Khái niệm doanh thu và cách tính doanh thu mới nhất

Đăng ngày 17/09/2023 lúc: 03:3231 lượt xem

Khái niệm doanh thu và cách tính doanh thu mới nhất

Trong bài viết này, CEO Trần Trí Dũng giải thích khái niệm doanh thu và cách tính doanh thu mới nhất. Các nhà lãnh đạo hãy tìm hiểu các kiến thức này nhé!

Doanh thu là một trong các chỉ số quan trọng. Nó nhằm xác định hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp có đang hiệu quả hay không. Vậy doanh thu là gì? Cách tính doanh thu như thế nào? Tất cả những câu hỏi sẽ được giải đáp qua bài viết bên dưới.

Khái niệm doanh thu?

Doanh thu có thể hiểu là tổng giá trị mà doanh nghiệp đạt được. Giá trị này từ hoạt động kinh doanh bán hàng sản phẩm, cung cấp dịch vụ, những hoạt động mang đến lợi ích khác của tổ chức. Chỉ số này phản ánh tình hình kinh doanh của một đơn vị ở cùng một khoảng thời gian. Từ đó có thể xác định xem doanh nghiệp ấy hiện tại có đang thật sự hoạt động tốt hay không. 

Hầu hết các doanh nghiệp trong quá trình phát triển đều mong muốn đạt được một mục đích chung. Đó chính là tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, ổn định và hiệu quả dài hạn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng xác định rõ ràng được mục tiêu đạt đến mức doanh thu thành công như đã đặt ra. Cũng không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách tính doanh thu sao cho chính xác.

Doanh thu là gì?

Cách tính doanh thu chuẩn nhất

Thông thường, doanh thu sẽ được tính theo giá thành của một sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm bán ra. Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều áp dụng công thức trên khi tính doanh thu. Như vậy, công thức cách tính doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ được tính như sau:

  • Đối với hoạt động bán sản phẩm: Doanh thu của doanh nghiệp = giá bán x sản lượng
  • Đối với các công ty cung cấp dịch vụ: Doanh thu của doanh nghiệp = số lượng khách hàng x giá dịch vụ

Như vậy, cách tính doanh thu trên thực tế không hề khó. Nếu muốn đảm bảo được quá trình tính doanh thu đúng. Thì kế toán doanh nghiệp phải đảm bảo các khâu phát sinh mỗi khi bán ra sản phẩm, dịch vụ.

Phân biệt giữa doanh thu và thu nhập

Doanh thu là toàn bộ lợi nhuận của một cá nhân, tổ chức thu được nhờ hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian. Thu nhập là chênh lệch giữa chi phí sản xuất hàng hoá và doanh thu. 

Chức năng chủ yếu của doanh thu là thu hồi những khoản tiền mà doanh nghiệp, cá nhân đã chi vào quá trình mua và sản xuất. Còn thu nhập chỉ là mức giá trị thực. Nó đã được trừ đi những khoản tiền mà doanh nghiệp nhận lại sau khi đã bán được hàng hoá. 

Đối với doanh thu thì doanh nghiệp cần được tính toán dựa trên tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ do mình bán ra. Để nhân với đơn giá sản phẩm, dịch vụ. Tiếp theo là cộng cho các khoản phụ thu khác. Còn đối với thu nhập thì sẽ được tính bằng giá trị của toàn bộ các hợp đồng dịch vụ hoặc số lượng khách nhân với giá của dịch vụ.

Phân biệt giữa doanh thu và thu nhập

Ý nghĩa của cách tính doanh thu

Doanh thu của một doanh nghiệp giúp thể hiện được mức quy mô và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đó. Đây được xem là tiền đề để bù đắp vào những khoản chi phí đã mất trong quá trình sản xuất và thực hiện đóng thuế cho Nhà nước. Doanh thu chính là giai đoạn cuối trong quá trình luân chuyển vốn. Chúng sẽ tạo tiền đề cho quá trình tái sản xuất tiếp theo.

Các loại doanh thu thường gặp

Doanh thu giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh được quá trình tái kinh doanh, hạn chế được tình trạng vay vốn. Có nhiều loại doanh thu trong kinh doanh. Cụ thể như sau:

Doanh thu từ hoạt động bán hàng

Doanh thu từ hoạt động bán hàng là toàn bộ những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp đã thu được. Hoặc khoản lợi nhuận sẽ thu được thông qua việc mua bán hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ. Những khoản thu này bao gồm các khoản thu chính và phụ thu.

Đây chính là nguồn tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp trang trải những khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Doanh thu từ hoạt động bán hàng cũng là nguồn tài chính. Nó giúp doanh nghiệp không phải bị phụ thuộc vào những khoản nợ bên ngoài. Đồng thời giảm thiểu áp lực về chi phí đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh thu từ hoạt động bán hàng

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Doanh thu từ hoạt động tài chính của một doanh nghiệp bao gồm cả phần tiền lãi và cổ tức được phân chia theo lợi nhuận, những khoản thu được do hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, tiền thu hồi, thanh lý, khoản góp vốn liên doanh, đầu tư vào doanh nghiệp khác. Thậm chí lãi tỷ giá đối hoái, chênh lệch bán ngoại tệ, chuyển nhượng vốn, khoản doanh thu hoạt động tài chính khác. Chúng cũng thuộc doanh thu tài chính của doanh nghiệp. 

Doanh thu nội bộ

Doanh thu nội bộ là khoản tiền thu về thông qua các hoạt động bán hàng hoá, sản phẩm dịch vụ nội bộ giữa nhiều đơn vị trong cùng một công ty, tập đoàn. Đây là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nội bộ của công ty. Phần doanh thu chỉ được xác định khi doanh nghiệp đã hoàn tất chuyển giao lợi nhuận, rủi ro gắn kèm với hàng hoá và bên mua là nội bộ công ty. 

Doanh thu bất thường

Doanh thu bất thường là khoản tiền do một số hoạt động không được tổ chức thường xuyên. Như khi doanh nghiệp bán máy móc, thiết bị cũ, thanh lý tài sản hoặc các khoản phải trả nhưng không cần trả. 

Điều kiện để có thể ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp phải luôn nỗ lực, phấn đấu để tạo ra luồng tiền cho mình. Nhưng không phải phần tiền nào cũng được coi là doanh thu. Chúng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định thì mới được ghi nhận là doanh thu. Cụ thể như sau:

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

Dựa vào Điểm 10 VAS 14. Những con số về doanh thu bán hàng của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận. Khi thỏa mãn được các điều kiện sau:

  • Đã chuyển giao được phần lớn những rủi ro, lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa sang cho người mua.
  • Không còn phải nắm giữ các quyền quản lý hàng hóa như người chủ sở hữu hay quyền kiểm soát các mặt hàng hóa.
  • Doanh thu đã được xác định có phần tương đối chắc chắn.
  • Đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động bán hàng.
  • Xác định được mức chi phí có liên quan đến việc giao dịch bán hàng.

Điều kiện để ghi nhận được doanh thu cung cấp dịch vụ

Dựa vào Điểm 16 VAS 14, doanh thu cung cấp cho dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận khi đã thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Doanh thu của doanh nghiệp đã được xác định tương đối chắc chắn.
  • Có khả năng thu về được lợi ích kinh tế từ việc giao dịch cung cấp các dịch vụ.
  • Xác định được những phần công việc đã được hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.
  • Xác định được mức chi phí phát sinh cho giao dịch và phần chi phí hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Điều kiện để ghi nhận được doanh thu cung cấp dịch vụ

Những sai lầm thường gặp về doanh thu của doanh nghiệp

Để có thể đảm bảo việc xác định các chỉ số doanh thu được chuẩn xác hơn. Cũng như việc giảm thiểu được tình trạng tốn nhiều thời gian do tính nhầm doanh thu. Thì dưới đây sẽ là một vài điều bạn cần lưu ý để tránh được những sai lầm thường gặp trong quá trình xác định các chỉ số doanh thu cho doanh nghiệp.

Sự nhầm lẫn giữa doanh thu và dòng tiền vào

Ngày nay có rất nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng dòng tiền vào của doanh nghiệp chính là doanh thu. Tức là cứ thu được tiền thì đó phần tiền đó là doanh thu. Đây là một cách hiểu sai lầm. Bởi vì doanh thu chỉ được ghi nhận. Khi doanh nghiệp đó đã hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng một loại hàng hóa hay việc cung cấp các dịch vụ cho người mua.

Một vài trường hợp dễ gây nhầm lẫn giữa doanh thu và dòng tiền vào là:

  • Nhận phần tiền tạm ứng từ khách hàng và coi chúng là doanh thu => Điều này là sai, do thời điểm này doanh nghiệp chưa hoàn thành phần chuyển giao hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng.
  • Các khoản khách trả trước cho nhiều kỳ nhưng lại được tính hết vào phần doanh thu một kỳ (trong kế toán gọi điều này là doanh thu chưa được thực hiện). Cách hiểu lệch lạc này rất thường gặp phải ở các doanh nghiệp dịch vụ, điều này đã dẫn đến việc tính sai kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

Ghi nhận doanh thu sai thời điểm

Một vài doanh nghiệp có cách hiểu sai rằng: Doanh thu sẽ được ghi nhận khi doanh nghiệp đó nhận được tiền thanh toán từ khách hàng của mình. Hay khi doanh nghiệp đã xuất hóa đơn.

Đây là một cách hiểu sai. Do bởi doanh thu sẽ được ghi nhận ngay tại thời điểm mà doanh nghiệp hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa của mình cho khách hàng hoặc đã hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, không bị phụ thuộc vào thời điểm thanh toán. Đây là vấn đề cần phải hiểu đúng. Để tránh tình trạng sai sót khi trong giai đoạn xác định lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Những sai lầm thường gặp về doanh thu của doanh nghiệp.

Tính các khoản thuế gián thu vào doanh thu

Đối với các khoản thuế gián thu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu,… thì chúng chỉ là các khoản thuế mà các doanh nghiệp thu giúp nhà nước, người chịu thuế thực chất là những người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ cuối cùng. Chính vì vậy mà việc gộp chung khoản thuế này vào doanh thu là không chính xác.

Tầm quan trọng của doanh thu đối với doanh nghiệp

Doanh thu là một chỉ số vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Chúng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp. Nếu không có doanh thu thì doanh nghiệp đó sẽ không thể nào chi trả được cho các hoạt động kinh doanh, vận hành doanh nghiệp hay các nguồn vốn cho các kỳ kinh doanh tiếp theo.

Một khi doanh nghiệp đã đạt được nguồn doanh thu một cách đều đặn. Thì sẽ dẫn đến tốc độ luân chuyển nguồn vốn cũng được tăng trưởng theo. Từ đó giúp cho giá trị thanh khoản của doanh nghiệp được bảo đảm tạo điều kiện cho việc tái đầu tư, quay vòng vốn nhanh. Ngoài ra, doanh thu còn là cơ sở để các doanh nghiệp có thể khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Nhờ đó tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và lượng hàng hóa bán ra sẽ tăng trưởng tốt. 

Một số câu hỏi hay thường gặp về doanh thu

Việc đọc hết một loạt các định nghĩa về doanh thu nhưng chắc hẳn các bạn vẫn còn thắc mắc một vài điều về chúng. Dưới đây CBD Firm xin tổng hợp lại một vài câu hỏi thường gặp của các doanh nghiệp về doanh thu.

Sự khác nhau giữa doanh thu và doanh số?

Doanh số thực chất là phần doanh thu thu được từ các hoạt động chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn như đối với một vài doanh nghiệp thương mại thì sẽ có doanh thu thu về từ các hoạt động bán hàng hoặc các nơi cung cấp dịch vụ và chúng sẽ được tính bằng số lượng sản phẩm, gói dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra được trong kỳ kế toán. Trong khi đó doanh thu lại chính là tổng lợi ích kinh tế từ những hoạt động của doanh nghiệp. Chúng đã bao gồm luôn cả các hoạt động chủ yếu và các hoạt động khác như đầu tư tài chính,… Vì vậy, doanh thu và doanh số là hai khái niệm khác nhau và doanh thu bao gồm luôn cả doanh số.

Turnover là gì? Và chúng có liên quan như thế nào đến doanh số?

Thuật ngữ “turnover” thực tế có nhiều ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, để có thể hiểu đúng được từ turnover thì chúng ta cần đặt chúng vào trong ngữ cảnh. Cụ thể như sau: Với bối cảnh là kinh doanh thì turnover nghĩa là doanh nghiệp đó đã đạt được chỉ tiêu số mà mình đã đề ra. Thực tế, trong kinh doanh còn có rất nhiều thuật ngữ turnover khác nhau như inventory turnover (vòng quay hàng tồn kho), Cash turnover (vòng quay tiền mặt),…

Có thể thấy được rằng doanh thu là một chỉ tiêu đặc biệt. Nó vô cùng quan trọng tại các doanh nghiệp. Do vậy, chủ doanh nghiệp cần phải thực hiện theo dõi thường xuyên, liên tục. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp nên tiến hành phân định rõ ràng các loại doanh thu của doanh nghiệp. Nên phân định theo từng mặt hàng, thị trường, nhân viên kinh doanh, . ..

Do việc theo dõi thường xuyên, liên tục và tỉ mỉ các khoản doanh thu theo từng khía cạnh. Chủ doanh nghiệp biết rõ đâu là những mặt hàng đang có hiệu quả kinh doanh tốt. Cũng như thị trường nào đang tăng trưởng, nhân viên kinh doanh nào đang đạt doanh số cao,… Để từ đó có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn và phù hợp. 

Một số câu hỏi hay thường gặp về doanh thu

Lời kết

Thông qua bài viết trên chúng ta cũng đã phần nào hiểu được doanh thu có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp. Dũng cũng giải thích cách tính doanh thu sao cho hiệu quả. Doanh thu là một yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Kiểm soát mức doanh thu tăng trưởng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang trong giai đoạn phát triển. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải luôn đưa ra được các chiến lược kinh doanh hợp lý. Để tạo ra được doanh thu cho công ty.

Hy vọng bài viết này đã mang lại những thông tin bổ ích cho bạn. Hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.

Link tham khảo

Khái niệm doanh thu và cách tính doanh thu mới nhất - Trần Trí Dũng