4 nguyên nhân khiến nhân viên giỏi nghỉ việc

Đăng ngày 11/10/2024 lúc: 14:1315 lượt xem

4 nguyên nhân khiến nhân viên giỏi nghỉ việc

4 nguyên nhân khiến nhân viên giỏi nghỉ việc là gì? Độc giả hãy cùng CEO Trần Trí Dũng vén màn bí mật trong bài viết này nhé!


4 nguyên nhân khiến nhân viên giỏi nghỉ việc

Sếp không có sự lắng nghe nhân viên

Khi được tuyển dụng vào công ty, năng lực của nhân viên đã được người quản lý công nhận.Hãy để họ tự do phát huy ý tưởng. Nhân viên cần được thể hiện ý kiến cá nhân trong công việc và môi trường xung quanh. Đừng đặt vị trí là người làm chủ để chi phối, điều hành, ra mệnh lệnh một chiều. 

Trong trường hợp này, người quản lý nên tự đặt câu hỏi tại sao nhân viên giỏi nghỉ việc. Quản lý cần điều chỉnh hành vi của mình. Hãy luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân viên. Như vậy họ có thể phát huy đầu óc vào việc phát triển ý tưởng đa dạng. Họ đóng góp tư duy mới mẻ. Từ đó sẽ nâng cao hiệu suất trong công việc tốt nhất. Bên cạnh đó, nên nhớ rằng nhân viên là những chiến binh của doanh nghiệp. Nếu biết cách khai thác, bạn sẽ bất ngờ với những giá trị mà họ mang đến cho công ty trong tương lai.


Nghỉ việc do khó hòa hợp với đồng nghiệp

Khoảng thời gian làm việc 8 giờ đồng hồ nơi công sở không chỉ gắn liền với chiếc máy tính. Nó còn là khoảng thời gian trao đổi, giao lưu giữa các nhân viên với nhau. Một môi trường làm việc thân thiện là khi tất cả mọi người đều có sự hòa hợp và giúp đỡ lẫn nhau. Điều này sẽ tạo động lực, niềm vui thích cho nhân viên. Từ đó hiệu suất công việc cũng được cải thiện nhanh chóng.

Dù môi trường làm việc quyết định khá nhiều đến việc nhân viên gắn bó với công ty. Song môi trường này lại khá hiếm. Nhất là ở Việt Nam, thì tư duy “ma cũ bắt nạt ma mới” vẫn còn tồn tại. Điều này dẫn đến tình trạng chèn ép, ganh đua, nói xấu lẫn nhau. Nó đang diễn ra mỗi ngày. Đây cũng là nguyên nhân nghỉ việc của không ít nhân viên. Bởi họ cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi làm việc. Hậu quả nặng nề hơn là kéo cả công ty đi xuống.

Là người lãnh đạo giỏi, hãy coi công ty của mình là một gia đình. Bạn đóng vai trò của người anh cả để tạo sự đoàn kết và dung hòa lại các mối quan hệ trong công ty. Một khi áp dụng thành công nguyên tắc “from heart to heart” này, việc giữ chân những nhân viên ưu tú sẽ không còn là vấn đề nan giải nữa.

Nguyên nhân nghỉ việc do không còn hứng thú với công việc

Một trong những lý do vì sao nhân viên giỏi ra đi chính là sự hứng thú trong công việc. Mà điều này xuất phát từ hai nguyên nhân:

  • Công việc không phù hợp với năng lực
  • Công việc nhàm chán, không có thử thách.

Bạn sẽ không thể bắt một con cá tập bay. Tương tự cũng không thể yêu cầu nhân viên làm một công việc không thuộc chuyên môn. Nếu không để nhân viên được vùng vẫy trong đam mê của bản thân. Lâu dần họ sẽ chán nản và nhanh chóng tìm đến một môi trường mới. Từ đó để phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Mỗi nhân viên đến với công ty không chỉ mong muốn được cống hiến. Họ còn có nhu cầu được phát triển bản thân ở nhiều vai trò mới. Một công việc nhàm chán với một mức độ đơn giản, không có thử thách kéo từ ngày này sang tháng khác. Nó chỉ đem lại sự mệt mỏi, kiệt quệ năng lượng. Là người quản lý giỏi, bạn nên tìm ra nguyên nhân. Bạn phải trả lời được câu hỏi nên làm gì khi nhân viên muốn nghỉ việc. Đồng thời, tạo ra thử thách, giúp nhân viên bước ra khỏi vùng an toàn. Điều này giúp khai phá những giá trị ẩn sâu trong họ. Từ đó, từng bước đưa nhân viên của mình phát triển lên một tầm cao mới.

Mọi nỗ lực trong công việc không được công nhận


Theo tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu thể hiện bản thân và nhận được sự công nhận từ mọi người nằm ở tầng cao nhất. Sau những giờ làm thêm, sau những bản hợp đồng giá trị đem về cho công ty, có nhân viên mong muốn tăng lương, có nhân viên muốn thăng tiến, cũng sẽ có nhân viên chỉ cần sự tán dương của sếp và đồng nghiệp… Tựu chung lại, họ cần được ghi nhận những nỗ lực, cống hiến của mình. Hãy đặt vị trí vào họ, sau một thời gian dài làm thêm giờ, làm thêm việc, tận tụy với công ty nhưng không nhận lại được bất kỳ sự ghi nhận nào, liệu bạn còn muốn ở lại tiếp tục cống hiến cho công ty?

Đừng để sự vô tâm của mình trở thành nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên, hãy dành cho họ những lời động viên, khen ngợi, những đãi ngộ phù hợp.

Tham khảo