9 sai lầm lớn trong văn hóa doanh nghiệp

Đăng ngày 11/10/2024 lúc: 09:5715 lượt xem

9 sai lầm lớn trong văn hóa doanh nghiệp

Bạn có thể đang gặp phải 9 sai lầm lớn trong văn hóa doanh nghiệp sau đây. Hãy cùng CEO Trần Trí Dũng tìm hiểu các kiến thức trong bài viết nhé!

Sai lầm lớn trong văn hóa doanh nghiệp số 1: Không có kế hoạch

Một trong những sai lầm lớn trong văn hóa doanh nghiệp là mải mê hô hào với nhân viên:

“Hãy xây dựng một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh”

nhưng lại không có kế hoạch rõ ràng cụ thể.

Để bắt đầu mọi thứ một cách suôn sẻ, bạn cần phải nhìn lại nền văn hóa mà bạn hiện đang có. Bạn tìm ra được những điểm còn chưa tốt để cải thiện thay đổi và phát triển.

Bạn cần phải quyết định rằng hướng đi cụ thể trong vòng một đến ba năm. Đồng thời xem xét lại tất cả mục tiêu, nhiệm vụ và tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp. 

Sai lầm lớn trong văn hóa doanh nghiệp số 2: Không kết nối với nhân viên

Một sai lầm khác cần phải tránh khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là:

  • Việc quá thờ ơ trong vấn đề giao tiếp cũng
  • Trình bày kế hoạch với nhân viên của mình.

Hãy đảm bảo rằng đội nhóm, các phòng ban và các bộ phận biết rõ kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp của bạn là gì. họ đóng vai trò như thế nào trong chiến lược ấy.

Hãy đối mặt với thực tế rằng “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Chia sẻ ý kiến cũng như suy nghĩ của mình với cấp dưới là một trong những điều tối quan trọng. Như vậy để xây dựng nên một nền văn hóa vững mạnh. 

Kết nối với cấp dưới là cách tốt nhất để phát huy văn hóa doanh nghiệp

Sai lầm trong văn hóa doanh nghiệp số 3: Không có mục tiêu 

Các mục tiêu là phần không thể thiếu trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Mục tiêu tạo nên động lực cho tất cả chúng ta tập trung vào công việc. Tuy nhiên việc học cách làm thế nào để sắp xếp các mục tiêu thứ tự ưu tiên cũng là một kỹ năng quan trọng. Nó có thể giúp bạn và doanh nghiệp của bạn thành công.

Một nhà lãnh đạo tuyệt vời là người biết thay đổi suy nghĩ ngắn hạn, chớp nhoáng. Bằng các kế hoạch dài hạn chắc chắn, rõ ràng. 

Sai lầm lớn trong văn hóa doanh nghiệp số 4: Tập trung vào tiêu cực

Là một nhà lãnh đạo, bạn là người quyết định bầu không khí làm việc trong doanh nghiệp.

Hãy chú ý đến tâm trạng và loại năng lượng mà bạn sẽ lan truyền trong công ty. Nếu một người lãnh đạo luôn cau có khó chịu thì cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cấp dưới của họ và ảnh hưởng đến chất lượng làm việc. 

Chỉ nhìn vào những thứ tiêu cực sẽ khiến cho bạn dễ dàng đi chệch hướng

Sai lầm trong văn hóa doanh nghiệp số 5: Tuyển dụng không cẩn trọng

Việc xây dựng một nền văn hóa tích cực cho doanh nghiệp sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu nhà lãnh đạo mắc sai lầm trong việc tuyển dụng.

Bất kỳ thành viên nào trong nhóm có ý định không tốt với cấp trên của họ. Họ chỉ lan truyền sự tiêu cực. Hãy đừng bao giờ cố gắng giữ họ lại. 

Một nhà lãnh đạo thông minh sẽ không chỉ lựa chọn những ứng viên với những kỹ năng làm việc tuyệt vời. Nó còn phải là những người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển dụng nhân tài không bằng chiêu mộ người phù hợp doanh nghiệp

Sai lầm trong văn hóa doanh nghiệp số 6: “Thừa” quản lý, “thừa” định hướng

Khi có nhiều ý kiến trái chiều đến từ nhiều phía hoặc không có sự đồng thuận giữa các bên, bộ máy quản lý sẽ vô cùng rời rạc và yếu kém. Một doanh nghiệp không thể đứng vững nếu như không có sự thống nhất trong vấn đề định hướng phát triển. 

Đừng bao giờ xem thường việc tìm ra tiếng nói chung bởi vì điều này sẽ trở thành mắt xích quan trọng quyết định sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp ở thì tương lai. 

Sai lầm trong văn hóa doanh nghiệp số 7: Không tạo các quan hệ xã hội

Một sai lầm khác mà các nhà quản trị nên tránh chính là không quan tâm đến các nhu cầu xã hội của đội nhóm. 

Bất kỳ nhân viên nào đến với doanh nghiệp không chỉ để làm một công việc hành chính đơn thuần, mà họ thực sự muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp hơn.

Ở đó, họ có thể thoải mái phát huy năng lực, được vui chơi, nghỉ ngơi để cân bằng cuộc sống, được khen thưởng, được trân trọng ý kiến và khơi dậy tiềm năng bởi cấp trên và đồng nghiệp xung quanh mình.

Do đó, các nhà lãnh đạo nên khuyến khích phát triển tình bạn giữa các nhân viên. Bởi điều này không những giúp xây dựng một văn hoá doanh nghiệp gần gũi như gia đình. Nó còn giúp rút ngắn khoảng cách, khiến mọi người trong công ty thấu hiểu nhau hơn. 

Sai lầm trong văn hóa doanh nghiệp số 8: Tranh công, tránh trách nhiệm

Không nhân viên nào muốn làm việc cho một cấp trên thích tranh giành công trạng, hưởng lợi ích cho riêng bản thân mình nhưng lại không dám đứng ra nhận trách nhiệm khi có thất bại hoặc rắc rối.

Hiển nhiên rằng, tất cả những sai lầm này đều sẽ tạo nên làn sóng bất mãn của nhân viên đối với cấp trên của mình, bởi họ cảm thấy bản thân không được coi trọng, không được đối đãi tử tế, xứng đáng với những thứ họ đã đóng góp cho công ty. 

Sai lầm trong văn hóa doanh nghiệp số 9: Không nghe góp ý

Bất kỳ lời đóng góp nào từ cấp dưới cũng mang lại lợi ích cho công ty.

Là một nhà lãnh đạo ưu tú, nhìn xa trông rộng. Điều bạn cần làm là luôn luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhân viên. Sau đó biến nó thành công cụ để cải thiện các thiếu sót. Bạn sẽ phát triển doanh nghiệp của mình. 

Không biết lắng nghe, thấu hiểu là sai lầm trong văn hóa doanh nghiệp

Nói tóm lại, quy trình quản trị là một thứ vô cùng phức tạp. Để có thể quản lý cũng như xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp đủ hiện đại và đủ tinh tế. Chúng ta cần tìm ra những phương pháp thích hợp nhất. 

Tham khảo