Kỹ năng đào tạo – huấn luyện nhân viên có thật sự cần thiết?

Đăng ngày 24/09/2023 lúc: 04:1021 lượt xem

Kỹ năng đào tạo – huấn luyện nhân viên có thật sự cần thiết?

Liệu kỹ năng đào tạo – huấn luyện nhân viên có thật sự cần thiết hay không? Cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết này nhé!

1. Thế nào là kỹ năng đào tạo?

Kỹ năng đào tạo là khả năng trình bày, truyền đạt kiến thức đến người khác. Từ đó, học viên có thể áp dụng những nội dung đã học vào thực tế. Do đó, quy trình đào tạo là lập kế hoạch và truyền tải kinh nghiệm đến với học viên. Đồng thời, điều này còn giúp người học hiểu được sai sót và áp dụng lý thuyết hiệu quả hơn.

kỹ năng đào tạo

Đối với một người lãnh đạo, kỹ năng đào tạo nhân sự là một yêu cầu cơ bản để hướng dẫn nhân viên và dẫn dắt công ty đi đến thành công. Trong doanh nghiệp, con người chính là nhân tố trực tiếp quyết định tiến độ của công việc. Vì vậy, vai trò đào tạo, hướng dẫn của những người lãnh đạo thực sự rất quan trọng.

2. Vai trò của kỹ năng đào tạo trong doanh nghiệp

Đối với một doanh nghiệp việc đào tạo đảm nhận vai trò rất quan trọng. Kỹ năng này, liên quan trực tiếp đến lực lượng nhân sự của công ty. Do đó, quá trình này ảnh hưởng đến tất cả mọi vị trí trong tổ chức từ nhân viên đến quản lý cao cấp. Cùng tìm hiểu thêm vai trò của nội dung dưới đây nhé!

2.1 Xây dựng nội dung đào tạo chuyên nghiệp

Người lãnh đạo phụ trách thực hiện đào tạo cần có kỹ năng huấn luyện giỏi. Ngoài ra, người quản lý cần thêm sự nhạy bén và kiến thức vững về từng vị trí trong doanh nghiệp. Nhờ đó, việc lên kế hoạch, cải tiến quy trình hay thay đổi thời gian trainning đều phải sát thực tế để đảm bảo sẽ tiết kiệm tối đa chi phí.

kỹ năng đào tạo của nhà quản lý

2.2 Tăng tốc độ truyền đạt thông tin, kiến thức

Nội dung thông tin cần người có kỹ năng đào tạo nhân sự giúp nhân viên tiếp thu nhanh hơn. Đồng thời, điều này đem lại những ấn tượng khiến cho người học hiểu đúng và nhớ kiến thức lâu. Bên cạnh đó, khi truyền đạt người hướng dẫn cần thay đổi tốc độ nói, nhấn mạnh thông tin cần thiết. Điều này giúp các học viên chú trọng vào bài giảng của bạn, không bị lạc đề.

2.3 Nâng cao ý thức, trách nhiệm nơi người được đào tạo

Đào tạo giúp học viên hiểu trách nhiệm và nhận ra sai sót cần chú trọng để tránh gặp phải. Nhưng thực tế, nhiều nhân viên sau khi tham gia training nhìn thấy công việc có nhiều rủi ro. Đồng thời, đây là nguyên nhân tác động khiến những cá nhân sợ hãi và bỏ việc dù đã trúng tuyển. Điều này ảnh hưởng đến bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp.  

Ý nghĩa của việc đào tạo để nhân viên hiểu kỹ hơn về công việc được bàn giao. Bên cạnh đó, đào tạo có thể truyền đạt, hướng dẫn học viên tiếp xúc và giải quyết các sai sót nhiệm vụ. Từ đó, các cá nhân có thể đưa ra các quyết định hoàn thành, hạn chế mắc phải các sai sót trong kế hoạch.

kỹ năng đào tạo nhân viên

2.4 Khám phá năng lực của nhân viên

Thông qua quá trình đào tạo, người hướng dẫn có thể quan sát năng lực của nhân viên. Đồng thời, người quản lý có thể đánh giá các điểm mạnh điểm yếu của học viên để có thể gợi mở sự sáng tạo và khích lệ từng cá nhân nêu lên suy nghĩ riêng. Ngoài việc đánh giá năng lực nhằm nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.

Doanh nghiệp còn có thể khám phá những điểm mạnh của nhân sự. Chính vì vậy, người quản trị có thể bồi dưỡng cấp dưới cho vị trí cao hơn trong tương lai và doanh nghiệp cũng như khám phá ra năng lực của nhân sự. Từ đó, tổ chức có thể đầu tư bồi dưỡng các cá nhân cho vị trí cao hơn trong tương lai.

2.5 Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp

Trong quá trình đào tạo, ngoài kiến thức chuyên môn thì còn có văn hóa doanh nghiệp. Do đó, với kỹ năng đào tạo nhân sự chuyên nghiệp, người hướng dẫn còn mang đến cho nhân viên những nội dung sau đây:

    • Các nhìn bao quát về quá trình hoạt động tại doanh nghiệp.
    • Các quy định về văn hóa ứng xử trong công ty.
    • Các biện pháp giải quyết vấn đề khi gặp phải.

 

kỹ năng đào tạo

Những thông tin về đào tạo vô cùng hữu ích, vì văn hóa là yếu tố lớn giúp mọi nhân viên hòa hợp với môi trường chung. Trong quá trình hướng dẫn, người lãnh đạo cần mang đến cho nhân sự một niềm tin tưởng. Chỉ có như vậy, cấp dưới mới thực sự an tâm cống hiến vì doanh nghiệp. Đồng thời, người huấn luyện cũng có thể khơi dậy tinh thần nhiệt tình cống hiến vì tổ chức.

Nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định thành công của tổ chức. Vì vậy, kỹ năng đào tạo nhân viên luôn được doanh nghiệp quan tâm. Cho nên, yêu cầu về khả năng ở những công ty đảm nhận vị trí hướng dẫn sẽ được nâng cao. Hiện nay, có nhiều công ty cần ứng viên cho vị trí training phải có bằng cấp sư phạm. Điều đó, đây như một sự chứng minh về năng lực đào tạo của bạn. 

3. 5 mức độ của kỹ năng đào tạo

Kỹ năng đào tạo được chia thành nhiều mức độ khác nhau theo từng giai đoạn. Do đó, nhà lãnh đạo cần phải chuẩn bị để huấn luyện nhân viên và thể hiện năng lực bản thân. Dưới đây là những cấp độ đào tạo mà người hướng dẫn cần có như:

3.1 Mức 1 – Mức độ kém

Các cá nhân trong mức độ kém, người quản trị có thể vận dụng năng lực trong tình huống cơ bản nhất và cần rất nhiều sự hướng dẫn từ người khác.

    • Biết lắng nghe quan tâm đến cảm nhận, nguyện vọng của học viên
    • Biết cách phân chia lịch trình công việc phù hợp cho học viên
    • Năng lực đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa sẵn sàng cho vị trí người hướng dẫn.

 

3.2 Mức 2 – Mức độ cơ bản

Cá nhân có thể vận dụng kỹ năng để ứng phó với tình huống có độ khó trung bình. Tuy nhiên, người điều hành vẫn cần nhiều sự hỗ trợ cũng như hướng dẫn từ người khác.

    • Chủ động giới thiệu các khóa đào tạo ngoài cho học viên.
    • Chủ động động viên, củng cố tinh thần giúp người học nỗ lực học tập.
    • Cung cấp thông tin, nhận xét đánh giá học viên trong quá trình làm việc.

 

3.3 Mức 3 – Mức độ khá

Cá nhân ở mức độ khá đã có thể vận dụng được năng lực vào các tình huống khác nhau, mặc dù đôi khi người ở vị trí này vẫn cần sự hướng dẫn như:

    • Khơi dậy được tinh thần hứng thú của học viên
    • Tạo điều kiện cho người học tham gia các khóa đào tạo bên ngoài.
    • Tạo cơ hội cho học viên học hỏi kinh nghiệm  từ những người đi trước
    • Nhất quán về kiến thức lý thuyết và thực hành của học viên.

 

3.4 Mức 4 – Mức độ tốt

Trong mức độ tốt, cá nhân đã có thể vận dụng năng lực trong tình huống khá khó khăn và không có sự chỉ dẫn của người đào tạo.

    • Định hướng nội dung đào tạo dựa theo sở thích nghề nghiệp và nhu cầu của học viên.
    • Xây dựng hệ thống theo quy chuẩn đào tạo.
    • Giúp học viên sáng tạo nên cách mới để giải quyết trên các vấn đề khó khăn cũ.
    • Chủ động quan sát vấn đề của học viên và chia sẻ cách giải quyết để rút kinh nghiệm.

 

kỹ năng huấn luyện nhân viên

3.5 Mức 5 – Mức độ xuất sắc

Mức độ xuất sắc, mọi người cần chủ động vận dụng được các kỹ năng trong mọi tình huống. Chính vì vậy, ở mức 5 các bạn có thể tự tin truyền tải kỹ năng này đến những người khác như: 

    • Xác định các khó khăn trong quá trình đào tạo có thể gặp và lập kế hoạch giải quyết.
    • Đánh giá chính xác năng lực của học viên và xác định điểm mạnh khác của từng học viên.
    • Lập quy trình đào tạo phù hợp với từng chiến lược dự án của doanh nghiệp.
    • Định hướng phát triển phù hợp cho từng học viên.
    • Cung cấp các hướng dẫn rõ ràng, chi tiết về cách hoàn thành một nhiệm vụ hoặc quy trình
    • Giám sát chặt chẽ cùng đánh giá chính xác kết quả đào tạo.

4. Các bước rèn luyện kỹ năng đào tạo

Đào tạo không phải tự nhiên mà hình thành, phải luyện tập để nâng cao mỗi ngày. Sau đây là các bước rèn luyện để xây dựng quy trình hướng dẫn thành công. Hãy cùng Dũng tham khảo ngay nhé!

