4 cuốn sách về quản trị doanh nghiệp bạn nên đọc
Trần Trí Dũng chia sẻ 4 cuốn sách về quản trị doanh nghiệp bạn nên đọc. Các lãnh đạo đang gặp khó khăn trong việc quản lý hãy đọc nhé!
Dưới đây là 4 cuốn sách về quản trị doanh nghiệp bạn nên đọc. Sách rất hữu ích cho các nhà lãnh đạo đang gặp khó khăn!
Quản trị trong thời đại khủng hoảng – Peter Drucker
Ba câu hỏi trong cuốn sách “Quản trị trong thời đại khủng hoảng” gồm:
- Cách thiết lập những chính sách, chiến lược tối ưu với tổ chức?
- Cách để doanh nghiệp đối diện với khủng hoảng. Thậm chí là “bệnh tử” có thể vượt qua được?
- Cách để doanh nghiệp mạnh mẽ, vượt trội hơn sau thời kỳ khủng hoảng?
Peter Drucker cho rằng: khủng hoảng là một giai đoạn đáng lo ngại, nguy hiểm với doanh nghiệp. Nhưng đồng thời cũng là cơ hội tốt cho những nhà lãnh đạo:
- Hiểu khủng hoảng
- Chấp nhận khủng hoảng
- Tiến hành khai phá thực tế mà khủng hoảng đem lại.
Một số gợi mở vượt khủng hoảng, tác giả chỉ ra trong cuốn sách có thể kể đến như:
- Thích ứng với lạm phát
- Tối ưu quản lý tài chính, khả năng thanh toán tiền mặt
- Tối ưu hóa quản lý hiệu suất công việc
Từ tốt đến vĩ đại – Jim Collins
Thông qua nghiên cứu những công ty đã có những bước phát triển nhảy vọt, bền vững, Jim Collins cùng các cộng sự của mình đã đúc rút những kết luận, yếu tố giúp các công ty đi từ tốt đến sự vĩ đại. Tác giả đã tập trung giải quyết câu hỏi: “Làm thế nào những công ty tốt, công ty bình thường, hay ngay cả công ty đang trong tình trạng tồi tệ cũng có thể đạt đến mức vĩ đại trường tồn?”.
Đó là những yếu tố:
- Khả năng lãnh đạo
- Con người
- Văn hóa
- Kỷ luật
- Công nghệ
5 yếu tố trên đã được nhóm nghiên cứu xem xét, kiểm chứng tỉ mỉ qua thực tế 11 công ty đã có bước phát triển tiến lên vĩ đại.
Một số điểm tiêu biểu, đáng chú ý trong cuốn “Từ tốt đến vĩ đại” có thể kể đến như:
1. “Tốt là kẻ thù của Vĩ Đại.
Jim Collins gợi mở các doanh nghiệp cần đặt mục tiêu vĩ đại ngay từ đầu. Thay vì hài lòng, thỏa mãn với tình trạng phát triển tốt hiện tại.
2. Những lãnh đạo dẫn dắt công ty từ tốt đến mức vĩ đại là những lãnh đạo cấp 5.
Họ tập trung hướng đến sự vĩ đại của doanh nghiệp thay vì tìm cách xây dựng danh tiếng, tiền bạc cho bản thân. 5 cấp độ lãnh đạo từ thấp đến cao gồm:
- Cá nhân có năng lực
- Thành viên trong nhóm có đóng góp
- Giám đốc có năng lực
- Nhà lãnh đạo hiệu quả
- Nhà điều hành cấp độ 5
3. Một doanh nghiệp chỉ có thể trở nên vĩ đại, trường tồn khi họ xây dựng được một tập thể vững mạnh.
Việc doanh nghiệp chỉ dựa vào 1 lãnh đạo hay 1 cá nhân vĩ đại sẽ tiềm ẩn rủi ro khi người đó “gục ngã” thì công ty cũng sẽ mất phương hướng.
4. Jim Collins đưa ra thuyết con nhím (The Hedgehog Concept).
Khi phải đối diện với khó khăn, các doanh nghiệp cần dành nguồn lực của mình tập trung để đạt được những mục tiêu quan trọng thay vì dàn trải nỗ lực. Điều này cũng giống như phương pháp sinh tồn của loài nhím khi đối mặt nguy hiểm: thu mình lại và xù lông. Để trở nên vĩ đại, bạn cũng cần tự biết chính mình và chuyển biến những tình huống phức tạp trở thành đơn giản.
5. Thành công chỉ đạt được với những nỗ lực từng ngày, tích lũy trong cả quá trình.
Những bước khởi đầu của hành trình thường khó khăn nhưng dần dần bạn sẽ tăng tốc được và đạt được thành tựu như kỳ vọng.
6. Văn hóa kỷ luật thực sự là đặt ra mục tiêu và quyết tâm đạt được mục tiêu đó.
Kỷ luật với mục tiêu cùng tinh thần dám nghĩ dám làm sẽ giúp doanh nghiệp chuyển mình từ tốt đến vĩ đại.
Các công ty vĩ đại sẽ xây dựng sự tự do trong tổ chức của mình gắn với khuôn khổ trách nhiệm. Văn hóa kỷ luật được xây dựng từ con người kỷ luật và nhà quản lý sẽ chỉ cần quản lý hệ thống chứ không cần phải quản lý từng con người cụ thể.
7. Tuyển dụng đúng và sa thải cũng phải đúng để chọn lọc được nhân sự phù hợp với tổ chức.
Bạn cần ưu tiên trả lời câu hỏi “Ai” trước khi đặt ra câu hỏi “Cái gì”. Ba nguyên tắc khi tuyển người, sử dụng người của những công ty vĩ đại gồm:
- Không tuyển dụng khi còn do dự, hãy tiếp tục tìm kiếm, hãy tuyển những người A+ ngay từ đầu
- Người giỏi nhất cần được trao cơ hội tốt nhất chứ không phải vấn đề lớn nhất
- Khi phải thay đổi nhân sự, bạn cần hành động ngay để đảm bảo tìm được người phù hợp
8. Một trong những điều giúp tổ chức trở nên vĩ đại chính là văn hóa.
Mọi thành viên trong tổ chức đều cần được tạo nhiều cơ hội để được lắng nghe ý kiến, chia sẻ với tổ chức. Bốn hành động có thể giúp cải thiện văn hóa tổ chức của bạn gồm:
- Lãnh đạo không phải bằng câu trả lời mà bằng câu hỏi
- Không ép buộc, bạn hãy tham gia vào các cuộc trao đổi, đối thoại
- Không đổ lỗi, bạn hãy thực hiện phân tích vấn đề
- Sử dụng chế độ cờ đỏ để không bỏ qua thông tin quan trọng
Xây dựng để trường tồn – Jim Collins
Xây dựng để trường tồn không bị phụ thuộc vào những gì thế giới gây ra với doanh nghiệp mà phụ thuộc vào hành động của doanh nghiệp. Đồng thời, sự vĩ đại của doanh nghiệp là một hành trình chinh phục của con người chứ không chỉ đơn thuần chỉ là một cuộc chinh phục về kinh doanh.
Cuốn sách đúng như tên gọi là một bản kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng các doanh nghiệp phát triển vượt trội để hướng tới sự trường tồn. Nhóm tác giả đã lựa chọn 18 công ty có lịch sử phát triển hơn 100 năm và có giá trị cổ phiếu gấp 15 lần tính từ năm 1962 và sau đó tiến hành so sánh với những đối thủ ngang hàng. Từ quá trình nghiên cứu, so sánh này, cuốn sách sẽ giúp bạn dần giải đáp được câu hỏi: điều gì đã tạo nên sự khác biệt giữa các công ty trường tồn, vĩ đại so với phần còn lại?
Để xây dựng doanh nghiệp của mình hướng đến sự trường tồn, bạn cần lưu ý 4 điểm quan trọng:
- Bạn không nên biến mình thành người báo giờ bình thường mà hãy trở thành một kiến trúc sự, người tạo ra đồng hồ
- Tuân thủ nguyên tắc sự kỳ diệu của chữ “và”
- Nỗ lực thúc đẩy sự tiến bộ và giữ gìn những điều cốt lõi của tổ chức
- Nhất quán trong việc tìm kiếm sự liên quan
Một đời quản trị của GS Phan Văn Trường
“Một đời quản trị” được tác giả Phan Văn Trường đúc rút trên tinh thần về cuộc đời thật và sự trải nghiệm. Ông chia sẻ: “Không có gì thay thế được cuộc đời thật” và “giá trị của sự trải nghiệm là cao hơn hết, không lý thuyết giáo điều nào thay thế được kinh nghiệm, không bài học nào đáng giá hơn những vết thương mà chính tác giả đã cảm nhận và rút tỉa”.
Xuất phát từ chia sẻ, trải nghiệm qua hơn 40 quản trị của mình nên cuốn sách cũng rất gần với một cuốn nhật ký đầy kỷ niệm với tác giả. Những ví dụ đưa ra trong sách là ví dụ thực tế, người thật, việc thật mà chính tác giả đã trải qua. Thông qua cuốn sách, bạn sẽ tiếp cận được những bài học sâu sắc về:
- Cách hành xử chuyên nghiệp
- Những quyết định sáng suốt
- Thành công quản trị của một doanh nhân từng dẫn dắt tập đoàn lớn với doanh thu 60 – 70 tỷ USD
“Một đời quản trị” tập trung vào một số nội dung chính mà tác giả rất tâm đắc trong nghệ thuật quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp như:
- Phân biệt quản trị và quản lý
- Người lãnh đạo nên và phải là người quản trị
- Quản trị là một loại hình nghệ thuật đặc biệt
- Lãnh đạo cần biết cách phát huy tối đa vai trò nhân sự vì nhân sự là cốt lõi của mọi doanh nghiệp
- Những gợi mở để phát triển doanh nghiệp bền vững, trường tồn