7 điều cần ghi nhớ cho hành trình khởi nghiệp
Trần Trí Dũng chia sẻ 7 điều cần ghi nhớ cho hành trình khởi nghiệp trong bài viết này. Độc giả hãy dành thời gian tham khảo và tìm hiểu nhé!
Các doanh nghiệp startup phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Họ cần sẵn sàng đối mặt với những khó khăn trên hành trình khởi nghiệp. Cách tốt là học hỏi từ những kinh nghiệm của người đi trước.
Trong bài này, Dũng sẽ chia sẻ 7 điều cần ghi nhớ cho hành trình khởi nghiệp. Những bài học này được rút từ kinh nghiệm của những doanh nhân thành công trên thế giới.
1. Nhất định phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi chung của các cá nhân và đoàn thể trong doanh nghiệp. Việc xây dựng một hệ thống văn hóa doanh nghiệp lý tưởng tạo nên bản sắc đặc trưng riêng biệt trong phong cách và hình ảnh của doanh nghiệp.
Nền tảng văn hóa doanh nghiệp tốt
Doanh nghiệp startup cần xây dựng một hệ thống văn hóa doanh nghiệp đề cao tinh thần học hỏi, thúc đẩy sự sáng tạo, không ngừng phát triển và đổi mới theo xu thế hội nhập xã hội. Qua đó tạo ra một môi trường làm việc thúc đẩy sự học hỏi và phát triển cá nhân, thu hút và tuyển dụng được nhiều nhân sự trẻ tài năng.
Một nền tảng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp cũng cần tập trung vào khách hàng – nhân tố chính làm nên sự thành công và tạo nên vị thế của doanh nghiệp. Khi tập trung vào khách hàng, doanh nghiệp chú trọng hơn trong việc tìm ra nhiều phương án hữu hiệu để có thể đưa đến những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất và hiệu quả nhất, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ và sự hài lòng cho khách hàng.
Sự cam kết, tinh thần trách nhiệm và kỷ luật cũng là một trong những thành tố quan trọng đóng góp không nhỏ trong quá trình xây dựng hệ thống văn hóa doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp đề cao sự cam kết và kỷ luật giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và chuyên nghiệp. Đồng thời giúp định hình cơ cấu quản lý và thực hiện công việc tốt hơn, dễ dàng tìm ra những nhân sự kỷ luật trong đội ngũ.
Nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Lãnh đạo là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bởi lãnh đạo là người định hình tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi – những nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Họ còn là người truyền cảm hứng và lan tỏa những giá trị của doanh nghiệp đến đội ngũ nhân viên. Qua đó tạo ra môi trường có văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và tích cực, nơi nhân viên được tạo điều kiện và trao nhiều cơ hội phát triển bản thân. Đồng thời giúp định hình được hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
2. Luôn ám ảnh vấn đề của khách hàng mục tiêu
Mang đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất luôn là tôn chỉ. Hãy để nó là mục tiêu hoạt động mà mọi doanh nghiệp nên hướng đến. Cũng vì lý do đó, các doanh nghiệp startup luôn trăn trở, mong muốn tìm ra nhiều giải pháp và hướng đi thích hợp. Nó giúp giải quyết hoặc cải thiện những vấn đề của khách hàng mục tiêu tốt hơn.
Các doanh nghiệp startup cần đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, khảo sát nhóm khách hàng mục tiêu. Nhờ vậy mà hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của họ. Đồng thời, ứng dụng mô hình Canvas để nhìn nhận tổng quan và phân tích tình hình thị trường. Xác định ưu – nhược điểm của từng sản phẩm. Từ đó giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh. Khi đã có chiến lược tốt, doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
Chiến lược của STL Ocarina
STL Ocarina là một công ty chuyên kinh doanh ocarina. Ocarina là một loại nhạc cụ thổi gió phổ biến trong series trò chơi “The Legend of Zelda”. STL Ocarina hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu của họ. Đó là những người hâm mộ của series trò chơi “The Legend of Zelda”.
STL Ocarina đã tạo một danh mục sản phẩm riêng dành cho các ocarina có chủ đề Zelda trên trang web của mình. Sau khi khách hàng mua ocarina và cuốn sách hát. STL Ocarina đã gửi email xác nhận kèm theo video hướng dẫn trên YouTube và các liên kết đến các nguồn trực tuyến. Nó giúp khách hàng bắt đầu sử dụng sản phẩm.
Chiến lược này của STL Ocarina đã giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các sản phẩm ocarina có chủ đề Zelda lên 15%. Đồng thời gia tăng số lượng khách hàng biết đến và giới thiệu trang web của thương hiệu.
3. Hãy bán những thứ khách hàng cần, đừng bán những điều mình đang có
Các startup thường mắc sai lầm là bán sản phẩm/dịch vụ của họ nghĩ là tốt thay vì tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng.Khi mua sắm, khách hàng đều mong muốn tìm được những sản phẩm/ dịch vụ có thể giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng mong muốn của họ.
Bản thân doanh nghiệp cần lắng nghe khách hàng, dựa trên những điều tra và nghiên cứu hành vi, tâm lý và nhu cầu khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp đề xuất những sản phẩm/ dịch vụ mới giải quyết nhiều nhất vấn đề của khách hàng mục tiêu.
