Cấp độ lãnh đạo theo định nghĩa của John Maxwell

Đăng ngày 27/09/2023 lúc: 05:5913 lượt xem

Cấp độ lãnh đạo theo định nghĩa của John Maxwell

Trần Trí Dũng giới thiệu 5 cấp độ lãnh đạo theo định nghĩa của John Maxwell. Các nhà quản trị kinh doanh hãy bớt chút thời gian để tìm hiểu nhé!

1. Giới thiệu 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

Mỗi mức độ thể hiện kết nối sâu sắc giữa mối quan hệ cá nhân với những kết quả đạt được. Từ đó, các leader tiếp tục phát triển lên mức độ mà nhân viên có thể tin tưởng để thực hiện chiến lược. Kết quả là nhà quản trị sẽ đào tạo những người phụ tá một cách phù hợp. Theo Maxwell, sau mỗi giai đoạn, người điều hành sẽ có khả năng phát triển hơn nữa.

mô hình lãnh đạo 5 cấp độ

1.1 Cấp độ 1: Chức vị

Cấp độ đầu tiên trong 5 cấp độ lãnh đạo là chức vị. Đây là mức thấp nhất trong hệ thống. Nội dung chính đề cập đến nhà quản trị thường dựa vào quyền hành, quy tắc… để thể hiện quyền lực cấp dưới. Do đó, những người xung quanh nghe theo bạn vì bị buộc phải làm như thế. Bên cạnh đó, nhân viên không coi sếp như một người có thể tin tưởng mà chỉ để thảo luận các vấn đề chung mà thôi.

Đây có thể là khởi đầu tốt để trải nghiệm và học cách lãnh đạo cho mọi người. Tuy nhiên, nếu ở trên cương vị một lâu dài, bạn khó có thể lấy được sự trung thành của nhân viên. Để vượt qua cấp độ này, nhà quản lý nên nỗ lực thể hiện năng lực, lắng nghe, thấu hiểu và hạn chế áp đặt những quy định cứng nhắc để “ra lệnh” cho cấp dưới.

1.2 Cấp độ 2: Sự chấp thuận

Cấp 2 trong các cấp độ lãnh đạo John Maxwell nói về những mối quan hệ được xây dựng. Tại cấp độ này, người leader đã chiếm được niềm tin của nhân viên. Do đó, cấp dưới có khuynh hướng đồng ý với quyết định của cấp trên và cảm thấy bản thân được đánh giá đúng, tôn trọng thì sẽ bắt đầu lắng nghe và tự nguyện làm theo ý bạn.

5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

Tuy nhiên, theo Maxwell, bạn không nên đứng tại vị trí của sự chấp thuận quá lâu. Bởi vì, khả năng không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tích cực. Bạn nên khen ngợi các đồng nghiệp hay nhân viên một cách khôn ngoan, đưa ra những lời khuyên thỏa đáng và đúng nhất dành. Để có sự phát triển ở cấp độ 2, người lãnh đạo không những cần duy trì các mối quan hệ mà còn chú tâm đóng góp cho tổ chức.

1.3 Cấp độ 3: Sản xuất

Tiếp theo, mức số 3 sản xuất được đề cập trong mô hình lãnh đạo 5 cấp độ. Yếu tố cốt lõi để đánh giá tố chất của người lãnh đạo là kết quả. Do đó, các nhà lãnh đạo sẽ sử dụng các mối quan hệ tốt trước đó để thực hiện hóa tầm nhìn của doanh nghiệp. Ngoài ra, người leader còn phải thể hiện năng lực sẵn có của bản thân. Từ đó, nhân viên sẽ công nhận việc làm của lãnh đạo, sau đó nỗ lực làm theo kế hoạch.

mô hình lãnh đạo 5 cấp độ

Để tiến lên cấp độ cao hơn, bạn phải đầu tư vào phát triển nhân sự. Bởi vì, con người là nhân tố chính quyết định cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó, cấp dưới có năng lực sẽ sẵn sàng ủng hộ bạn nâng cao giá trị và độ tín nhiệm của nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu người đứng đầu có được vị trí khác trong công ty thì nhóm cũ có thể sẽ tan rã.

1.4 Cấp độ 4: Phát triển nguồn lực

Trong năm cấp độ lãnh đạo, phát triển nguồn nhân lực nằm ở mức 4. Đây cũng là điều bạn cần đạt được nếu muốn doanh nghiệp phát triển lớn mạnh. Bạn cần đầu tư thời gian, của cải và trí tuệ vào các nhân viên tiềm năng. Từ đó, bạn có thể sắp xếp, quản lý nhân viên  một cách thích hợp. Đ ồng thời, với cách ủy thác công việc, người leader giú p nhân viên tự tin và có cơ hội phát triển bản thân.

5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

Nếu muốn có được thịnh vượng lâu dài, tổ chức cần một đội lãnh đạo giỏi. Vì vậy, Maxwell cũng nhấn mạnh việc đào tạo những người kế nhiệm. Sau khi có nhiều thành tựu và lợi ích to lớn thì mọi người sẽ đưa bạn lên cấp độ tiếp theo. Khác với nhà quản trị cấp 3, ở cấp này bạn cần học cách cho đi và tập trung vào các kết quả được nêu rõ trong vai trò phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

1.5 Cấp độ 5: Đỉnh cao

Thực tế, rất ít nhà lãnh đạo được ghi nhận ở cấp độ đỉnh cao. Bởi vì, cấp 5 không chỉ yêu cầu kỹ năng mà còn đòi hỏi về khả năng dẫn dắt. Vì vậy, các nhà quản lý sẽ đem đến thành tựu, nâng tầm doanh nghiệp và tạo ra lợi ích cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, vị thế của leader được dựa trên nền tảng của sự tôn trọng. Do đó, những người quản trị khi ở cấp độ này đã đạt đến mức cao nhất có thể.

5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

Nhà lãnh đạo cấp độ 5 sẽ có ảnh hưởng lớn đến tổ chức và lĩnh vực đang đảm nhiệm. Vì vậy, việc bạn nên làm khi đã đạt được cấp độ cao nhất trong lãnh đạo là tiếp tục phát triển, đào tạo những người có tiềm năng. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị tâm lý để đối mặt với nhiều thách thức lớn. Đặc biệt, quyền lực của leader cần được mở rộng để tạo sự khác biệt tích cực.

2. Hiểu rõ 5 cấp độ lãnh đạo mang lại lợi ích gì? 

Khi bạn đã nắm rõ 5 cấp độ lãnh đạo của  John Maxwell và áp dụng vào thực tế có thể giúo bạn thành công, đạt được mục tiêu, tăng thu nhập và trở thành người có sức ảnh hưởng trong công ty, tổ chức. 

Các cấp độ lãnh đạo này không những giúp bạn gắn kết các mối quan hệ trong team, trong công ty mà còn cả trong việc xây dựng các mối quan hệ quan trọng hơn với những người trong ngoài, nhờ đó bạn càng hoàn thiện và trở thành một nhà lãnh đạo toàn năng. 

3. Cách trở thành nhà lãnh đạo suất xắc

Mọi người đều biết rằng để trở thành nhà quản trị tài ba đều cần sự đam mê. Bên cạnh đó, quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ của leader là điều không thể thiếu. May mắn là một trong những yếu tố quyết định. Nhưng nếu bạn thực sự muốn thì chỉ cần chăm chỉ nỗ lực đến một ngày sẽ gặt hái thành quả. Do đó, để trở thành một nhà lãnh đạo thực sự bạn cần có những tố chất sau:

3.1 Khiêm tốn

Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 đã cho thấy nhiều ví dụ về sự thất bại của nhà lãnh đạo kiêu ngạo và tự tôn vinh. Làm việc theo mô hình lãnh đạo 5 cấp độ là những người khiêm tốn. Ví dụ, nếu đội nhóm của bạn thành công, thì điều này thể hiện công sức dành cho công việc. Ngược lại, trên cương vị là một leader, bạn phải chịu trách nhiệm cho những nỗ lực không đạt mục tiêu.

mô hình lãnh đạo 5 cấp độ

3.2 Biết yêu cầu giúp đỡ

Người thuộc 5 cấp độ lãnh đạo theo John Maxwell đôi khi bị nhầm lẫn là “yếu đuối”. Bởi vì, người sếp đôi khi mong muốn sự giúp đỡ. Tuy nhiên, việc yêu cầu giúp đỡ của nhà quản trị là vũ khí lợi hại. Vì điều này cho phép bạn nhận sự hỗ trợ từ người có chuyên môn giỏi hơn. Do đó, Guy Kawasaki có nói “Những người hạng A tuyển dụng người A+, trong khi người hạng B chỉ tuyển hạng C” hoàn toàn đúng.

5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

3.3 Chịu trách nhiệm

Tố chất hàng đầu của người thuộc năm cấp độ lãnh đạo là biết chịu trách nhiệm. Bất kể mọi lỗi lầm hoặc thất bại của đội nhóm người leader đều phải đứng ra nhận sai trước tiên. Ngoài ra, việc chịu trách nhiệm là thang đo giá trị, lòng dũng cảm và sức mạnh của nhà quản trị. Một người đứng đầu tổ chức cần phải có bản lĩnh dám lên tiếng trước những sự cố đáng tiếc đã xảy ra.

mô hình lãnh đạo 5 cấp độ

Ví dụ điển hình của Chip Wilson – cựu CEO của hãng đồ thể thao yoga nổi tiếng Lululemon. Tháng 10/2013, khách hàng của Lululemon đã lên tiếng về những chiếc quần legging mới mua đã bị giãn. Sau đó, trên Bloomberg, Wilson đã đổ lỗi cho cơ thể người mặc làm giãn vải. Trước đó, ông cũng từng đưa ra khá nhiều phát ngôn thái quá về phụ nữ.

3.4 Kỷ luật

Những con người kỷ luật sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho công ty. Ngược lại, đối với các cá nhân không có ý thức chấp hành quy định trong tổ chức sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung. Bên cạnh đó, việc không tuân thủ nguyên tắc sẽ ảnh hưởng xuất tới kết quả của lãnh đạo. Chính vì vậy, kỷ luật sẽ tạo ra một con người hay một doanh nghiệp xuất sắc.

5 cấp độ lãnh đạo

Người leader trong 5 cấp độ lãnh đạ o theo John Maxwell cực kỳ kỷ luật. Một khi nhà quản trị cam kết thực  hiện nhiệm vụ thì dù có khó khăn vẫn quyết tâm hoàn thành tốt, đó là phẩm chất của nhà lãnh đạo.  Lý trí sẽ ngăn cản bất kỳ ai có ý định tác động làm thay đổi công việc. Việc lắng nghe của lãnh đạo là cần thiết, nhưng đừng để nỗi sợ khiến việc quyết định trở nên khó khăn. Khi bạn bị tác động xấu ảnh hưởng sẽ dẫn tới thất bại.

3.5 Chọn đúng người

Trong cuốn “Từ tốt đến vĩ đại” của tác giả Jim Collins cho rằng công việc cơ bản của người quản lý là “chọn đúng ngư ời”. Điều này thể hiện năng lực quan sát và đánh giá chuẩn xác của người làm lãnh đạo. Khi đó, quản lý sẽ lựa chọn người vào các vị trí trong nhóm. Đồng thời, những ai không phù hợp sẽ bị sa thải. Từ đó, nhà lãnh đạo 5 cấp độ sẽ dành nhiều thời gian để tìm kiếm người phù hợp cho việc đạt yêu cầu.

5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

3.6 Có khả năng truyền cảm hứng

Một trong những điều quan trọng tạo nên người lãnh đạo tài ba chính là kỹ năng truyền cảm hứng. Việc này đòi hỏi kỹ năng cao từ cấp trên. Mọi người sẽ thúc đẩy nhân viên làm tốt nhiệm vụ. Qua đó, yếu tố truyền lửa cho nhân viên sẽ kích thích sự hưng phấn khi làm việc. Khi đó, người lãnh đạo sẽ tạo nên nguồn năng lượng dồi dào, phát huy hiệu quả lao động và tạo niềm tin tưởng tuyệt đối cho đối tác/khách hàng.

5 cấp độ lãnh đạo

Những bài viết nổi bật khác:

Với chủ đề “Tìm hiểu 5 cấp độ lãnh đạo và cách trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại”, hy vọng rằng các bạn đã có được những thông tin hữu ích. Để trở thành một leader giỏi đòi hỏi bạn phải trải qua quá trình nhiều thử thách. Bạn có mong muốn rèn luyện kỹ năng lãnh đạo nhưng chưa tìm thấy địa chỉ uy tín để tin tưởng. Dũng tin rằng có thể là người đồng hành đáng tin cậy cho bạn. Hãy liên lạc ngay để nhận hỗ trợ nhé!

Nguồn sưu tầm: PDCA