Giải thích mô hình SMART và hướng dẫn cách đặt mục tiêu SMART

Giải thích mô hình SMART và hướng dẫn cách đặt mục tiêu SMART

Trần Trí Dũng giải thích mô hình SMART và hướng dẫn cách đặt mục tiêu SMART trong bài viết này. Các nhà lãnh đạo hãy đọc để hiểu rõ hơn nhé!

1. Mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART là viết tắt của 5 yếu tố bao gồm Specific (Cụ thể) – Measurable (Đo lường được) – Actionable (Tính Khả thi) – Relevant (Sự Liên quan) – Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu). Dựa trên các tiêu chí, doanh nghiệp hoặc những người làm Marketing có thể xây dựng mục tiêu phù hợp, đánh giá tính cụ thể về mức độ khả thi và sự hợp lý của nhiệm vụ trong kế hoạch.

Mô hình SMART

2. Cách xác định mục tiêu dựa theo nguyên tắc SMART

Trước khi thực hiện một chiến dịch Marketing, nhà quản trị cần phân tích thị trường và xác định mục tiêu nhằm giúp hoạt động đạt hiệu quả cao. Do đó, những nguyên tắc SMART được ra đời để hỗ trợ doanh nghiệp.

2.1 Specific: Cụ thể

Những mục tiêu càng được cụ thể thì càng dễ dàng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có định hướng thiết thực và mơ hồ, thiếu chi tiết. Do vậy, người lãnh đạo sẽ rất khó để đánh giá được mức độ khả thi và khả năng thành công của dự án. Chính vì thế, yếu tố Specific được hình thành để giúp công ty biết sử dụng những chỉ số đo lường một cách chính xác.

mô hình smart là gì

2.2 Measurable: Đo lường được

Thông thường, doanh nghiệp sẽ gắn mục tiêu với con số để cụ thể hóa và giúp nhân viên dễ dàng thực hiện. Với tiêu chí Measurable thì những công việc sẽ giúp thể hiện năng lực, tham vọng của cả lãnh đạo và cấp dưới. Do đó, người làm Marketing cần xác định bản thân có thể hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi kết thúc chiến dịch, kết quả sẽ được đánh giá dựa vào số liệu trên báo cáo.

mục tiêu smart

2.3 Atainable: Tính khả thi

Tính khả thi là nhân tố quan trọng trong việc đặt ra mục tiêu theo mô hình SMART. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch đó có khả thi hay không. Việc xác định tiêu chí Atainable cũng sẽ là động lực dành cho nhân viên. Từ đó, mọi người sẽ nỗ lực cống hiến và thử thách giới hạn bản thân.

smart

2.4 Realistic: Tính thực tế

Những Marketer nên thiết lập mục tiêu cá nhân gắn với định hướng phát triển trong công việc hay lĩnh vực đang thực hiện. Đồng thời, mọi hành động cũng cần phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng tính toán các hoạt động có thỏa mãn vấn đề mà bản thân đang phải đối mặt hay không trước khi bắt đầu.

mô hình smart là gì

2.5 Timebound: Thiết lập thời gian

Việc áp dụng thời gian cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ sẽ tạo áp lực đến mỗi cá nhân phải đảm bảo đúng tiến độ của dự án. Hơn thế nữa, Deadline được thiết lập sẽ tạo tính kỷ luật. Qua đó, môi trường làm việc trở nên chuyên nghiệp hơn cho tất cả nhân viên trong công ty và năng suất công việc cũng được nâng cao hơn.

mô hình smart là gì

3. Tại sao nên áp dụng mô hình SMART trong Marketing

Hoạt động Marketing là một thành phần quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp. Các công cụ hỗ trợ luôn được người lãnh đạo áp dụng để tối đa hóa hiệu quả công việc và mô hình SMART là một trong số đó. Lý do mà những leader sử dụng phương pháp này bởi vì:

3.1 Xác định mục tiêu cụ thể

Sau khi kết thúc một giai đoạn, nhà quản trị và đội ngũ nhân viên sẽ tiến hành xây dựng những kế hoạch mới cho khoảng thời gian tiếp theo. Nhiều công ty sẽ cố gắng đặt ra những mục tiêu ở tầm vĩ mô để thể hiện tham vọng lớn. Tuy nhiên, hầu hết những tiêu chí đó chưa thực tế. Vẫn còn chung chung và tính khả thi không cao dẫn đến hiệu quả chiến dịch chưa có.

mô hình smart

3.2 Tăng sự phù hợp, chính xác của mục tiêu

Một khi nhà quản lý áp dụng thành công các thành phần của SMART. Thì có thể triệt tiêu được những mục tiêu không phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, công ty sẽ hoạch định chiến lược hoạt động hiệu quả hơn so với những nhiệm vụ đã được thực hiện trước đây.

mô hình smart là gì

3.3 Nguyên tắc SMART giúp cải thiện tính đo lường của mục tiêu

Ngoài những lợi thế đã được đề cập trong các mục trước, các tiêu chí của SMART còn giúp các nhà lãnh đạo cải thiện chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Do đó, ngay từ bước xác định mục tiêu, mô hình sẽ hỗ trợ người quản lý đoán trước được kết quả và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ nhân viên. Trong từng hoạt động cụ thể.

Nguyên tắc SMART

3.4 Phù hợp với mục tiêu công ty

Tiêu chí liên quan – Relevant trong SMART sẽ giúp gắn kết những nhiệm vụ riêng lẻ của từng bộ phận với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sự liên kết này có thể trở thành cây cầu nối của công ty. Từ đó, mọi nhân viên cũng được gia tăng sức mạnh, có tinh thần đoàn kết để đối diện với khó khăn.

mô hình smart

3.5 Nâng cao hiệu suất làm việc

Nguyên tắc SMART giúp nhân viên có định hướng cụ thể để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, các kết quả của nhiệm vụ sẽ được đánh giá chính xác. Nhờ việc nhà quản trị áp dụng mô hình mà mọi hoạt động được đo lường rõ ràng. Để đảm bảo năng suất làm việc.

Nguyên tắc SMART là gì

4. Ví dụ về mô hình SMART

Ví dụ về trường hợp công ty xác định mục tiêu số lượng người tham dự buổi chia sẻ kiến thức theo nguyên tắc SMART:

    • S – Tính cụ thể: Trong Workshop vào tháng 1, số lượng khách tham gia phải lớn hơn tháng 10.
    • M – Đo lường được: Mục tiêu ít nhất 100 khách mời/Workshop.
    • A – Tính khả thi: Nhân viên cần xây dựng nội dung thu hút, mời diễn giả có danh tiếng. Và buổi chia sẻ của doanh nghiệp sẽ đạt được mức tối thiểu 100 khách mời.
    • R – Tính liên quan: Workshop giúp kết nối khách hàng và củng cố hình ảnh thương hiệu.
    • T – Tính thích hợp: Nhiệm vụ cần được triển khai thực hiện từ tháng 12.

 

mô hình smart là gì

5. Phân biệt mô hình OKR và SMART

Mô hình OKR và SMART là những công cụ hữu ích dành cho những nhà quản trị. Giữa hai phương pháp này có những điểm giống nhau có thể dẫn đến nhầm lẫn. Trong phần cuối cùng, Dũng sẽ phân biệt cụ thể hai thuật ngữ này.

5.1 Giống nhau

Cả OKR và SMART đều có đặc điểm của MBO là nhằm đạt được thành công cho doanh nghiệp. Về tổng thể, mô hình OKR cũng có đầy đủ những tiêu chí để xác định mục tiêu như SMART. Cụ thể là:

    • Tính cụ thể: Mục tiêu cần được xác định rõ ràng và có định hướng cụ thể. Các kết quả quyết định sẽ đi sâu vào ý nghĩa của việc đạt được nhiệm vụ.
    • Đo lường được: Các kết quả chính bao gồm các chỉ số để đo lường tiến độ dự án.
    • Tính khả thi: OKR dựa trên thời gian và nguồn lực mà công ty có. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đặt ra định mức cho hoạt động, từ đó thể hiện sự tham vọng. 70% công việc hoàn thành trên định mức sẽ được xem là thành công.
    • Tính liên quan: OKR được đặt theo mức độ tăng dần nhằm đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp.
    • Thời hạn: Giống với SMART, người lãnh đạo cũng cần thiết lập thời hạn bắt đầu và kết thúc. Thời hạn OKR thường kéo dài 1 năm hay 1 quý cho các bộ phận và phòng ban.

 

mô hình smart

5.2 Khác nhau

Điểm khác nhau lớn nhất giữa OKR với SMART là về mục tiêu. Các hoạt động được thiết lập theo từng tầng và khung thời gian. Thời hạn OKR gốc đứng đầu phân cấp cho mô hình bên dưới và có thể kéo dài 5 – 10 năm. Các nhiệm vụ sẽ được phát triển gắn liền với tầm nhìn sứ mệnh của công ty.

mô hình smart là gì

Điểm mạnh của SMART là dễ áp dụng và phù hợp cho việc xác định mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên, mô hình chỉ đơn giản là các hoạt động đặt ra mục tiêu riêng lẻ. Đối với nhiệm vụ OKR thì sẽ được nâng cấp song hành với bối cảnh và cấp độ của doanh nghiệp.

Tổng kết

Như vậy bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những thông tin cơ bản nhất về mô hình SMART là gì, các tiêu chí cũng như ví dụ về mô hình này. 

Nguồn sưu tầm: PDCA

Trần Trí Dũng
 

Trần Trí Dũng Đây là 3 tính cách mà mọi người thường hay nói về Dũng: Giản dị, Chia sẽ, Vui vẻ Còn bạn thấy Dũng như thế nào? Hãy để lại coment của mình nhé

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments