Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp
Trần Trí Dũng hướng dẫn tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp. Các lãnh đạo hãy đọc bài và cân nhắc để gây dựng chiến dịch tốt nhé!
Trong môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu. Chính vì thế, để phát triển và giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Các doanh nghiệp cần phải nắm rõ tình hình cạnh tranh của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp. Dũng cũng sẽ đưa ra một số ví dụ về đối thủ cạnh tranh để các lãnh đạo hiểu rõ nhé!
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là gì?
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp, tổ chức, hoặc cá nhân hoạt động trong cùng một ngành kinh doanh. Tất cả chung mục tiêu cạnh tranh trên thị trường. Các đối thủ cạnh tranh có thể đến từ cùng một khu vực địa lý hoặc từ khắp nơi trên thế giới. Tùy thuộc vào tính chất của ngành kinh doanh đó.
Trên thị trường, đối thủ cạnh tranh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự cạnh tranh và tạo ra sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh cũng gây áp lực đối với các doanh nghiệp khác. Điều này khiến cho các doanh nghiệp phải cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về đối thủ cạnh tranh. Bao gồm các chiến lược kinh doanh, sản phẩm, giá cả, và chiến lược quảng cáo để có thể đối phó và giành lấy thị phần trên thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo rằng mình không vi phạm các quy định và luật pháp. Điều này cần thiết để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong ngành kinh doanh.
Tầm quan trọng của việc phân tích đối thủ cạnh tranh
Giúp doanh nghiệp hiểu biết thị trường sâu hơn
Nếu đối thủ cạnh tranh mà công ty bạn chọn là những người đi đầu hoặc đã có những thành tựu và dấu ấn nhất định trên thị trường. Thì việc phân tích cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tăng cường hiểu biết về thị trường đó.
Nghiên cứu và hiểu biết sâu về đối thủ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được những xu hướng đã và đang xảy ra trên thị trường. Từ đó có thể xác định, đưa ra và đón đầu những chiến lược nhằm là tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Hiểu được mục tiêu, chiến lược và cách thức làm việc của đối thủ
Thông qua phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ rút ra được nhiều bài học về kinh nghiệm, cách thức. Để từ đó có những chiến lược cạnh tranh hợp lý và hiệu quả nhất.
Doanh nghiệp sẽ xác định rõ các mục tiêu, chiến lược và hoạt động của đổi thủ trong mỗi giai đoạn. Để tích lũy thêm nhiều bài học kinh nghiệm. Qua đó áp dụng những phương pháp mới nhằm tránh được những thiệt hại có thể.
Khi đã hiểu rõ về đối thủ thì doanh nghiệp của bạn sẽ đề ra các giải pháp phù hợp với đặc tính của đối thủ. Để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.
Xác định những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ
Từ những điểm mạnh, điểm yếu của đổi thủ, doanh nghiệp có thể hoạch định được các khó khăn và thử thách mà mình sẽ phải đương đầu. Từ sẽ xác định những ưu thế cạnh tranh và sự khác biệt của doanh nghiệp so với hàng ngàn đối thủ ở ngoài kia. Hơn nữa, doanh nghiệp của bạn có thể xây dựng được cho mình một chiến lược phù hợp. Để vượt qua tất cả những khó khăn và thách thức.
Xác định các mối đe dọa của đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của mình
Trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ xác định được những mối nguy hiểm và thách thức mà đối thủ có thể mang tới. Biết được điều này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh và tìm cách chuẩn bị cho các tình huống có thể gặp phải.
Tìm kiếm những cơ hội mới trên thị trường
Phân tích cạnh tranh còn giúp tìm cơ hội làm ăn mới cho doanh nghiệp. Biết rõ đối thủ đang yếu ở lĩnh vực nào hay bỏ qua phân khúc nào trên thị trường. Bạn có thể tận dụng cơ hội đó để tung ra các sản phẩm và thương hiệu mới nhắm đến phân khúc này. Nhằm tránh cạnh tranh trực tiếp.
Tìm thấy những chiến lược thích hợp có thể vượt qua đối thủ
Thông tin của đối thủ sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể dự báo trước các hành đồng của đối thủ trong mọi hoàn cảnh, thời điểm. Cơ sở đó, sẽ vạch ra được các chiến lược kinh doanh hợp lý. Để làm gia tăng lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp của bạn có thể thiết kế, thay đổi lại chiến lược của mình. Sao cho phù hợp với thị trường và khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và có lợi nhất.
