Người hướng nội có làm lãnh đạo được không?

Người hướng nội có làm lãnh đạo được không?

Người hướng nội có làm lãnh đạo được không? Các bước trở thành lãnh đạo dành cho người hướng nội là gì? Cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu nhé!

Bạn là một người Hướng Nội? Bạn đã – đang – sẽ có ý định làm chủ một doanh nghiệp? Bạn muốn trở thành lãnh đạo trong một lĩnh vực nào đó?

Vậy bạn hãy tự hào là một người hướng nội đi, bởi vì…

Bạn có thể làm một lãnh đạo tốt. Thậm chí là tốt hơn cả những người hướng ngoại.

Ở đây, Dũng không có ý nói người hướng nội sẽ là một lãnh đạo tốt hơn người hướng ngoại.

Bởi vì theo một số nhận định từ trước, được ủng hộ bởi nhiều nghiên cứu thời gian qua. Những người hướng ngoại thường là những nhà lãnh đạo bẩm sinh.

Điều mà Dũng muốn nhấn mạnh ở đây là:

Người hướng nội có phương hướng và rèn luyện sẽ lãnh đạo tốt hơn người hướng ngoại chỉ có thiên phú

Bạn có biết những điều dường – như – là khuyết điểm của người hướng nội lại ẩn chứa trong nó những tiềm năng cực lớn?

Tận dụng nó và bạn không việc gì phải trở nên hướng ngoại.

Bạn chỉ cần thay đổi những chi tiết nhỏ để đem lại những khác biệt lớn mà thôi.

Thiên tài chỉ có 1% là tài năng thiên bẩm sinh, 99% còn lại là sự nỗ lực.

Cho dù hiểu được như thế nhưng dường như chúng ta CHỈ ngưỡng mộ 1% kia mà thôi.

Tin tôi đi, chỉ cần có một hướng đi cụ thể và chăm chỉ rèn luyện. Bạn có thể làm tốt hơn cả những người vốn có thiên phú.

Bạn hướng nội? Bạn muốn làm lãnh đạo? Chuyện nhỏ!

Vậy đâu là phương pháp để trở thành một lãnh đạo hướng nội thành công?

Jennifer B. Kahnweiler, Ph.D đã đưa ra quy trình 4P. Nó bao gồm:

  • Prepare (Chuẩn bị)
  • Presence (Hiện diện)
  • Push (Thúc đẩy)
  • Practice (Thực hành).

Prepare (Chuẩn bị)

Lên kế hoạch cho bất cứ tình huống nào có thể diễn ra.

Trong 4 bước này, sự chuẩn bị là quan trọng nhất.

Nhưng tôi nghĩ đây không là điều làm khó được những người hướng nội bởi vì việc vạch ra, theo sát một kế hoạch là một trong những ưu điểm của người hướng nội.

Hãy trả lời những câu hỏi sau:

    • Chủ đề của buổi trao đổi là gì? Có những vấn đề nào cần trao đổi? Có những vấn đề nào có khả năng phát sinh?
    • Bạn cần phát biểu về chủ đề gì?
    • Bạn cần phải có những hành động nào?
    • Bạn sẽ đặt ra những câu hỏi nào?
    • Những câu hỏi nào bạn sẽ gặp phải?
    • Những tình huống nào khả năng phát sinh? Cách giải quyết của bạn là gì?

Hãy trả lời tất cả những câu hỏi trên và luyện tập với nội dung của chúng cho đến khi bạn hoàn toàn thuần thục.

Bạn chỉ bối rối khi không biết nói gì hoặc nỗi lo sợ “bị phán xét” khi nói sai. Những thông tin đầy đủ và những kiến thức phong phú trong buổi thảo luận sẽ làm bạn trở nên nổi bật và thành thạo trong mắt đối tác, đồng nghiệp, cấp dưới,…

5 KỸ NĂNG NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN CÓ TRONG THỜI HIỆN ĐẠI

Presence (Hiện diện)

Sau khi đã chuẩn bị, bạn sẽ “Xuất hiện” với một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ không có bất kỳ tình huống nào làm khó được bạn.

Hãy nhớ lấy, những gì bạn đã chuẩn bị là đúng và hoàn toàn tuyệt vời. Việc của bạn bây giờ chỉ là cùng mọi người chia sẻ nó.

Nếu đây là một buổi tụ hội hoặc thảo luận, bạn có thể bắt đầu trao đổi theo kiểu 1vs1.

Chỉ đơn giản là quay sang người bên cạnh và nở nụ cười thân thiện. Bạn thậm chí không cần phải nói câu “Chào!” vì đôi khi người đối diện sẽ làm điều đó giúp bạn.

Nếu những điều bạn nói thật tuyệt vời, mọi người sẽ bị thu hút và tụ thành một vòng tròn quanh bạn đấy.

Hãy nhớ, những điều bạn lo sợ là hoàn toàn không có thật. Không ai sẽ từ chối bạn.

Nếu có sự tranh luận, người đó đang chống đối với ý kiến của bạn mà không phải chính bạn. Vậy nên nếu bạn hoàn toàn chắc chắn về quan điểm của mình, hãy cứ bình tĩnh và tự tin dựa trên những dẫn chứng bạn đã chuẩn bị để bảo vệ cho ý kiến của mình.

Thế nào là nhà lãnh đạo

Push (Thúc đẩy)

Hãy bước ra khỏi vùng “thoải mái”, bạn sẽ đặt chân tới “vùng thịnh vượng”.

Bước 1 là quan trọng nhất, bước 2 là khó khăn nhất.

Ở bước thứ 3 bạn chỉ cần đặt ra cho mình những mục tiêu nho nhỏ và vượt qua chúng.

Ví dụ như trao đi 10 tấm danh thiếp hoặc biết được tên của 20 người trong buổi tiệc, hội thảo.

“Nếu bạn muốn có được những thứ MÌNH CHƯA TỪNG CÓ thì bạn phải dám làm những việc MÌNH CHƯA TỪNG LÀM”

Nếu đạt được, bạn có thể nâng cao mục tiêu của mình lên những cấp độ cao hơn và khó hơn.

HÀNH VI LÃNH ĐẠO & VAI TRÒ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Practice (Thực hành)

Luyện tập! Luyện tập! Và luyện tập!

Hãy luyện tập cả 3 bước trên liên tục cho tới khi nó trở thành một thói quen, đây là cách để bạn “tạo dấu ấn với vỏ não”

Với việc thực hành, bạn sẽ biến những rào cản thành cơ hội, những khó khăn thành động lực và những vấp ngã thành nền tảng của sự thành công.

Bạn có cảm thấy sau tất cả những gì tôi đã hứa hẹn với bạn về việc “Không cần phải biến mình thành một người hướng ngoại.”, tôi lại đề nghị bạn làm những việc của người hướng ngoại?

12 kỹ năng lãnh đạo cần có giúp nhà quản lý thành công

Thật ra chúng hoàn toàn không hề mâu thuẫn với nhau.

Cũng như việc bạn đeo cho mình những “Diện mạo xã hội” khác nhau, việc bạn thực hiện những hoạt động hướng ngoại cho công việc QUAN TRỌNG, những người bạn Yêu Quý, trong một khoảng thời gian NGẮN chỉ là những nét tính cách cố định và những nét tính cách tự do mà thôi.

Chỉ cần bạn làm tốt một vài điều nhỏ nhặt trên, mọi người sẽ tôn sùng bạn, bạn sẽ cảm thấy tự hào về mình. Và tất cả thời gian còn lại bạn hoàn toàn có thể dùng để “sạc” lại năng lượng cho bản thân.

Mặc dù chúng ta dường như đang sống trong một thế giới Hướng ngoại là Lý tưởng, nhưng không cách nào phủ nhận thành tựu vĩ đại của những người hướng nội.

Bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, bất chấp tính cách bẩm sinh của bạn là gì.

Nguồn sưu tầm: PDCA

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments