Cross Selling là gì? Dùng Cross Selling để tăng doanh thu
Nhiều chủ đầu tư vẫn chưa hiểu khái niệm Cross Selling là gì. Do vậy Dũng sẽ dành bài này để giải thích và hướng dẫn cách tăng doanh thu với Cross Selling.
Cross Selling là gì?
Cross Selling (bán chéo) – một thuật ngữ bán hàng được nhiều chủ doanh nghiệp áp dụng trong quá trình kinh doanh của mình. Nhằm kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng qua việc mua một hoặc nhiều sản phẩm. Những sản phẩm có liên quan đến những gì mà họ dự định mua. Đó có thể là những sản phẩm có tính tương đồng, bổ trợ cho sản phẩm chính. Hay chỉ đơn giản là tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng.
Có thể dễ dàng bắt gặp việc ứng dụng bán hàng này trong một vài tình huống thực tế. Chẳng hạn như khi bạn mua một chiếc điện thoại. Người bán hàng sẽ gợi ý thêm một vài sản phẩm hỗ trợ khác như ốp lưng, dán màn hình, tai nghe hay pin dự phòng. Nhằm tăng trải nghiệm sử dụng sản phẩm cho khách hàng.
Bán chéo được áp dụng ở nhiều ngành nghề khác nhau. Chẳng hạn như ngân hàng, bán lẻ, bất động sản, thương mại,… Việc ứng dụng phương thức kinh doanh này không chỉ tăng tính tiện lợi, sự đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Mà còn giúp gia tăng doanh số cho chủ doanh nghiệp. Cũng như giữ chân khách hàng được tốt hơn và tăng khả năng phát triển sản phẩm.
Lợi ích của Cross Selling đối với doanh nghiệp
Phương thức Bán chéo là một chiến lược bán hàng thông minh, khôn ngoan. Nếu bạn biết cách vận dụng chúng đúng cách thì những giá trị mà chúng mang lại là không hề nhỏ cho doanh nghiệp. Dưới đây là một vài lợi ích của Cross Selling:
Tăng doanh số – lợi nhuận
Cho dù sử dụng bất kỳ mô hình kinh doanh nào thì việc đạt được doanh thu và lợi nhuận cao. Cũng là đích đến cuối cùng của các chủ doanh nghiệp. Chính vì vậy, phương thức kinh doanh Bán chéo sẽ là một trợ thủ đắc lực. Đặc biệt là các ngành dịch vụ, thương mại. Một khi khách hàng đã chấp nhận chi tiền và mua nhiều hơn. Điều đó đồng với việc doanh nghiệp của bạn mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Ngoài ra, việc làm này còn thúc đẩy khách hàng chi tiêu mà không phát sinh quá nhiều chi phí, mang lại hiệu quả cao.
Tăng trải nghiệm và phát triển lòng trung thành của khách hàng
Trên thực tế, việc sử dụng hình thức Bán chéo không chỉ là bán hàng một cách không kiểm soát mà còn giúp chủ doanh nghiệp nghiên cứu được nhu cầu và khả năng của khách hàng để có thể gợi ý chính xác hơn. Điều này giúp bạn nhận được cái nhìn thiện cảm hơn từ khách hàng và họ sẽ trở nên gắn kết với doanh nghiệp của bạn. Từ đó, họ có khả năng trở thành khách hàng trung thành của bạn.
Tăng ROI
Chi phí để có thể tiếp cận được khách hàng mới thì tốn kém rất nhiều so với việc duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ. Chính vì vậy mà kỹ thuật Cross Selling sẽ cho phép bạn gia tăng doanh thu, tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng. Mà không cần phải đầu tư quá nhiều.
Tăng giá trị trọn đời khách hàng
Khi giá trị trung bình cho một lần chi tiêu của khách hàng đã tăng. Thì việc khả năng họ trở thành khách hàng trung thành đối với sản phẩm của bạn cũng tăng theo.
Cung cấp sự tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng
Qua việc cung cấp đầy đủ hay nhiều hơn những gì khách hàng cần. Sẽ giúp chủ doanh nghiệp có thể tìm ra được nhu cầu của họ trong tương lai. Điều này giúp cho người tiêu dùng không phải mạo hiểm tìm đến những doanh nghiệp khác cho những nhu cầu phát sinh sau này.
Một vài hạn chế của Cross Selling
Bên cạnh những lợi ích mà hình thức kinh doanh này mang lại. Thì Cross Selling cũng có thể mang đến cảm giác khó chịu cho người dùng. Dẫn đến việc không mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Hạn chế 1
Một trong số những hạn chế lớn nhất của phương thức kinh doanh này. Là việc không thể áp dụng đối với tất cả khách hàng. Do mỗi vị khách đều có những nhu cầu, mong muốn riêng. Chính vì vậy, không phải lúc nào cũng có thể bán thêm các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của mình. Nếu không biết ứng dụng đúng cách Cross Selling. Doanh nghiệp có thể gặp phải những phản hồi tiêu cực từ chính khách hàng của họ. Gây mất niềm tin và sự hài lòng ban đầu mà họ dành cho doanh nghiệp của bạn
Hạn chế 2
Điều hạn chế thứ 2 là Cross Selling khiến cho những người chủ đặt quá nhiều tập trung vào việc bán hàng. Quên đi việc phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, dịch vụ được bán kèm. Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào mỗi việc tăng doanh số mà không chú trọng vào chất lượng. Sẽ khiến khách hàng “một đi không trở lại”, gây sụt giảm doanh thu.
Hạn chế 3
Tiếp theo là hạn chế về việc đòi hỏi về sự đầu tư thêm vào hệ thống quản lý khách hàng và kỹ năng của đội ngũ nhân viên. Để đạt hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp cần có cho mình hệ thống quản lý khách hàng chặt chẽ và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Đầu tư vào hệ thống này có thể gây tốn kém và cần phải có nhiều thời gian để triển khai.
Hạn chế 4
Khuyết điểm cuối cùng của Cross Selling là sự khó khăn trong việc xác định được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Để có thể tăng khả năng thành công thì doanh nghiệp cần phải biết được đối tượng khách hàng tiềm năng của mình là ai và tìm ra cách để tương tác với họ. Điều này đòi hỏi cần phải có những cuộc nghiên cứu và phân tích thị trường. Nhưng những điều này không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng đầu tư tài nguyên cho những cuộc nghiên cứu này.
Nguyên tắc của Cross Selling
Nguyên tắc chính
Nguyên tắc chính của Bán chéo là phải đặt khách hàng vào trung tâm của mọi quyết định mua hàng. Điều này nghĩa là khách hàng sẽ luôn được đưa ra các lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy hài lòng và mong muốn mua lại sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Để thực hiện Cross Selling được hiệu quả thì cần phải có sự am hiểu về nhu cầu của khách hàng. Điều này có thể đạt được qua việc phân tích dữ liệu khách hàng, tìm hiểu về lịch sử mua hàng của khách. Hoặc chỉ đơn giản là hỏi trực tiếp khách hàng về nhu cầu của họ.
Nguyên tắc thứ 2
Nguyên tắc tiếp theo của hình thức Bán chéo: Tìm kiếm cơ hội để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung trong quá trình mua hàng của khách hàng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đưa ra những gợi ý về sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi khách hàng đang lựa chọn sản phẩm, dịch vụ để mua. Việc đưa ra các gợi ý này có thể được thực hiện bằng việc sử dụng công cụ tự động. Hoặc có thể thông qua giao tiếp trực tiếp với khách hàng.
Việc tạo ra các ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn là một trong số các nguyên tắc của Cross Selling. Điều này được thể hiện qua việc giảm giá các sản phẩm. Hoặc tặng quà tặng, tạo ra các gói sản phẩm, dịch vụ với mức giá ưu đãi.
Nguyên tắc thứ 3
Nguyên tắc cuối cùng của phương thức Bán chéo là tạo ra những trải nghiệm mua hàng tích cực cho khách hàng. Điều này có thể đạt được bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt, cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, tạo ra được không gian mua sắm thoải mái, thuận tiện cho khách hàng. Điều này sẽ tạo nên cảm giác thoải mái, tích cực hơn cho khách hàng khi mua sắm, tăng khả năng việc họ sẽ mua thêm sản phẩm hay các loại hình dịch vụ khác của doanh nghiệp bạn.
Chiến lược triển khai Cross Selling hiệu quả
Bên cạnh việc hiểu được những khái niệm, lợi ích, nguyên tắc của Cross Selling thì bạn cũng cần phải nắm được những chiến lược triển khai phương thức Bán chéo này sao cho hiệu quả. Để tăng tính hiệu quả cho Cross Selling thì dưới đây là một số chiến lược quan trọng mà doanh nghiệp cần áp dụng:
Tìm kiếm cơ hội Cross Selling
Doanh nghiệp cần phân tích dữ liệu của khách hàng để có thể tìm kiếm các cơ hội giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ bổ sung. Chẳng hạn như, nếu khách hàng của bạn đã từng mua một sản phẩm, họ có thể quan tâm đến các sản phẩm tương tự hoặc những sản phẩm có liên quan.
Tập huấn nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng sẽ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Chính vì vậy mà việc tập huấn nhân viên bán hàng để có thể giới thiệu sản phẩm một cách tự nhiên mà hiệu quả nhất. Nhân viên cần phải được đào tạo về sản phẩm, tính năng và lợi ích của từng sản phẩm để từ đó có thể giải thích và đưa ra được những lời khuyên phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng.
Tạo ra gói sản phẩm
Có thể tạo ra được những gói sản phẩm, dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Và giới thiệu chúng một cách tự nhiên nhất. Chẳng hạn như trong một gói dịch vụ cung cấp cho khách hàng: mua sản phẩm A sẽ được giảm giá khi mua sản phẩm B và C cùng lúc.
Tạo ra các chương trình khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn có thể giúp cho việc khuyến khích được khách hàng mua sắm thêm các sản phẩm bổ sung. Chẳng hạn, khách hàng có thể được giảm giá khi mua một sản phẩm cùng với một loại sản phẩm khác.
Cập nhật và tương tác với khách hàng
Doanh nghiệp cần tương tác với khách hàng, tạo ra các chương trình khuyến mãi mới. Và giới thiệu các sản phẩm bổ sung thông qua những kênh truyền thông. Ví dụ như email marketing, mạng xã hội, tin nhắn SMS,…
Đo lường kết quả
Doanh nghiệp cần đo lường ra được kết quả của chiến lược Cross Selling nhằm đánh giá được hiệu quả và tối ưu chiến lược. Thông qua việc đo lường số liệu về doanh số bán hàng, lợi nhuận và những lời phản hồi của khách hàng. Doanh nghiệp có thể cải thiện chiến lược và tăng doanh số bán hàng vì lợi nhuận.
Nhìn chung, để có thể triển khai chiến lược Bán chéo được hiệu quả. Thì đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuyên môn, cẩn trọng và nhạy bén. Việc áp dụng được các chiến lược trên sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn gia tăng doanh số bán hàng. Cũng như nâng cao được khối lượng đặt hàng từ khách hàng hiện có. Và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Bên cạnh đó, để thành công thì doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn về khách hàng cũng như nhu cầu của họ. Việc đưa ra được các sản phẩm hay dịch vụ phù hợp. Sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng và kích thích khả năng mua sắm nhiều hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích dữ liệu khách hàng rất quan trọng.
Cuối cùng, khi thực hiện hình thức Bán chéo thì phải thực hiện chúng một cách hợp pháp và đúng đắn. Nếu đưa ra các sản phẩm hay dịch vụ không phù hợp hoặc ép buộc khách hàng phải mua hàng. Thì sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng và hiệu quả của chiến lược Bán chéo.
Cross Selling Marketing tips và những lưu ý để bán hàng online hiệu quả
Trong thời buổi kinh tế hiện đại như ngày nay. Hình thức kinh doanh online đang phát triển một cách vượt trội. Việc ứng dụng Cross Selling một cách đúng đắn vào việc bán hàng online. Sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ cho chủ doanh nghiệp. Cụ thể như:
- Chuẩn bị và trau chuốt hệ thống sản phẩm trên cửa hàng
- Lựa chọn thời điểm bán hợp lý
- Tạo các ưu đãi
- Tạo xu hướng cho khách hàng
- Thiết kế giao diện web hiển thị ấn tượng và dễ sử dụng cho khách hàng
- Bán hàng theo gói “combo”
- Xây dựng thương hiệu và khách hàng trung thành
- Remarketing hiệu quả
Những thuật ngữ liên quan
Bên cạnh thuật ngữ Cross Selling còn có Up Selling – một kỹ thuật bán hàng cũng được áp dụng rộng rãi không kém hình thức Bán chéo. Đây là một kỹ thuật mà người bán dùng để thuyết phục người mua chọn mua những sản phẩm, dịch vụ có mức giá cao hơn. Hoặc mua nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn so với dịch vụ ban đầu. Nói cách khác, đây cũng được xem là việc bán ra một phiên bản nâng cấp hơn. So với những sản phẩm, dịch vụ khách dự định mua ban đầu.
Lưu ý: Nhiều người hay nhầm lẫn giữa Up Selling và Cross Selling. Cả hai đều liên quan đến mang đến những giá trị tốt hơn so với các sản phẩm, dịch vụ ban đầu. Nhưng Up Selling thường đem lại một phiên bản nâng cấp hơn so với những gì được mua.
Lời kết
Qua bài viết trên chúng ta cũng đã có cái nhìn cụ thể hơn về kỹ thuật bán hàng Cross Selling. Cũng như nêu bật lên những ưu điểm và phân tích những điểm hạn chế. Có thể thấy được, để có thể mang lại thành công cho chiến lược bán hàng này. Thì chủ doanh nghiệp cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng thị trường. Đồng thời nắm rõ được các nhu cầu mà khách hàng mong muốn. Khi đã đưa ra được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, sở thích của người dùng. Thì sẽ tạo nên sự tăng vọt doanh số cho doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã chọn đọc, hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo!