographic – nhân khẩu học

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn áp dụng theo cấp địa phương, quốc gia hay toàn cầu thì có thể tham khảo thêm mô hình biến thể LONGPESTEL.

Biến thể của mô hình PEST

Lời kết

Như vậy, thông qua bài viết trên chúng ta cũng đã có cho mình câu trả lời mô hình PEST là gì và những tác động mà chúng mang lại trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình PEST chỉ là một bức tranh về môi trường bên ngoài. Chưa nói về những tác động bởi các yếu tố môi trường bên trong và đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, việc phân tích PEST thôi là không đủ để căn cứ cho việc lập kế hoạch kinh doanh. Hãy kết hợp nhiều yếu tố khác để có thể đưa ra được những bước đi đúng đắn nhất cho doanh nghiệp.

Hy vọng bài viết mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn. Hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.

Link tham khảo

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments