Mẫu lãnh đạo hướng nội có quan trọng trong xã hội không?

Đăng ngày 04/10/2023 lúc: 20:1917 lượt xem

Mẫu lãnh đạo hướng nội có quan trọng trong xã hội không?

Mẫu lãnh đạo hướng nội có quan trọng trong xã hội không? Độc giả hãy cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu vấn đề thông qua bài chia sẻ ngắn này nhé!

CÂU CHUYỆN NHỎ CỦA DŨNG

Khi Dũng kể về một doanh nhân có tính cách hướng nội. Một người bạn của Dũng đã hỏi:

“Người hướng nội mà cũng có thể trở thành lãnh đạo được à?”

Đương nhiên, điều đó như thể đang hỏi:

“Thái giám mà cũng có con được à?”

Dũng đã ngớ người ra và phát giác nhận thức của chúng ta đang bị đóng khung trong một khuôn mẫu. Đó chính là: “Hướng ngoại là LÝ TƯỞNG.”

XU HƯỚNG QUAN NIỆM NGÀY NAY

Ngày nay, chúng ta dường như có xu hướng. Đó là cho rằng LÀM một người hướng ngoại không chỉ giúp chúng ta thành công hơn. Mà còn khiến chúng ta trở thành những con người hoàn thiện hơn.

Những kỹ năng nổi trội trong cuộc sống, kinh doanh như:

  • Năng động
  • Giao tiếp
  • Thuyết trình
  • Hùng biện
  • Đàm phán,…

Thú vị thay, lại “trùng khớp” với tính cách của người hướng ngoại.

Vì vậy, trong tiềm thức, chúng ta đồng hóa những kỹ năng này với tính hướng ngoại.

Chúng ta được dạy, được học “Hãy hướng ngoại” trong lớp học, những cuốn sách, seminar…

Bất kể bạn sinh ra với tính cách hướng nội hay hướng ngoại. Bạn phải bẻ gãy hoặc đem bản tính của mình ẩn dấu đi.

Nhưng nhiều người đã thật sai lầm khi đánh đồng Hướng nội với Tự ti.

Quanh bạn vẫn có rất nhiều người Hướng ngoại tự ti.

Người Hướng nội thường bị đánh giá là Tự ti chỉ vì 2 đặc điểm:

    • Họ có xu hướng tập trung năng lượng vào bên trong chính bản thân họ. Có nghĩa là họ nghĩ nhiều hơn nói.
    • Họ suy nghĩ rất kỹ trước khi nói bất cứ điều gì. Và khi họ đã tìm đủ luận chứng cho quan điểm của mình thì đề tài đã trôi qua.

Nói to lên! Ra quyết định ngay! Hòa đồng với mọi người đi!

Đó là những điều mà Đại Học Kinh Tế Harvard. Nơi “Đào tạo những người lãnh đạo sẽ làm thay đổi thế giới”. Được gọi là “Thánh Địa của Tính Hướng Ngoại” – ước thúc sinh viên.

Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2006. 20% trong số các tổng giám đốc hàng đầu của các công ty được chọn trong bảng xếp hạng Fortune 500. Họ đều đã tốt nghiệp từ Đại học Harvard.

Những người tốt nghiệp từ Đại học Harvard rất có thể đã tác động lớn đến cuộc đời bạn theo những cách mà chính bạn cũng không nhận ra:

  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Quân sự
  • Giáo dục
  • Chiến tranh
  • Khủng hoảng,…

Vậy hãy xem mọi người làm gì ở Harvard nào!

Sinh viên Harvard hành xử như thể họ bước đi trên sàn catwalk chứ không phải sân trường. Họ tự tin, thân thiện và tràn đầy năng lượng

Hoạt động ngoại khóa, làm việc nhóm, các kỳ du lịch, tụ hội,… không còn là những hoạt động thường xuyên mà là TẤT YẾU.

Thật sự mà nói, đây là một dòng chảy tư tưởng tất yếu của nhân loại.

Hãy nhớ lại những miền quê trong quá khứ. nơi chúng ta sống với những người mà ta biết cả gia phả nhà họ. Nơi mà những chuyện “lông gà vỏ tỏi” xảy ra với họ chẳng mấy chốc sẽ tới tai ta.

…… Và nghĩ về nhịp sống vội vã ngày nay. Khi mà những cuộc gặp gỡ giữa người với người trở nên “chớp nhoáng”. Thời gian cho chúng ta trở nên “ấn tượng” trong mắt người xa lạ chỉ còn rút ngắn lại.

Tại sao Thế giới cần nhiều Lãnh đạo Hướng nội hơn?

NHƯNG

Hãy nhớ lại xem trong trí nhớ của bạn. Những lúc làm việc nhóm, ý kiến của những người như thế nào sẽ được thống nhất sử dụng? Và mọi người thường bầu ai làm trưởng nhóm?

Đó thường là những người đầu tiên, nói nhiều, nói to nhất, đúng không?

Khi những người nói nhỏ đưa ra ý kiến. Chúng đều bị gạt phăng đi, đúng không?

Trong một thí nghiệm khi có hai người hoàn toàn không biết gì về nhau nói chuyện qua điện thoại. Những người nói nhiều hơn sẽ được coi là thông minh, thu hút và dễ mến hơn.

Chúng ta có xu hướng nhìn nhận những người mạnh dạn trong giao tiếp như những người lãnh đạo, thông minh.

Một người càng nói nhiều. Thì các thành viên khác trong nhóm càng dành cho người đó nhiều sự chú ý. Sức ảnh hưởng của người đó càng lúc càng lớn.

Đồng thời, chúng ta thường đánh giá những người nói nhanh là tự tin và thu hút hơn người nói chậm.

“Phải nói với một niềm tin hoàn toàn tự trong lòng. Kể cả nếu bạn chỉ tin vào một điều có khoảng 55%. Hãy nói như thể bạn tin vào điều đó hết 100%”. Đây là điều Harvard dạy cho những nhà lãnh đạo tương lai, rằng: Hãy hành động tự tin và ra được quyết định, bất chấp việc bạn có đầy đủ thông tin hay không.

Nói tóm lại, chúng ta có xu hướng đi theo những người có hành động trước, có thái độ mạnh dạn nhất – bất kể là hành động gì. Chúng ta đồng thời cũng hay trao quyền LÃNH ĐẠO cho những người nói nhiều và hăng hái nhất.

Trớ trêu thay, số quyết định đúng không hề tỷ lệ thuận với âm lượng .

Không có bất cứ một bài thi hay trắc nghiệm IQ nào có thể chứng minh: Những người mạnh dạn trong giao tiếp, thuyết trình có số quyết định đúng nhiều hơn những người “im hơi lặng tiếng”.

Trong nhận thức của mọi người. Dường như có một sự nhầm lẫn thật tai hại giữa kỹ năng thuyết trình tốt và năng lực lãnh đạo thật sự.

Ý kiến này dựa trên giả thiết sai lầm vì cho rằng hành động tương đương với năng suất. Và sự tự tin đại diện cho khả năng.

Theo nghiên cứu của Jennifer B. Kahnweiler. Một tác giả nổi tiếng về nghiên cứu lãnh đạo thì: Số lượng lãnh đạo thuộc nhóm hướng ngoại chiếm 60%. Và 40% còn lại là lãnh đạo hướng nội.

Nếu bạn là một lãnh đạo hướng nội. Vậy thì thật đáng mừng, bạn ở số ít nhưng không phải “thiểu số”. Bạn cũng không đơn độc!

Các lãnh đạo nổi tiếng thế giới như Warrent Buffet, Bill Gates và ngay cả Barrack Obama cũng được đánh giá là người hướng nội. Họ vẫn thành công tột đỉnh với vai trò lãnh đạo.

Những người lãnh đạo hướng nội thường thấy – và tự cho là mọi người nghĩ: “Họ là một người mờ nhạt. Họ không có sức cuốn hút và gây ảnh hưởng mạnh.”

Ồ, bạn chỉ là đang “choáng ngợp” trước phong cách thuyết trình, hùng biện của Lãnh đạo hướng ngoại mà thôi.

Thế giới kinh doanh đang đặt nặng ưu tiên vào sự mạnh bạo. Tình trạng luôn sẵn sàng, những quyết định nhanh chóng, nắm bắt thời cơ ngay tức khắc. Và tất cả những hoạt động này đều đã được chứng minh không mang lại bất cứ sự thuận lợi nào cho việc cân nhắc kỹ lưỡng và những quyết định chính xác.

Hãy cùng tôi giúp bạn lật lại những ưu điểm vượt trội của một lãnh đạo hướng nội nào.

Do introverts make better CEOs? Study suggests leaders like Bill Gates and  Mark Zuckerberg see stronger returns – GeekWire

CHẤP NHẬN SỰ KHÁC BIỆT

Không như người hướng ngoại – luôn thích để lại dấu ấn của mình lên tất cả, một lãnh đạo hướng nội không thích “độc chiếm” các cuộc hội thoại, thảo luận.

Họ là những thiên tài trong lĩnh vực lắng nghe.

Khi nhân viên trình bày ý tưởng, lãnh đạo hướng nội chấp nhận những ý kiến “đúng” mà không phải những ý kiến “của mình”.

Điều này vô hình trung sẽ tạo động lực cho nhân viên sôi nổi đóng góp ý tưởng sáng tạo của mình.

QUYẾT ĐỊNH CÓ TỶ LỆ THÀNH CÔNG CAO

Cũng như việc suy nghĩ thật kỹ trước khi nói, một người hướng nội chỉ ra quyết định khi tập hợp đầy đủ thông tin và chắc chắn về quyết định đó.