Một số ví dụ về đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp theo từng lĩnh vực kinh doanh
Ví dụ về đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm
Ngành công nghiệp thực phẩm là một trong những ngành kinh doanh phát triển nhất hiện nay. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các thương hiệu thực phẩm lớn và nổi tiếng như Nestle, Unilever, Pepsi, Coca Cola, McDonald’s, KFC, Lotte Mart, Big C, VinMart, Seven Eleven… Đây đều là những đối thủ cạnh tranh lớn của nhau. Mỗi thương hiệu có một phương thức kinh doanh và chiến lược marketing khác nhau để thu hút khách hàng và giữ vững thị phần của mình.
Ví dụ về đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm ngành điện tử
Ngành công nghiệp điện tử là một trong những ngành kinh doanh phát triển nhất hiện nay. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các thương hiệu điện tử lớn và nổi tiếng như Samsung, Apple, LG, Sony, Panasonic, Toshiba…
Ví dụ về đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp công nghiệp ô tô
Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành kinh doanh phát triển nhất hiện nay. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các thương hiệu ô tô lớn và nổi tiếng như Toyota, Honda, Ford, General Motors, BMW, Mercedes-Benz, Hyundai, Kia…
Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp?
Sự ganh đua đến từ đối thủ cạnh tranh sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng từ cơ cấu tổ chức đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Những ảnh hưởng mang tính tích cực
Sự hiện diện của đối thủ cạnh tranh khiến các doanh nghiệp trong và ngoài nước luôn phải dè chừng. Bởi sự hiện diện đó đang đe dọa đến nguồn thu của doanh nghiệp. Nó khiến thị phần chung phải san sẻ sang các thương hiệu khác nữa.
Cũng đồng thời, nó là sự cảnh tỉnh mạnh mẽ tới các nhà quản trị và toàn thể doanh nghiệp. Từ đó, nó tạo tiền đề cho những thay đổi mạnh mẽ trong sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp,.. Doanh nghiệp sẽ chủ động thay thế những sản phẩm đã cũ, đã lỗi thời và không còn thích hợp với mình nữa.
Hơn thế, doanh nghiệp còn học hỏi các bài học kinh nghiệm từ những đối thủ cạnh tranh của mình. Đặc biệt, nếu họ bán các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự nhau. Và cùng hướng tới giải quyết một nhu cầu hay phục vụ một tệp khách hàng nhất định.
Những lần triển khai hoạt động pr, Marketing, bán hàng. .. của họ sẽ là các case study tốt nhất mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Cách đối thủ cạnh tranh triển khai phân phối và bán hàng. Sẽ là những điểm đáng chú ý cho kế hoạch kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp. Xem xét kỹ khi áp dụng vào thực tiễn của doanh nghiệp sẽ tránh được những thất bại không đáng có.
Những ảnh hưởng mang tính tiêu cực
Ảnh hưởng đến thị phần trên thị trường
Lợi nhuận doanh nghiệp luôn là mục tiêu hàng đầu đối với việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào muốn chia sẻ thị phần kinh doanh để mất đi nguồn lợi nhuận vốn có của mình. Vì thế, điều đáng quan tâm nhất khi nói tới ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh chính là lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã hoạt động lâu hay có năng lực tài chính tốt đều có thể bị ảnh hưởng bởi các đối thủ cạnh tranh. Dù họ có quy mô nhỏ hơn hay mới tham gia thị trường. Bởi lẽ, họ đang tràn đầy tham vọng mở rộng kinh doanh.
Đối thủ cạnh tranh sẽ tìm mọi cách để chiếm được khách hàng thông qua khuyến mại, giảm giá, chăm sóc khách hàng,… Họ sẽ cố gắng làm tốt hơn doanh nghiệp bạn nhằm phát triển tệp khách hàng. Cuối cùng là nỗ lực gia tăng thị phần của họ trên thị trường. Đó cũng là điều nhiều doanh nghiệp lo lắng.
Ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng
Nguồn thu cho doanh nghiệp đến từ việc mua của khách hàng. Đặc biệt là khách hàng mới. Vì vậy đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách để lấy được lượng khách hàng trung thành mà doanh nghiệp đang có. Đồng thời thu hút lượng khách hàng mới mà doanh nghiệp đang hướng tới.
Với các khách hàng trung lập của bạn, đối thủ cạnh tranh sẽ luôn là kẻ nhanh chân hơn. Họ sẽ tìm mọi cách lôi kéo các khách hàng trung lập này thành khách hàng tiềm năng của mình. Từ đó tăng số lượng mua hàng và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đó cũng là nguy cơ của doanh nghiệp sẽ không còn khách hàng để tiếp cận và thị thần không còn sức cạnh tranh. Vì lẽ đó mà doanh thu và lợi nhuận không còn điều kiện để tăng lên.
Phân loại các chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về giá
Đây là một loại chiến lược kinh doanh rất khó thực hiện đối với các công ty quy mô nhỏ bởi vì nó liên quan đến việc cam kết dài hạn nhằm cung cấp những sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp hơn trên thị trường. Vì lý do này, các công ty cần cung cấp sản phẩm với chi phí thấp nếu không sẽ không tạo ra được lợi nhuận.
Chiến lược cạnh tranh về đặc trưng dẫn đầu
Xác định đặc tính của một sản phẩm là duy nhất so với các đối thủ cạnh tranh trong thị trường là điều quan trọng trong chiến lược dẫn đầu về sự khác biệt. Khi một sản phẩm có thể tạo nên sự khác biệt với những sản phẩm hay dịch vụ cạnh tranh khác trên thị trường thì nó sẽ được nhiều người biết đến và sẽ có giá cao hơn.
Chiến lược tập trung vào giá
Chiến lược này gần giống với chiến lược dẫn đầu về giá. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt nữa là chiến lược tập trung vào chi phí này sẽ nhắm đến một phân khúc cụ thể trong thị trường.
Một số lưu ý khi xây dựng chiến lược chiến thắng đối thủ cạnh tranh một cách thông minh
Đừng trở thành bản sao
Bước đầu tiên khi cạnh tranh trong kinh doanh là không nên sao chép. Mặc dù trên thị trường có khá nhiều đối thủ cạnh tranh có sản phẩm và dịch vụ tương tự nhau. Song điều đó không có nghĩa là bạn nên sao chép những gì họ làm rồi bán cho người khác. Muốn vậy, bạn hãy nhanh chóng dẹp đi những ý nghĩ đó.
Việc ăn cắp sẽ chỉ khiến sản phẩm của bạn trở nên xấu hơn trong mắt người tiêu dùng. Khi họ coi doanh nghiệp của bạn là đạo nhái. Vì vậy, hãy thử đặt mình vào địa vị đối thủ cạnh tranh mà bạn đã ăn cắp ý tưởng. Tất nhiên sau này bạn sẽ thấy khó chịu và khiến cho việc cạnh tranh kinh doanh trở nên không công bằng.
Đừng bao giờ lơ là trước đối thủ cạnh tranh
Bỏ qua đối thủ cạnh tranh là một sai lầm, vì nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Bất kỳ lúc nào, họ có thể đánh cắp sự trung thành của bạn. Ngay cả khi hiện tại bạn nghĩ rằng sản phẩm của mình đang là sản phẩm tốt nhất. Những đối thủ cạnh tranh của bạn cũng sẽ cố gắng hết sức để khiến sản phẩm của họ nổi trội hơn. Vì vậy, bạn không nên chủ quan với sự cạnh tranh trên thị trường.
Đừng sử dụng những chiêu trò
Là một nhà kinh doanh, bạn phải luôn tỉnh táo và khôn ngoan từng bước đi trong các quyết định của mình. Bạn không cần phải trả thù khi những đối thủ cạnh tranh muốn giành khách hàng của mình.
Nếu những đối thủ đang làm lén lút. Chắc là họ không coi trọng sự hài lòng của khách hàng và họ chỉ tìm kiếm lợi nhuận. Khi các khách hàng trung thành của bạn phát hiện ra điều này. Thì tất nhiên họ sẽ quay trở lại mua sản phẩm của bạn cho dù cho mức giá của nó sẽ cao hơn. Vì vậy, bạn không cần phải làm bất cứ điều gì cả. Bởi bất cứ công việc kinh doanh nào sử dụng chiêu trò. Sẽ không thể phát triển bền vững trên thị trường được lâu dài.
Tóm lại
Những ví dụ về đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp trên đây là minh chứng thực tế và sinh động. Để giúp bạn nắm rõ hơn lý thuyết cạnh tranh. Thực tế, các doanh nghiệp luôn vận động theo vòng quay của thị trường. Doanh nghiệp xa rời, tách biệt với thị trường. Thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với thất bại.
Mặc dù cạnh tranh là điều mà nhiều doanh nghiệp dường như không muốn. Cạnh tranh không chỉ có lợi ích cho khách hàng mà còn với chính doanh nghiệp. Cạnh tranh khác với sự thống trị của một ngành. Trong môi trường cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp sẽ không ngần ngại phát triển những ý tưởng sản phẩm mới trên thị trường nhằm chiếm thị phần. Quyền lực sẽ ở trong tay khách hàng. Cuối cùng, tất cả doanh nghiệp và khách hàng sẽ đều có lợi.