4.1 Xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng

Mối quan hệ giữa học viên và người hướng dẫn cần có sự tôn trọng và tin tưởng. Điều này giúp cho quy trình đào tạo của bạn trở nên hiệu quả hơn, bởi quá trình training không phải là một khóa học ngắn ngày mà là quá trình dài. Do đó, nếu học viên không có sự tin cậy sẽ làm mất nhiều thời gian của người quản trị.

kỹ năng đào tạo

4.2 Xem xét và điều chỉnh hành vi

Khi tiến hành hướng dẫn nhân viên, người quản lý cần xác định mục tiêu và lý do. Lưu ý bạn không nên lấy những lý do mang tính tiêu cực ra làm mục đích đào tạo. Bởi những nguyên nhân này sẽ tác động xấu đến tinh thần của học viên gây mất hứng thú học tập.

kỹ năng đào tạo là gì

Ngoài ra, khi tổ chức gặp phải những hành vi chưa đạt hiệu quả trong môi trường làm việc. Người quản lý cần phải khéo léo nhắc nhở đến những học viên điều chỉnh hành vi. Tuy nhiên, người hướng dẫn không nên dùng những hành động như lời lẽ chỉ trích. Mà thay vào đó, người quản trị phải đề cập thẳng vấn đề và dẫn dắt cấp dưới tìm hướng giải quyết phù hợp.

4.3 Đề xuất các giải pháp

Sau khi đã xác định các hành động tổ chức cần điều chỉnh và đánh giá các tác hại. Người hướng dẫn cần hỗ trợ học viên tìm ra các biện pháp khắc phục. Do đó, một người quản lý, bạn không nên áp đặt các biện pháp hay bác bỏ những ý kiến của cấp dưới. Thay vào đó, bạn nên đưa ra gợi ý để nhân viên tìm ra biện pháp tối ưu cho bản thân.

kỹ năng đào tạo là gì

4.4 Cam kết thực hiện

Đây là tiến trình bắt buộc công ty yêu cầu bạn thực hiện các biện pháp mà cấp dưới đưa ra. Đồng thời, đây cũng là một bước mang mục đích khuyến khích làm việc chăm chỉ để ủng hộ tinh thần nhân viên hành động và khen ngợi khi thành công. 

kỹ năng đào tạo là gì

4.5 Kiểm soát những lời tự bào chữa

Kiểm soát quá trình đào tạo khi cấp dưới đưa ra lý do biện minh cho hành vi. Nhà quản lý nên khéo léo trình bày mục tiêu và đào tạo để khích lệ tinh thần nhân viên và hỗ trợ học viên cải thiện chất lượng công việc. Ngoài ra, người lãnh đạo cần ghi nhận và bày tỏ sự đồng cảm với các lý do của từng cá nhân để thấu hiểu.

kỹ năng đào tạo là gì

4.6 Khen thưởng

Việc thấu hiểu và khích lệ tinh thần của người quản lý sẽ là động lực cho nhân viên tăng cường hiệu quả công tác. Điều này có thể khích lệ tinh thần mọi người trong công ty. Ngoài ra, người điều hành nên công nhận và khen ngợi sự tích cực của nhân viên. 

kỹ năng đào tạo nhân sự

5. Các phương pháp đào tạo nhân viên hiệu quả

Để có kỹ năng đào tạo nhân sự hiệu quả bạn cần phải áp dụng các phương pháp phù hợp để nhân viên cảm thấy vui vẻ với nhiệm vụ được giao. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

5.1 Trí tuệ cảm xúc

Trong kinh doanh muốn thành công phụ thuộc nhiều vào trí tuệ xúc cảm hơn là học thuật. Bởi nhóm này có khả năng nhận thức được vấn đề để tự điều chỉnh bản thân và rất nhạy bén với cảm xúc của người khác. Do đó, đây là những người có khả năng tạo sức ảnh hưởng đến những cá nhân đối diện.

5.2 Tự nhận thức

Người có khả năng tự nhận thức cảm xúc và phản ứng của bản thân sẽ tự nhìn nhận việc đã làm. Từ đó, nhóm người này có thể tự tìm ra hướng giải quyết đúng đắn nhất phù hợp cho công việc.

kỹ năng đào tạo

5.3 Tự điều chỉnh

Những người có khả năng tự điều chỉnh thường đi đôi với tự ý thức. Do đó, nhóm này có thể nhận biết để kiểm soát cảm xúc của bản thân cao và là người giỏi phát triển, duy trì các mối quan hệ.

Tổng kết

Qua bài viết, hy vọng với những chia sẻ trên. Dũng đã giúp ích cho quá trình luyện tập khả năng của bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần nơi đào tạo kỹ năng mềm, liên hệ ngay với Dũng nhé!

Nguồn sưu tầm: PDCA

Kỹ năng đào tạo - huấn luyện nhân viên có thật sự cần thiết? - Trần Dũng