Như vậy, quyết định của lãnh đạo hướng nội thường xuất phát từ những cơ sở vững chắc và có tỷ lệ thành công cao.

Lãnh đạo hướng nội không thích mạo hiểm, điều này đôi khi sẽ đánh mất những cơ hội phát triển nhảy vọt cho công ty.

Nhưng một điều đáng mừng là những công ty này sẽ hiếm khi rơi vào tình trạng thua lỗ hay phá sản mà cứ phát triển bền vững. Họ tự bảo vệ bản thân mình rất tốt trước những hậu quả xấu. Một công ty dưới quyền của lãnh đạo hướng nội cũng sẽ được hưởng sự bảo vệ đó.

TỰ XÉT LẠI

“Hướng nội” là những người có năng lượng tinh thần “hướng vào bên trong”, họ dành rất nhiều thời gian để xem xét lại những việc đã xảy ra trong ngày, nghiền ngẫm lại những điều “đúng” và “sai” của người khác và chính bản thân, sau đó rút ra bài học kinh nghiệm.

Họ cũng là những thiên tài trong việc học hỏi từ sai lầm của người khác.

Cho nên làm việc với họ thật sự là một điều tuyệt vời, vì những lãnh đạo hướng nội không thích mắc những sai lầm tương tự lần thứ hai.

Most successful CEOs are introverts | Daily Mail Online

VINH QUANG CHO TẬP THỂ

Lãnh đạo hướng nội không mặn mà gì lắm với việc độc chiếm thành công.

Họ không thích đứng trên bục thưởng một mình.

Có vẻ như những người hướng ngoại mới dễ dàng mê say với điều đó hơn.

Người hướng ngoại say mê tìm kiếm phần thưởng, những danh vọng hàng đầu cho đến cảm giác thăng hoa về tình dục, tiền bạc. Họ đã được chứng minh là có tham vọng kinh tế, chính trị, và khoái lạc chủ nghĩa (Hedonistic) lớn hơn rất nhiều so với người hướng nội.

Người hướng nội điều hòa tham vọng hoặc cảm giác phấn khích của mình rất tài tình.

Nếu là cấp dưới của lãnh đạo hướng nội, hãy tận tình cống hiến và sáng tạo đi bởi những công sức bạn bỏ ra sẽ được đáp trả xứng đáng.

Trong khi những người hướng ngoại thường đạt được quyền lãnh đạo tại những phạm vi công cộng, người hướng nội lại thường đạt được vị trí lãnh đạo trong những lĩnh vực mang tính học thuyết hoặc nghệ thuật.

Nhưng đừng dễ dàng khoanh vùng phạm vi của mình như thế vì tôi sắp tiết lộ cho bạn quy trình 4P dành cho Lãnh đạo hướng nội rồi.

Đặc biệt, tôi sẽ bật mí một bí quyết nho nhỏ nữa dành cho Lãnh đạo hướng nội.

HÃY LÀM VIỆC VỚI NHÓM CÓ NHIỀU NHÂN VIÊN HƯỚNG NGOẠI

Những lãnh đạo hướng nội lại đặc biệt xuất sắc trong việc điều hành những nhân viên chiếm-thế-chủ-động.

Bởi họ có thiên hướng lắng nghe người khác nói, và không hứng thú với việc tỏ ra áp đảo trong các tình huống giao tiếp xã hội. Vì vậy nếu hợp lý, lãnh đạo hướng nội không ngần ngại áp dụng ý kiến của cấp dưới nhiều hơn.

Được hưởng lời từ những hành động đó, họ lại có xu hướng động viên, khích lệ cấp dưới càng thêm chủ động hơn nữa.

Nói một cách khác, các nhà lãnh đạo hướng nội tạo nên một vòng tuần hoàn của sự chủ động sáng tạo.

Những người hướng ngoại, ngược lại, có thể rất quyết tâm phải đặt dấu ấn của mình lên tất cả mọi sự kiện, đến mức họ mạo hiểm bỏ qua các ý tưởng tốt của những người khác trên đường đi, và khiến các nhân viên của mình dần rơi vào trạng thái bị động.

Nhưng với khả năng khơi gợi cảm hứng tự nhiên của họ, những người hướng ngoại làm tốt hơn trong việc có được kết quả tốt từ những nhân viên thụ động hơn mình.

Lãnh đạo hướng nội và nhân viên hướng nội thường khiến cho nhau áp lực vì sự “trầm lặng” của đối phương.

Lãnh đạo hướng ngoại và nhân viên hướng ngoại như hai cực cùng dấu của nam châm, họ thường hung hăng đối đầu nhau như “gà chọi”.

Nguồn sưu tầm: PDCA

Mẫu lãnh đạo hướng nội có quan trọng trong xã hội không? - Trần Trí Dũng