9 sai lầm phổ biến của nhà lãnh đạo ít kinh nghiệm
Trần Trí Dũng chỉ ra 9 sai lầm phổ biến của nhà lãnh đạo ít kinh nghiệm. Độc giả hãy cùng tham khảo bài viết và nghiên cứu vấn đề này nhé!
Lãnh đạo không đơn thuần chỉ là vươn lên được vị trí C-level. C-level là CEO, CFO hay COO. Vị trí này có phòng làm việc riêng hay có quyền đưa ra các quyết định.
Những nhà lãnh đạo giỏi luôn biết yếu tố quyết định thành công hay thất bại. Đó chính là việc họ truyền cảm hứng và dẫn đường cho các thành viên trong đội.
Nhiều nhà lãnh đạo trẻ đã phạm sai lầm trong những tháng đầu đảm nhiệm vị trí mới. Đó là do thiếu kinh nghiệm và sự hướng dẫn. Họ làm ảnh hưởng uy tín của họ cũng như đội ngũ nhân viên. Nếu bắt đầu với 1 bước đi sai, bạn sẽ như đang chiến đấu trong một trận chiến ngày càng khó khăn.
Điều bạn cần làm là củng cố nhóm tiến về phía trước. Bạn cần nhân viên tôn trọng. Bạn cần cảm thấy tự tin rằng bạn biết những gì bạn đang làm. Hãy tin rằng bạn là người tốt nhất để dẫn dắt họ đạt được những điều to lớn hơn. Đạt được sự tín nhiệm, tôn trọng và quyền hạn như một người lãnh đạo mới hoặc người lãnh đạo trẻ. Đây là điều vô cùng quan trọng trong vài tuần đầu tiên.
Dưới đây là 9 sai lầm cơ bản mà những nhà lãnh đạo trẻ hay mắc phải:
1. Luôn làm việc độc lập
Có thể bạn được thăng chức từ việc đóng góp độc lập. Phong cách làm việc của bạn là tự mình làm mọi việc. Tuy nhiên, với tư cách là một nhà lãnh đạo. Bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình. Hãy tập trung hơn vào việc làm việc thông qua người khác. Ngay cả khi bạn biết cách tự làm công việc đó.
Những việc bạn nên làm là:
– Tiếp nhận những ý kiến từ nhân viên mà bạn cảm thấy độc đáo và bạn không thể thay thế được.
– Đưa ra thêm bối cảnh và ý tưởng cho nhóm của bạn.
– Tạo ra cơ hội phát triển cho tất cả mọi người.
– Trao quyền làm việc và đóng góp cho nhân viên
– Kịp thời sửa đổi và giải quyết bất kỳ thay đổi nào xảy ra trong công việc.
2. Thực hiện những thay đổi lớn một cách nhanh chóng
Ngay cả khi bạn được đưa vào vị trí này để thực hiện các thay đổi. Thì vẫn luôn cần dành thời gian để tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản về công việc, hoạt động của toàn nhóm và toàn bộ doanh nghiệp. Hãy cố gắng không thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào trong vài tháng đầu. Điều này cũng thể hiện sự tôn trọng với những người lãnh đạo trước đó. Bạn cần có thời gian để chứng minh bạn có sự hiểu biết vững chắc về bộ phận và quy trình của doanh nghiệp. Sau đó hãy nghĩ tới việc thực hiện những thay đổi lớn.
3. Không dành đủ thời gian cho nhóm của mình
Để có được sự tin tưởng của toàn bộ nhân viên, bạn cần dành thời gian cho họ. Thậm chí là bạn phải rất nhiều thời gian. Bạn nên tập trung vào việc tìm hiểu toàn nhóm, công việc của họ là gì. Hãy xác định rõ điều gì khiến mỗi người được lựa chọn vào vị trí này. Bạn có thể tìm hiểu tất cả những thông tin trong và ngoài bộ phận đang quản lý. Thông qua những nhân viên của bạn. Và hơn nữa, dành đủ thời gian để chia sẻ, dẫn dắt cũng sẽ giúp bạn có được sự ủng hộ. Nhân viên sẽ tin cậy và tôn trọng bạn.
4. Trở thành một người bạn
Đây là một lỗi phổ biến của các nhà lãnh đạo trẻ. Khi không chắc chắn về cách đối nhân xử thế ở một môi trường mới. Họ lại chọn cách giảm bớt uy quyền của mình. Họ làm điều này để trở thành người bạn của nhân viên. Điều này sẽ ngay lập tức giết chết uy tín và quyền hạn của bạn. Nó khiến cho mọi cuộc nói chuyện, báo cáo, bàn giao công việc…của nhân viên với bạn đều trở nên không rõ ràng. Mọi việc đều hời hợt, giảm bớt sự tôn trọng và cấp thiết.
Hãy nhớ rằng công việc của bạn không phải là kết bạn với tất cả mọi người. Công việc của bạn là trở thành người lãnh đạo của họ. Nhân viên của bạn không muốn có thêm một người bạn thân. Họ muốn có một ông chủ, một người dẫn dắt và giúp đỡ họ phát triển. Bạn có thể thân thiện và dễ gần. Nhưng vẫn duy trì sự chuyên nghiệp và thái độ thích hợp cùng một lúc. Ngay cả khi bạn cảm thấy không thoải mái. Hãy nhớ rằng sự thân thiện và nghiêm khắc sẽ dần được trung hòa sau khi bạn đảm nhiệm được vài tháng.
5. Không thẳng thắn
Điều này cũng gần giống việc trở thành bạn với nhân viên. Những nhà lãnh đạo mới thường muốn giữ hình tượng đẹp trong mắt tất cả nhân viên. Vì vậy họ thường lảng tránh những lời phê bình, nhận xét xấu trong khoảng thời gian đầu. Thậm chí tệ hơn, đôi khi người quản lý không đưa ra phản hồi nào cả. Vì họ coi nó không phải là một vấn đề lớn. Một lần nữa, hãy nhớ rằng công việc của bạn là giúp nhân viên đạt được tiềm năng tối đa của họ. Nếu bạn không rõ ràng với nhân viên của mình. Họ sẽ phải làm như thế nào để cải thiện và thăng tiến?
6. Bỏ qua những vấn đề về hiệu suất làm việc
Hiệu suất làm việc là một vấn đề vô cùng quan trọng ở mọi doanh nghiệp, nó phản ánh bạn và năng lực lãnh đạo của bạn. Không chỉ đơn giản là tạo ảnh hưởng xấu đến bộ phận của bạn trong công ty, mà là nó còn giết chết sự tín nhiệm của mọi người dành cho bạn, đặc biệt là từ những nhân viên trực tiếp dưới quyền quản lý của mình. Họ sẽ luôn có những suy nghĩ tiêu cực: Tại sao tôi lại phải làm phần công việc này, đó là nhiệm vụ của A mà? Tôi đã làm việc rất chăm chỉ, nhưng thu về kết quả xấu là do sự cẩu thả của B, hay do khả năng lãnh đạo của sếp nhỉ?
Là một nhà lãnh đạo, điều quan trọng nhất là có được sự tôn trọng và tín nhiệm. Đưa mọi người vào đúng vai trò và thực hiện theo kế hoạch là điều tốt nhất cho tất cả mọi người. Đôi khi, trở thành một nhà lãnh đạo giỏi là việc dùng can đảm để làm điều đúng đắn, và giải quyết các vấn đề về hiệu suất là trách nhiệm của bạn với tư cách là người quản lý.
7. Thiếu tự tin
Bạn là một người lãnh đạo mới, vì vậy sẽ dễ hiểu thôi nếu bạn không có nhiều hiểu biết trong vấn đề nào đó. Thực chất, mọi người cũng không hề mong đợi bạn sẽ phải là “bách khoa toàn thư”, có thể trả lời được tất cả những thắc mắc, câu hỏi. Nhưng song song với điều đó, bạn luôn phải nhớ, bạn được ngồi vào vị trí hiện tại là phải có lí do. Nếu lúc nào cũng chỉ khiêm tốn, rụt rè, không tự tin vào khả năng của mình, vậy thì người khác lí gì phải tin tưởng vào tài lãnh đạo của bạn đây. Không tin tưởng rồi dần dần sẽ lại trở thành thiếu tôn trọng, lại trở thành 1 vòng tròn những điều cần phải tránh khi làm lãnh đạo.
Thay vì lúc nào cũng trả lời “Tôi không biết”, hãy tự tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề được hỏi, sau đó quay lại và cho những người nhân viên 1 câu trả lời thích đáng. Thông qua việc này, bạn cũng có thể xây dựng thêm những mối quan hệ tốt với cấp dưới của mình.
8. Luôn quản lý một cách sát sao
Quản lý một cách quá sát sao là khi bạn luôn muốn biết mọi tình trạng và chi tiết, đồng thời chỉ đạo mọi đầu công việc mà không để nhân viên có quyền tự chủ. Điều này không chỉ gây áp lực và không thoải mái, nó còn báo hiệu sự không tin tưởng của bạn với nhân viên của mình. Nếu bạn quản lý theo cách đó, nhóm của bạn sẽ nghĩ rằng bạn không hề đặt niềm tin vào khả năng làm việc của họ. Cũng giống như khi bạn không nhận được sự tin tưởng, khi nhân viên cảm thấy không được sếp trọng dụng và đặt lòng tin, họ sẽ không còn lí do hay động lực nào để phấn đấu và cống hiến cho công việc nữa.
9. Chia sẻ sai thông tin
Điều này có thể hiểu theo 2 nghĩa: chia sẻ quá nhiều và không chia sẻ đủ thông tin.
Chia sẻ nhiều thông tin không phải lúc nào cũng là xấu, nhưng quá nhiều thông tin lại có thể tạo ra sự bối rối và mất tập trung khi họ phải chọn lọc ra đâu là thông tin cốt lõi mình cần sử dụng. Đây rõ ràng không phải là cách sử dụng tốt nhất thời gian của họ, nó sẽ làm lãng phí rất nhiều thời gian. Bạn cũng phải nghĩ đến trường hợp cung cấp phải những thông tin bí mật hoặc không phù hợp với vai trò của họ. Mặc dù điều này thường xuất phát từ việc muốn mọi việc được rõ ràng và minh bạch, nhưng bạn nên nhận ra rằng việc biết mọi thứ không phải là tư duy hiệu quả nhất.