Mô hình văn hóa doanh nghiệp có các kiểu nào? Chọn mô hình phù hợp

Đăng ngày 06/11/2023 lúc: 14:5820 lượt xem

Mô hình văn hóa doanh nghiệp có các kiểu nào? Chọn mô hình phù hợp

Mô hình văn hóa doanh nghiệp có rất nhiều kiểu. Dũng sẽ giải thích và hướng dẫn các nhà lãnh đạo lựa chọn mô hình phù hợp cho công ty mình!

Để đạt được doanh số cũng như các giá trị kỳ vọng cho doanh nghiệp của bạn. Việc xây dựng được một mô hình văn hóa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Vậy trên thương trường hiện nay có các mô hình văn hóa doanh nghiệp nào? Làm sao để lựa chọn được mô hình phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Cùng tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa là một khái niệm rất rộng. Bao gồm các giá trị, quan điểm, thái độ, hành vi, và cách thức hoạt động của một tổ chức.

Theo Edgar Schein – một trong những người đầu tiên nghiên cứu và phát triển khái niệm văn hóa doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, tín ngưỡng, quan niệm, thói quen, cách thức hoạt động và các mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ các kinh nghiệm, giá trị và thói quen được chia sẻ và truyền lại qua nhiều thế hệ trong tổ chức.”

Mô hình văn hóa doanh nghiệp  là hệ thống được thiết kế ra để giúp doanh nghiệp đạt được một mục tiêu kinh tế cụ thể. Cũng tương tự như của gia đình và quân đội.

Xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp là một quá trình phức tạp. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư thời gian để xây dựng từng bước. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bạn cần lưu ý các yếu tố sau.

Văn hóa của dân tộc

Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng rất lớn lên văn hóa riêng của doanh nghiệp. Đó chính là tinh thần tự lực tự cường, ý chí phấn đấu cho đến sự ưa chuộng hòa bình.

Tư tưởng người lãnh đạo

Những người lãnh đạo trong công ty có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Là người sẽ đưa ra các ý tưởng, tầm nhìn, sứ mệnh, niềm tin và các chính sách. Từ đó tạo ra một môi trường làm việc năng động, sáng tạo và phát triển.

Văn hóa bên ngoài

Trào lưu xã hội, xu hướng hay văn hóa của các công ty bên ngoài. Đó chính là bắt nguồn của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp.

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa doanh nghiệp chính là:

  • Văn hóa dân tộc
  • Tư tưởng người lãnh đạo
  • Văn hóa bên ngoài
  • Tâm lý con người.

Tạo ra một mô hình văn hóa doanh nghiệp nơi tất cả mọi người đều vui vẻ, hòa đồng và phát triển. Đó là vô cùng khó. Nó đòi hỏi các nhà quản trị cần có chiến lược. Cũng như cách triển khai sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp.

2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp xác định giá trị cốt lõi của tổ chức. Đó là các giá trị mà tổ chức muốn truyền tải đến khách hàng và nhân viên. Những giá trị này giúp định hướng cho các hành động và quyết định của tổ chức. Nó giúp tạo ra một hình ảnh đồng nhất và mạnh mẽ với khách hàng.

2.1. Nâng cao hiệu suất làm việc

Mô hình văn hóa doanh nghiệp tích cực có thể giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Nó khuyến khích sự sáng tạo, động lực và đóng góp của nhân viên. Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp còn giúp nâng cao hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Bằng cách:

  • Tạo niềm tin và tương tác tích cực
  • Khuyến khích sáng tạo và đổi mới
  • Tăng tính cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp.

Những lợi ích này giúp doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Nó khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ và có trách nhiệm. Đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

2.2. Thu hút và giữ chân nhân tài

Văn hóa doanh nghiệp tích cực không chỉ giúp tăng hiệu suất làm việc. Nó còn giúp giữ chân nhân tài. Một văn hóa doanh nghiệp tích cực tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Nó khuyến khích sự phát triển của nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc của mình và cảm thấy được đánh giá cao. Họ sẽ cảm thấy mình là một phần của doanh nghiệp và sẽ có trách nhiệm với công việc của mình.

Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp tích cực cũng đáp ứng nhu cầu của nhân viên trong việc tìm kiếm một môi trường làm việc tốt. Đó là nơi họ có cơ hội để phát triển và đóng góp vào thành công của doanh nghiệp. Khi nhân viên cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc và có cơ hội để phát triển và đóng góp. Họ sẽ có xu hướng ở lại doanh nghiệp lâu hơn. Điều này giúp giữ chân nhân tài, giảm thiểu chi phí tuyển dụng và đào tạo. Đồng thời tạo ra sự ổn định cho doanh nghiệp.

2.3. Tạo môi trường làm việc tích cực

Mô hình văn hóa doanh nghiệp tích cực giúp tạo một môi trường làm việc tích cực bởi vì nó tạo ra các giá trị, thái độ, quy định và hành vi mà các nhân viên phải tuân thủ. Khi các giá trị này được thúc đẩy và đưa vào thực tế, nó góp phần tạo ra một môi trường làm việc tích cực.

Một văn hóa doanh nghiệp tích cực thường đặt giá trị của khách hàng lên hàng đầu và đặt nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhân viên trong một doanh nghiệp với văn hóa tích cực sẽ được khuyến khích để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ sẽ được đào tạo để làm việc hiệu quả và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất.

2.4. Hạn chế tối đa xung đột nội bộ

Văn hóa doanh nghiệp giúp xác định những quy tắc và giá trị cốt lõi rõ ràng. Đó là những nguyên tắc và giá trị mà tất cả nhân viên trong tổ chức phải tuân thủ. Các quy tắc và giá trị này giúp định hướng cho hành động của nhân viên và đảm bảo rằng tất cả đều theo đúng hướng.

2.5. Mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng

Một văn hóa doanh nghiệp tích cực đặt giá trị của khách hàng lên hàng đầu bằng cách tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Doanh nghiệp với văn hóa tích cực sẽ luôn tìm cách để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Nhân viên được đào tạo để hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất, giúp khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng vào doanh nghiệp.

Một văn hóa doanh nghiệp tích cực cũng đặt sự tôn trọng và chăm sóc khách hàng lên hàng đầu. Việc đối xử tốt với khách hàng và giải quyết các vấn đề của họ một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp sẽ giúp tạo ra một trải nghiệm tốt cho khách hàng.

3. Các mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam

Có rất nhiều case study về các doanh nghiệp phát triển như vũ bão nhờ vào việc xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp gặp trở ngại lớn trong con đường phát triển vì không có một môi trường làm việc thúc đẩy năng suất nhân viên hiệu quả.

Để thành công trên thương trường, doanh nghiệp cần tìm ra hướng đi rõ ràng và mục tiêu cụ thể, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm từ những người đi trước để tạo ra con đường phù hợp với mình. Sau đây là 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp tiêu biểu mà các nhà quản trị có thể tham khảo và áp dụng cho hoạt động xây dựng văn hóa công ty.

3.1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình

1 – Đặc điểm

Ở các doanh nghiệp theo mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, những nhân viên cốt cán, gắn bó lâu dài sẽ được tin tưởng, trao quyền và giữ vị trí quản lý trong doanh nghiệp. Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình có tính khép kín tương đối cao, gắn kết bởi sự trung thành của cá nhân. Ban lãnh đạo quan tâm đến những vấn đề như thăm hỏi người ốm trong gia đình nhân viên, chăm lo việc học hành của con em cán bộ… Nhân viên làm việc tận tụy, gắn bó để làm hài lòng ban lãnh đạo.

Tính khép kín của mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình thích hợp áp dụng cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và phổ biến ở các nước Á Đông.

2 – Ưu/ nhược điểm 

Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình đem đến sự gắn kết giữa các thành viên trong một doanh nghiệp nhờ lòng trung thành và giá trị truyền thống trong doanh nghiệp.

Điều quan trọng là mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình thường tập trung vào việc phát triển mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty, tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người được đánh giá cao và động viên để đóng góp ý kiến và ý tưởng của mình. Nhân sự sẽ có cảm giác rằng họ được coi trọng và giá trị, đồng thời cũng được đào tạo và phát triển để đạt được mục tiêu cá nhân và của công ty.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, những giá trị này có thể kìm hãm sự sáng tạo và đè lên cái tôi cá nhân, không tạo được môi trường cạnh tranh để nhân sự phát triển. Ngoài ra, với việc trao quyền cho một số ít nhân viên lớn tuổi, có thời gian gắn bó với công ty lâu năm, cũng là một nguyên nhân khiến cho việc tiếp thu công nghệ mới bị hạn chế.

3.2. Mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo

1 – Đặc điểm

Mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo được coi là một trong những điển hình trong mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. Mô hình này đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Những người lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ định hướng với tư duy tiến bộ, sẵn sàng đương đầu với rủi ro.

Với mô hình này, nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được thỏa sức sáng tạo, tự do, không ngừng được học tập, đổi mới để phát huy năng lực bản thân với môi trường có tư duy tiến bộ nhiều sự cạnh tranh .

2 – Ưu/ nhược điểm 

Mô hình văn hóa sáng tạo giúp cho doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng sáng tạo và đổi mới, nâng cao kiến thức cho nhân viên mà không bị ràng buộc bởi các quy trình là nét đặc trưng của loại hình văn hóa doanh nghiệp này.

Nhược điểm: Với môi trường có tính cạnh tranh cao, nhân viên dễ bị áp lực và thiếu tinh  thần khi làm việc nhóm. Nếu không có kế hoạch truyền thông nội bộ, chế độ đãi ngộ và phúc lợi tốt mà áp dụng luôn mô hình sáng tạo có thể gây ra sự đứt gãy trong kết nối đội ngũ.

Với mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo sẽ phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm là các dịch vụ như Marketing, Seo, Kế toán… Nguyên do là vì cấu trúc mô hình đơn giản, không bị áp lực hệ thống thứ bậc, ưu tiên sáng tạo và đổi mới. Đây cũng là lý do tại sao mô hình văn hóa sáng tạo được đánh  giá là mô hình sẽ được phổ biến rộng trong tương lai gần.

3.3. Mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường

1 – Đặc điểm

Mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường đặt lợi nhuận của doanh nghiệp lên trên đầu. Chính vì thế, việc áp dụng mô hình văn hóa thị trường vào văn hóa doanh nghiệp sẽ ưu tiên kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp.

Thông thường, ngôn ngữ được sử dụng trong văn hóa thị trường xoay quanh việc đáp ứng hạn ngạch và đạt mục tiêu. Nó thu hút những người có tính cạnh tranh và muốn “chiến thắng”. Trong nền văn hóa thị trường. Các nhà lãnh đạo luôn yêu cầu cao và mong đợi nhân viên làm việc tốt trong môi trường áp lực cao.

Khi doanh nghiệp sử dụng mô hình văn hóa thị trường. Các nhân viên sẽ cố gắng hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất. Các nhân sự đều cần phải hiểu rõ vai trò, trách nghiệm của mình với công việc và tổ chức. Từ đó cố gắng để đạt được mục tiêu đặt ra.

2 – Ưu/ nhược điểm 

Với mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường nhân viên sẽ ưu tiên nhiệt tình với công việc nhờ vào không khí cạnh tranh và khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ tạo ra nhiều giá trị nhất cụ thể là tiền và các giá trị tương đương cho doanh nghiệp.

Do đặc thù là cạnh tranh nên các nhân viên luôn bị áp lực bởi sự “ thành công”, điều này có thể gây sự căng thẳng áp lực trong công việc, vì áp lực phải làm việc liên tục để đạt đủ KPI.

3.4. Mô hình văn hóa doanh nghiệp phân cấp thứ bậc

1 – Đặc điểm

Mô hình văn hóa doanh nghiệp phân cấp thứ bậc là mô hình văn hóa công ty vận hành theo thứ bậc và chức vụ trong công ty. Văn hóa thứ bậc được thể hiện rõ ràng qua việc áp dụng quy trình làm việc vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi việc trong doanh nghiệp đều được quản lý chặt chẽ bởi bộ máy doanh nghiệp, nhân viên tuân theo chỉ đạo của lãnh đạo. Đây là mô hình quản lý phổ biến ở cơ quan nhà nước, nhà máy, bệnh viện với nhiều cấp quản lý theo dõi và giám sát.

2 – Ưu/ nhược điểm 

Mô hình văn hóa doanh nghiệp thứ bậc đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động với quy trình hoạt động  thống nhất và hướng đến sự ổn định, phát triển cùng mục tiêu dài hạn, bền vững.

Mô hình văn hóa thứ bậc sẽ cản trở sự sáng tạo của nhân viên, hơn nữa nhiều việc sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để xử lý vì do phải thông qua nhiều cấp bậc trong tổ chức.

Đây là mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến ở các doanh nghiệp nhà nước như nhà máy, bệnh viện với nhiều cấp quản lý giám sát và theo dõi.

Khóa học cung cấp các kiến thức nền tảng về văn hóa Doanh nghiệp (từ vị trí, vai trò đến các cấp độ văn hóa), hiểu rõ các mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, ứng dụng thành thạo 10 công cụ quản trị văn hóa hiệu quả. Từ đó, chủ doanh nghiệp xây dựng nên bộ sản phẩm giá trị cốt lõi, chọn lựa mô hình phù hợp & ứng dụng vào quy trình xây dựng văn hóa cho chính doanh nghiệp.

4. Cách lựa chọn mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp

Lựa chọn mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp là một quá trình quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng và duy trì được một môi trường làm việc tích cực, tạo sự đồng thuận và động lực cho nhân viên. Dưới đây là các bước cần thiết để lựa chọn mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp cho các doanh nghiệp.

4.1. Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Giá trị của doanh nghiệp là bộ từ ngữ mà các nhà lãnh đạo muốn khách hàng hay nhà đầu tư nghĩ ngay đến khi nhắc về doanh nghiệp. Đây sẽ là những cốt lõi sẽ gắn liền với thương hiệu trong suốt quá trình hoạt động.

Nhà quản trị xác định giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục đích và sứ mệnh của mình, từ đó đưa ra được các quyết định về văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Các giá trị này phải được phản ánh trong hành động và quyết định của chủ doanh nghiệp và truyền đạt đến cho nhân viên.

Một vài giá trị cốt lõi mà các doanh nghiệp luôn ưu tiên lựa chọn hàng đầu để đem đến giá trị cho khách hàng:

Tôn trọng

Đây là giá trị cốt lõi quan trọng trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác và nhân viên. Tôn trọng là sự đối xử công bằng, lịch sự và chu đáo với mọi người.

Trung thực

Giá trị này đòi hỏi một doanh nghiệp phải luôn đưa ra thông tin chính xác và trung thực về sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh của mình.

Sáng tạo

Sáng tạo là yếu tố quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp đạt được sự khác biệt và cạnh tranh trong thị trường. Sáng tạo còn thể hiện ở việc đưa ra những giải pháp mới mẻ và hiệu quả. Từ đó giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinh doanh.

Trách nhiệm

Đây là một giá trị rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trách nhiệm bao gồm trách nhiệm với khách hàng, nhân viên, cộng đồng và môi trường.

Chuyên nghiệp

Giá trị chuyên nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đưa ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, đồng thời đảm bảo uy tín và đạo đức nghề nghiệp.

Sự hợp tác

Sự hợp tác là yếu tố quan trọng để cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp. Sự hợp tác giữa các bộ phận, nhân viên và đối tác giúp tăng cường khả năng giải quyết các vấn đề và đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả.

Sự tiên phong

Giá trị này yêu cầu doanh nghiệp phải luôn luôn cập nhật và áp dụng những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực kinh doanh của mình để duy trì sự tiên phong và năng động.

Tôn trọng môi trường

Đây là giá trị cốt lõi yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm với môi trường và quan tâm đến các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình không gây ô nhiễm và tác động xấu đến môi trường.

4.2. Thiết lập các mục tiêu thực tế trong văn hóa doanh nghiệp

Mục tiêu văn hóa doanh nghiệp là tạo ra một môi trường làm việc tích cực và ổn định. Nó thúc đẩy sự phát triển và đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng như một bộ phận quan trọng của chiến lược kinh doanh. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và bền vững.

Sau khi xác định được giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cần phải thiết lập các mục tiêu về văn hóa doanh nghiệp. Từ đó đạt được những giá trị này. Các mục tiêu này cần phải thực tế và có thể đo lường được. Nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đang tiến đến hướng đúng.

Một số mục tiêu văn hóa mà doanh nghiệp nên quan tâm khi xây dựng mô hình doanh nghiệp đó là:

    • Xây dựng nền tảng giá trị và tôn trọng cách làm việc với khách hàng và đối tác

    • Tạo ra một môi trường làm việc tích cực, cổ vũ thành viên trong tổ chức cố gắng

    • Khuyến khích sự sáng tạo và thay đổi học hỏi

    • Tạo ra môi trường công bằng, khen thưởng kịp thời phê bình đúng lúc.

Bên cạnh đó, nhà quản trị cần phải trả lời câu hỏi mình xây dựng mô hình văn hóa này để làm gì, mình mong muốn đạt được điều gì sau khi áp dụng mô hình văn hóa đó?

4.3. Thu hút nhân viên tham gia vào quy trình

Quá trình lựa chọn mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp cần phải được thực hiện với sự tham gia của toàn bộ nhân viên. Doanh nghiệp cần phải hướng dẫn nhân viên về mục tiêu và giá trị của văn hóa doanh nghiệp, giúp cho nhân viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tham gia vào quá trình này.

Để biết mô hình văn hóa đó có phù hợp với mong muốn của nhân viên, doanh nghiệp có thể tiến hành khảo sát kín, phỏng vấn sâu các nhân viên hiện tại. Hãy đảm bảo rằng, mọi thông tin khảo sát được ẩn danh để nhận được phản hồi khách quan nhất.

5. CASE STUDY: Học hỏi cách thực hiện mô hình văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk

Vinamilk là một trong những tấm gương sáng về văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời. Các doanh nghiệp khác nên học hỏi. Nhờ xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp. Vinamilk đã đặt lên một nền móng vững chắc. Từ đó phát triển các hoạt động và vươn tầm quốc tế hàng ngày.

Trong văn hóa  doanh nghiệp cũng cần thông qua những cấp độ khác nhau. Và Vinamilk đã cho các đối tác và khách hàng thấy các giá trị văn hóa của mình một cách rõ nét. Đặc biệt trong 3 cấp độ dưới đây.

Đối với nhà lãnh đạo

Nhà lãnh đạo luôn nỗ lực. Từ đó đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đồng thời bảo vệ các nguồn tài nguyên của toàn doanh nghiệp.

Đối với nhân viên

Ban lãnh đạo luôn tôn trọng , tạo điều kiện để nhân viên phát triển bình đẳng. Khuyến khích sáng tạo, xây dựng và duy trì văn hoá thân thiện, cởi mở.

Đối với khách hàng

Doanh nghiệp luôn cam đoan cung cấp các sản phẩm từ sữa chất lượng và dịch vụ đa dạng. Cung cấp giá cả minh bạch trong từng sản phẩm.

Vinamilk còn xây dựng bộ 6 nguyên tắc vàng trong văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn này:

Trách nhiệm

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân ”. Mỗi khi có sự việc không tích cực xảy ra. Điều đầu tiên hãy nhận trách nhiệm về mình.

Hướng kết quả

Luôn luôn đo lường công việc bằng kết quả, chú trọng lượng hóa trong công việc.

Sáng tạo và chủ động

Thương trường luôn luôn thay đổi, đừng nói “không” với thay đổi, đi đầu và khác biệt chính là chìa khóa để thành công.

Hợp tác

Hợp tác bình đẳng, không cần người lớn hơn giám sát, hãy hợp tác với nhau để hoàn thành công việc.

Chính trực

“Lời nói của tôi là chính tôi”- bản thân mỗi nhân viên không vòng vo, dối trá phải chịu trách nhiệm với lời nói và hành vi của mình

Xuất sắc

Hãy luôn tự tin là nhân viên có chuyên môn cao, thể hiện xuất sắc trong công việc – “Tôi là chuyên gia theo tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực của tôi”.

1 – Vinamilk áp dụng mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo

Mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo của Vinamilk cho phép nhân viên được tự do sáng tạo và đóng góp ý tưởng của mình vào công việc. Vinamilk tạo ra một môi trường làm việc độc đáo, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, tạo sự khác biệt và cạnh tranh trong thị trường.

Môi trường làm việc sáng tạo của Vinamilk được thể hiện qua nhiều cách. Đầu tiên, Vinamilk tạo ra một không gian làm việc thoải mái, tràn đầy sáng tạo và đổi mới. Nhân viên được khuyến khích tham gia vào các hoạt động đổi mới. Họ được đóng góp ý tưởng và thử nghiệm các ý tưởng mới. Vinamilk cũng tạo ra các chương trình đào tạo và phát triển cá nhân. Qua đó giúp nhân viên phát triển khả năng sáng tạo của mình.

Chiến dịch marketing của Vinamilk

Sự sáng tạo của Vinamilk được thể hiện rõ ràng trong sản phẩm và chiến dịch marketing của công ty. Thương hiệu luôn tập trung vào việc phát triển sản phẩm mới. Với nhiều loại sữa và sản phẩm từ sữa được giới thiệu trên thị trường.

Vinamilk cũng sử dụng các chiến dịch marketing sáng tạo và độc đáo để quảng bá sản phẩm của mình. Ví dụ như sử dụng các hoạt động quảng cáo thông minh trên mạng xã hội. Hoặc tài trợ cho các chương trình thể thao và văn hóa.

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng tạo ra các dự án đổi mới và hợp tác với các đối tác để tạo ra những sản phẩm mới và đột phá. Các sản phẩm này không chỉ mang lại giá trị cho khách hàng. Mà còn giúp Vinamilk tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh trong thị trường.

Minh chứng gần đây nhất đó chính là bộ thay đổi nhận diện thương hiệu từ logo đến bao bì. Điều này cho thấy tinh thần dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi của Vinamilk.

2 – Vinamilk áp dụng mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình

Ngoài ra trong chính sách phúc lợi của Vinamilk. Công ty có áp dụng mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình. Để xây dựng một môi trường làm việc ấm áp, gần gũi và đoàn kết hơn.

Một số chính sách đãi ngộ của Vinamilk nhằm xây dựng môi trường làm việc như một gia đình bao gồm:

    • Chính sách hỗ trợ bảo vệ sức khỏe: Vinamilk cung cấp các gói bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn cho nhân viên và gia đình của họ.

    • Chính sách hỗ trợ về việc làm cha mẹ: Vinamilk cung cấp cho nhân viên nghỉ phép khi có con. Họ hỗ trợ tiền mừng sinh và tiền trợ cấp cho việc chăm sóc con nhỏ.

    • Chính sách hỗ trợ về việc làm chồng/vợ: Vinamilk cung cấp các khoản trợ cấp cho việc đăng ký kết hôn và mua nhà. Họ hỗ trợ tiền mừng cưới. Đồng thời họ cũng hỗ trợ tài chính cho việc chăm sóc người thân khi bị bệnh.

Nhờ vào việc xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Trong năm 2020, Vinamilk đã nhận giải thưởng “Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam” từ Tạp chí Doanh nhân Việt Nam. Họ cũng nhận giải thưởng “Doanh nghiệp có nhân sự tốt nhất Việt Nam” từ Báo Nhân dân. Theo kết quả khảo sát Employee Net Promoter Score (eNPS) của Vinamilk trong năm 2020. Chỉ số eNPS của doanh nghiệp đạt 69,6 điểm. Đây là một chỉ số cao, cho thấy sự hài lòng và động viên của các nhân viên đối với doanh nghiệp.

6. Kết luận

Xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp có đóng góp rất lớn. Đặc biệt trong việc định hướng kinh doanh và tạo ra giá trị suốt quá trình hoạt động. Mong rằng với bài viết này các nhà quản trị sẽ tìm cho doanh nghiệp của mình một “kim chỉ nam” đúng đắn. Từ đó đưa doanh nghiệp lên những tầm cao mới.

Nguồn tham khảo

Mô hình văn hóa doanh nghiệp có các kiểu nào? Chọn mô hình phù hợp