4. Ra sức tuyển dụng nhân sự trẻ, kỷ luật, ham học hỏi
Nhân sự được ví như “lá phổi”, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Việc cần có một đội ngũ nhân sự vững mạnh là cần thiết. Nhân sự có nhiều kinh nghiệm dày dặn và tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao rất quan trọng. Họ giúp định hình, cải thiện tình hình kinh doanh. Qua đó họ sẽ nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường.
Doanh nghiệp cần ra sức thu hút và tuyển dụng nhiều ứng viên tài năng là những nhân sự trẻ tuổi. Họ là lực lượng lao động đông đảo và chủ chốt nhất. Những nhân sự trẻ tuổi tiếp thu tri thức thời đại mới. Họ có tư duy cởi mở và tinh thần cầu tiến. Nên có kỷ luật cao, ham học hỏi và có khả năng thích nghi với nhiều sự đổi mới. Họ sẵn sàng tiếp thu cái mới. Nhiệt huyết và năng lực của đội ngũ nhân sự trẻ này chắc chắn sẽ dẫn lối doanh nghiệp tiến bước đến nhiều thành công.
Doanh nghiệp cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho lãnh đạo và doanh nghiệp chuyên nghiệp. Chúng tạo ấn tượng và thu hút nhân sự tài năng. Đồng thời xây dựng một nền tảng văn hóa doanh nghiệp học tập và kỷ luật chuyên nghiệp. Nền tảng sẽ làm tiền đề cho sự tiến độ và phát triển cả về năng lực chuyên môn lẫn ý thức.
5. Từ chối người lọc lõi và “lính nhảy dù”
Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân nhân sự giỏi. Chính vì vậy, việc từ chối người lọc lõi và “lính nhảy dù” là một quyết định đúng đắn giúp ích cho việc xây dựng và duy trì môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
Những nhân sự này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và sự phát triển của doanh nghiệp. Những nhân sự lõi lọc cậy vào chức vụ và kinh nghiệm để bắt nạt, chèn ép nhân viên mới. Khi có thành tích, họ nhận hết về mình, còn khi có lỗi thì đổ cho người khác. Những nhân sự này chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, không quan tâm đến lợi ích chung của công ty, vậy nên họ sẽ phản đối mọi thay đổi hoặc cải tiến mới nếu như không có lợi cho mình.
6. Không thể thiếu chế độ kiểm tra, đánh giá
Trong quá trình quản trị doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp.
Hệ thống kiểm tra và đánh giá bao gồm danh sách các mục tiêu và các chỉ số báo cáo hiệu quả công việc của các nhân sự và tiến độ triển khai hoạt động trong doanh nghiệp. Việc kiểm tra và đánh giá sẽ được thực hiện đo lường và báo cáo theo từng tuần, từng quý hoặc theo từng dự án. Để làm được điều này, người đứng đầu doanh nghiệp cần có năng lực làm việc với số liệu, biểu đồ.
7. Phân công rõ ràng và uỷ quyền hợp lý
Vấn đề gặp phải
Thời gian đầu khởi nghiệp, doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ. Cơ cấu doanh nghiệp chưa ổn định và chưa có nhiều nổi trội trên thị trường. Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều thường do người sáng lập và một số ít nhân sự tại thời điểm đó tự mình thực hiện. Một nhân sự có thể phải đảm đương công việc của nhiều vị trí. Điều này dẫn đến áp lực cho đội ngũ nhân sự. Hiệu quả công việc không được đảm bảo. Điều này khiến ảnh hưởng xấu đến hoạt động doanh nghiệp.
Hướng giải quyết
Để giải quyết vấn đề này không khó. Các doanh nghiệp cần có một chế độ phân công và ủy quyền nhân sự một cách minh bạch. Chế độ này cần được bình đẳng và hợp lý.
Phân công và ủy quyền cho nhân sự các cấp thực hiện công việc là cách tốt nhất. Nhờ cách này mà doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa tài năng và năng lực của đội ngũ. Việc phân công và ủy quyền rõ ràng, hợp lý sẽ giúp nhân viên hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình. Từ đó họ sẽ phát huy tối đa năng lực và hiệu quả công việc. Đồng thời giúp nhà quản lý giải phóng thời gian và nguồn lực. Qua đó nhà quản lý sẽ tập trung vào các công việc quan trọng hơn.
Để quá trình phân công và ủy quyền được hiệu quả, các quản trị doanh nghiệp cần lựa chọn những nhân sự phù hợp. Nhưng nhân viên phải có đủ năng lực và kinh nghiệm để hoàn thành công việc. Cần hạn chế tối đa những sai sót không đáng có. Nhà quản trị còn phải biết phân công nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng. Nhân viên sẽ biết rõ họ cần làm gì, làm thế nào, quyền hạn gì để thực hiện công việc.
Song song đó, việc đánh giá, kiểm soát các tiến độ và hiệu quả công việc cũng cần được chú trọng. Nó là cần thiết để các nhà quản trị hiểu rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Tổng kết
Hành trình khởi nghiệp có đầy gian nan và thử thách. Đôi lúc bạn sẽ phạm phải nhiều sai lầm. Chính vì vậy mà bạn khiến doanh nghiệp rơi vào những tình huống khó khăn. Nhưng song song đó cũng rút ra nhiều bài học xương máu để làm tiền đề phát triển mai sau.
Hy vọng thông qua bài viết, độc giả có thêm nhiều kinh nghiệm tích lũy cho hành trình khởi nghiệp của bản thân.