Thế nào là mô hình PEST? Cách áp dụng PEST trong kinh doanh

Thế nào là mô hình PEST? Cách áp dụng PEST trong kinh doanh

Cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu thế nào là mô hình PEST trong bài viết này! Dũng cũng hướng dẫn cách áp dụng PEST trong kinh doanh cho các độc giả.

1. Thế nào là mô hình PEST?

Mô hình PEST là tổng hợp nghiên cứu về cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Nội dung chính phân tích bốn yếu tố chính của môi trường vĩ mô bao gồm chính trị (P), kinh tế (E), văn hóa – xã hội (S) và công nghệ (T). Do đó, khi nghiên cứu PEST, bạn phải phân tích cụ thể 4 khía cạnh để tìm ra chiến lược cho sự phát triển của tổ chức.

mô hình pest

2. Mô hình PEST mang lại lợi ích gì?

Môi trường kinh doanh luôn vận động tạo ra những cơ hội tuyệt vời và cũng tiềm ẩn nhiều mối đe dọa. Công cụ PEST giúp doanh nghiệp nắm rõ toàn cảnh thị trường. Từ đó nhà quản trị nhận định chính xác những trường hợp có thể xảy ra. Trong quá trình ứng dụng, một số các nhân tố khác được thêm vào mô hình để việc phân tích trở nên kỹ lưỡng hơn như:

    • Mô hình PESTEL/PESTLE:  Yếu tố luật pháp (Legal) và môi trường (Environmental) được thêm vào.
    • SLEPT: Yếu tố pháp luật (Legal).
    • STEEPLE: Thành phần được bổ sung là đạo đức (Ethics).
    • STEEPLED: Nhân khẩu học (Demographic) được bổ sung vào mô hình.

 

mô hình pest

3. 4 yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh

Mô hình PEST là gì và bao gồm mấy yếu tố? Trong nội dung này Dũng sẽ đưa ra những nội dung cụ thể cho từng thành phần để các bạn có thể trả lời câu hỏi trên.

3.1 Political – Chính trị

Các yếu tố chính trị là sự tác động của Chính phủ tác động đến nền kinh tế. Những thay đổi này cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp cho công ty. Một số nội dung chính liên quan trong mô hình được hiểu cụ thể như sau:

    • Sự ổn định của chính trị: Hoạt động liên quan đến xung đột chính trị, ngoại giao tác động lên kinh doanh. Nếu thể chế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.
    • Mức độ can thiệp của chính phủ: Chính phủ kiểm soát, khuyến khích, tài trợ hoặc cung cấp hình thức dịch vụ công nghiệp. Doanh nghiệp nắm bắt mức độ này sẽ có lợi hơn và tận dụng được các nguồn tài trợ của nhà nước để phát triển hơn.
    • Pháp luật và các chính sách: Các điều luật và chính sách thương mại, phát triển các ngành, bảo vệ người tiêu dùng,… tạo môi trường kinh doanh lâu dài. Do vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ và chấp hành quy định tốt. Điều này sẽ giúp tận dụng cơ hội trong điều khoản pháp lý và tránh thiệt hại.

mô hình pest

3.2 Economic – Kinh tế

Các yếu tố kinh tế là một trong những ảnh hưởng hàng đầu đến doanh nghiệp. Những thành phần này được xem xét ở trong dài hạn và ngắn hạn. Các vấn đề bao gồm:

    • Trình độ phát triển kinh tế để tạo điều kiện cho công ty phát triển và ngược lại.
    • Lãi suất cao có thể hạn chế đầu tư. Bởi vì, nhà lãnh đạo phải vay vốn để chi cho hoạt động kinh doanh. Chính vì lý do này cũng khiến người mua hàng tiết kiệm hơn và nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm xuống.
    • Lạm phát có thể làm cho ước muốn tiền lương của người lao động tăng. Từ đó, chi phí cho doanh nghiệp cũng nâng cao theo. Đây chính là rủi ro lớn cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, giảm phát sẽ làm cho nền kinh tế bị trì trệ.
    • Ngoài ra, các vấn đề khác như là chính sách thất nghiệp, chi phí hàng hóa và tài nguyên,… cũng ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển nền kinh tế của doanh nghiệp.

 

pest

3.3 Social – Xã hội

Nhân tố xã hội phân tích các khía cạnh về nhân khẩu học và văn hóa của thị trường. Nội dung cụ thể như hiểu biết sức khỏe, tăng trưởng dân số, cơ cấu độ tuổi, nghề nghiệp,… Những lĩnh vực này ảnh hưởng đến tổng cầu của doanh nghiệp và cách để đáp ứng được mong muốn khách hàng. Dựa vào các yếu tố cộng đồng, tổ chức có thể thay đổi chiến lược quản lý để thích nghi trước mọi biến đổi.

mô hình pest

3.4 Technological – Công nghệ

Sự tiến bộ của công nghệ khoa học có tác động sâu sắc lên sản phẩm, dịch vụ, quá trình tiếp thị và vị trí của doanh nghiệp,… Ảnh hưởng đến cách thức công ty cung cấp hàng hóa cho thị trường. Bên cạnh đó, sự phát triển của kỹ thuật số khiến các tổ chức chuyển dịch qua hình thức kinh doanh mới. Do vậy, nhà quản trị lao vào cuộc đua thương mại điện tử và digital marketing để tiếp cận khách hàng.

4. Ai nên sử dụng mô hình PEST?

Phân tích PEST rất hữu ích đối với bất kỳ một tổ chức. Phương pháp giúp đánh giá được thị trường hiện tại và tương lai. Về cơ bản, điều này được thực hiện bởi quản lý cấp cao cho mục tiêu lập kế hoạch chiến lược. Các cơ quan bên ngoài, những người ra quyết định, nhà tư vấn có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị về phân tích PEST. Ngoài ra, mỗi ngành nghề sẽ áp dụng công cụ theo cách khác nhau.

Phân tích PEST

5. Sử dụng mô hình phân tích PEST trong doanh nghiệp với mục đích gì?

Công cụ PEST được dùng để phát triển chiến lược kinh doanh một cách chủ động và hoàn thiện hơn. Mục đích chính là hướng sự chú ý của tổ chức ra các yếu tố bên ngoài. Những thành phần này rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, khi bạn có sự chuẩn bị thì tác động xấu có thể trở thành bước phát triển nhảy vọt của doanh nghiệp.

Công cụ PEST

Khi phân tích PEST, nếu nhà lãnh đạo sử dụng đúng cách thì cơ hội sẽ xuất hiện. Từ đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt vấn đề và quản trị rủi ro. Công việc này giúp công ty chủ động với chiến lược sẵn có thay vì phải đưa ra hành động đối phó tạm bợ ít có trường hợp thành công hơn.

6. Hướng dẫn áp dụng mô hình phân tích PEST vào kinh doanh

Trong nội dung tiếp theo, Dũng sẽ hướng dẫn các bạn cách áp dụng mô hình PEST vào xây dựng chiến lược doanh nghiệp theo các bước dưới đây. 

6.1 Bước 1: Tìm hiểu các yếu tố tác động

Để người quản lý có thể biết được những ảnh hưởng đối với công việc kinh doanh đến từ đâu thì có thể tham khảo một số câu hỏi dưới đây.

Yếu tố chính trị

    • Theo dõi cuộc bầu cử ở địa phương hoặc toàn quốc sẽ diễn ra khi nào? Điều này có thể làm thay đổi chính sách của từng khu vực ra sao?
    • Những người đang tranh giành quyền lực kiểm soát là ai? Quan điểm về chính sách kinh doanh và các vấn đề khác như thế nào?
    • Điều luật nào chưa được bỏ phiếu hoặc có thay đổi nào về thuế, lãi suất,… gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp không?
    • Các chính sách của Chính phủ đang định hướng công ty về khía cạnh nào?

 

mô hình pest

Yếu tố kinh tế

    • Nền kinh tế hiện đang ổn định hay biến động?
    • Tỷ giá hối đoái đang là bao nhiêu?
    • Mức thu nhập, mức sống của người tiêu dùng tăng hay giảm?
    • Tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức nào?
    • Tình hình kinh tế trong nước và thế giới có gì mới hay không?

 

mô hình pest

Yếu tố xã hội

    • Tốc độ phát triển dân số như thế nào? Đánh giá mức độ dân cư hiện tại?
    • Tình trạng sức khỏe và giáo dục như thế nào?
    • Xu hướng thị trường lao động hiện tại?
    • Có những thay đổi về văn hóa xã hội hay không? Nếu có thì doanh nghiệp của bạn có bị ảnh hưởng hay không?
    • Hình thức tôn giáo và lối sống của của người dân.

 

Yếu tố công nghệ

    • Có công nghệ mới nào chuẩn bị ra mắt? Ứng dụng có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn hay không?
    • Đối thủ cạnh tranh có sử dụng công nghệ mới vào kinh doanh và sản xuất hay không?

 

mô hình pest

6.2 Bước 2: Xem xét các cơ hội có thể xảy ra

Bạn cần tập trung vào những thay đổi sau khi đã tìm hiểu. Các vấn đề được xem xét có cơ hội nào mở ra cho doanh nghiệp một con đường phát triển sản phẩm hay không? Nhà quản trị có khả năng tìm ra thị trường mới hoặc có thể thực hiện các quy trình bán hàng hiệu quả hơn được không?

6.3 Bước 3: Tìm kiếm mối đe dọa tiềm ẩn

Khi tình huống thay đổi, bạn nên đánh giá hoạt động kinh doanh có giảm hay không? Nếu vấn đề được phát hiện để giải quyết sớm thì bạn có thể giảm được các tác động không đáng có. Bên cạnh đó, phân tích rủi ro giúp người quản lý biết về mối nguy hiểm và đưa ra được chiến lược phòng tránh.

6.4 Bước 4: Kế hoạch hành động

Sau khi đã xác định được các thuận lợi lớn cho doanh nghiệp, bạn cần đề xuất các hành động và kế hoạch cụ thể để khai thác tối đa các cơ hội trong thương mại. Ngoài ra, khi biết được rủi ro, nhà quản trị sẽ lên chiến lược phù hợp để quản lý. Thêm vào đó, những điều bất lợi phải bị loại bỏ ra khỏi quá trình kinh doanh của bạn.

mô hình pest

7. Ví dụ về mô hình PEST hiệu quả của Coca-Cola

Trong phần này, Dũng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về PEST bằng ví dụ của Coca-Cola. Những yếu tố mà người làm kinh tế cần xác định trong mô hình là:

Yếu tố chính trị

Chính phủ công bố tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nên doanh nghiệp cần phải tuân thủ nếu không sẽ phải nộp phạt. Những thay đổi về thuế và luật môi trường cũng là những điểm mà công ty phải chú ý.

Yếu tố kinh tế

Những biến động về kinh tế như lạm phát, suy thoái sẽ làm cho sản phẩm có giá thấp hơn. Lãi suất tăng làm giảm hiệu quả kinh doanh, gây ra các dư thừa và chi phí thấp hơn.

Yếu tố xã hội

Nếu nhiều người chuyển sang cuộc sống lành mạnh thì sẽ hạn chế tối đa nước ngọt có ga. Mọi người sẽ tiêu dùng nước khoáng hay chọn sản phẩm “ăn kiêng”. Điều này làm ảnh hưởng đến ngành hàng của Coca Cola rất nhiều.

Yếu tố công nghệ

Một số ứng dụng công nghệ có thể tạo ra được sự khác biệt giữa kế hoạch kinh doanh và kết quả thực tế. Ví dụ như hiệu quả của chương trình tiếp thị và hiệu suất sản xuất tăng cao.

Phương pháp PEST

8. So sánh mô hình PEST và SWOT cái nào tốt hơn

Cả 2 mô hình PEST và SWOT đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi mô hình nào tốt hơn cho doanh nghiệp. Thay vào đó, bạn nên sử dụng phân tích và đưa những nhận định đó vào thực tế.

Thay vì so sánh 2 mô hình này, Dũng khuyên bạn nên tiến hành mô hình PEST trước và sau đó phân tích SWOT. Tại sao nên áp dụng cả 2 mô hình? Phân tích mô hình PEST sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan về thế giới mà đơn vị của bạn tồn tại và đặc biệt hữu ích khi hiểu cả quốc gia của bạn và các quốc gia mà bạn dựa vào đó để phát triển.

Sau khi phân tích PEST xong chúng ta tiến hành phân tích SWOT. Điều này mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, hiểu được những hạn chế mà bạn có thể không coi đó là rủi ro trước khi phân tích PEST. Bên cạnh đó, bạn có thể thấy những gì bạn coi là điểm mạnh ở quốc gia của mình trước khi tiến hành phân tích PEST thực sự là điểm hạn chế ở một thị trường khác.

mô hình pest

Những bài viết nổi bật:

Trên đây là tất cả những kiến thức xung quanh chủ đề về mô hình PEST. Có thể nói, đây là phương pháp cứu cánh hiệu quả khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Hy vọng rằng qua bài viết của Dũng giúp mọi người đã hiểu thêm về tầm quan trọng của việc phân tích. 

Nguồn sưu tầm: PDCA

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments