15 kỹ năng lãnh đạo quyết định sự thành công

Đăng ngày 14/10/2024 lúc: 09:4116 lượt xem

15 kỹ năng lãnh đạo quyết định sự thành công

Các độc giả đã nắm được 15 kỹ năng lãnh đạo quyết định sự thành công chưa? Cùng Trần Trí Dũng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Kỹ năng lãnh đạo là việc người quản lý:

  • Áp dụng những tri thức
  • Áp dụng trải nghiệm
  • Sử dụng tài năng của bản thân

vào việc:

  • Quản lý
  • Dẫn dắt
  • Định hướng mọi người

làm những công việc cụ thể. Tất cả hướng tới kết quả hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Những người có kỹ năng lãnh đạo không chỉ sở hữu vốn kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt. Họ còn là người:

  • Có tầm nhìn
  • Sở hữu năng lực quản lý
  • Định hướng nhân sự đi theo kế hoạch chung đã đề ra.

2. Vai trò quan trọng của người lãnh đạo trong doanh nghiệp

Người lãnh đạo đóng vai trò như một người “thuyền trưởng”. Họ lèo lái và dẫn dắt “con tàu” doanh nghiệp hướng về mục tiêu. Kỹ năng lãnh đạo của người quản lý có vị trí quan trọng hàng đầu. Nó giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

Xây dựng tầm nhìn và chiến lược

Người lãnh đạo phải là người “nhìn xa trông rộng”. Họ đóng vai trò quyết định trong việc xác định mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng xây dựng và phát triển chiến lược hoạt động.

Định hướng và phát triển đội nhóm làm việc hiệu quả

Người lãnh đạo trong doanh nghiệp có vai trò như người “thuyền trưởng”. Họ chỉ huy và định hướng hướng đi của doanh nghiệp. Một người sở hữu kỹ năng lãnh đạo giỏi sẽ biết cách phân chia công việc theo năng lực. Họ thúc đẩy nhân sự làm việc theo hướng hiệu quả và tích cực. 

Thiết lập văn hóa của tổ chức

Văn hóa doanh nghiệp luôn hiện hữu và chi phối cách hành xử, lối sống, thái độ, cách làm việc của toàn bộ nhân sự. Đây chính là yếu tố được hình thành từ sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp mà người lãnh đạo đề ra. Khi người lãnh đạo thiết lập được nền văn hóa tích cực. Toàn bộ doanh nghiệp sẽ phát triển theo hướng tích cực nhất.

Xử lý khó khăn và xung đột

Doanh nghiệp giống như một xã hội thu nhỏ, sẽ tập hợp đủ loại người với các cá tính, suy nghĩ và lối hành xử khác nhau. Việc trung hòa những yếu tố khác biệt là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng. Họ giúp biến xung đột thành thế mạnh cá nhân để hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.

3. Các sai lầm thường gặp của các nhà lãnh đạo Việt

Người lãnh đạo đóng vai trò không thể thay thế trong bất kỳ tổ chức và doanh nghiệp nào. Một nhà quản lý có kỹ năng lãnh đạo giỏi không chỉ điều hành doanh nghiệp phát triển mà còn khiến nhân sự tin tưởng và ngưỡng mộ. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam vướng vào những sai lầm khiến cho quá trình lãnh đạo của mình chưa được hiệu quả.

3.1. Chưa định vị bản thân đúng

Định vị bản thân là cách các nhà lãnh đạo xác định thế mạnh và hạn chế của mình. Từ đó, người lãnh đạo có những phương pháp rèn luyện để nâng cao năng lực cá nhân.

Việc chưa định vị bản thân đúng sẽ khiến các nhà lãnh đạo không phát huy được tối đa tiềm lực của mình hoặc đánh giá sai vị trí của bản thân. Điều này khiến nhà lãnh đạo làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chính bản thân và của toàn doanh nghiệp.

3.2. Lãnh đạo theo bản năng

Lãnh đạo theo bản năng là để cảm xúc và cái tôi của mình chi phối, đưa ra những kế sách và quyết định ít có sự tính toán và cân nhắc cho lợi ích chung của doanh nghiệp.

Người có khả năng thiên bẩm sẽ có xuất phát điểm cao hơn trong quá trình trau dồi kỹ năng lãnh đạo. Tuy nhiên, để trở thành nhà lãnh đạo giỏi phải đòi hỏi 1 quá trình học tập, rèn luyện và phát triển lâu dài không ngừng nghỉ.

3.2. Không giao quyền cho đội ngũ

Giao quyền là việc cho phép nhân viên tự ra quyết định và hành động trong phạm vi cụ thể. Đây chính là cơ hội người lãnh đạo thể hiện độ tin tưởng và tín nhiệm cho nhân sự, cũng là thời điểm nhân sự thể hiện được tính trách nhiệm cũng như tài năng của mình.

Khi không giao quyền cho nhân sự phù hợp, lãnh đạo ôm đồm quá nhiều công việc và nhân sự thì không có cơ hội chứng minh năng lực của mình.

3.4. Bảo thủ, không cập nhật các kiến thức mới

Kiến thức là vô tận và học tập là chuyện cả đời, những kiến thức đã được học đến một thời điểm nào đó sẽ trở nên cũ kĩ và lạc hậu. Đặc biệt trong thời đại 4.0, những nhà lãnh đạo cần không ngừng học tập và cập nhật kiến thức mới để có thể đưa ra những phương án và kế hoạch phát triển doanh nghiệp phù hợp và tối ưu nhất.

4. 17 kỹ năng lãnh đạo để trở thành nhà quản trị giỏi, hiện đại

Lãnh đạo tồn tại không đơn giản chỉ là một chức danh mà còn là người định hướng, quản lý và có sức ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chung của doanh nghiệp. Để trở thành một nhà quản trị giỏi cần liên tục rèn luyện và trau dồi kỹ năng lãnh đạo, luôn luôn học hỏi những kiến thức mới để có thể hoàn thiện nhiều kỹ năng khác nhau.

4.1. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Tony Robbins từng nói: “Người lãnh đạo bỏ 5% thời gian cho rắc rối và 95% thời gian cho giải pháp. Hãy vượt qua và nghiền nát nó!”. Mỗi ngày, doanh nghiệp sẽ xảy ra vô vàn vấn đề lớn nhỏ khác nhau. Với kỹ năng lãnh đạo của mình, người quản trị phải có khả năng tư duy, nhìn nhận nhanh và đưa ra giải pháp kịp thời để giải quyết vấn đề đó một cách hợp lý nhất. Điều này sẽ tránh gây ra những thiệt hại không đáng có hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp và quyền lợi của nhân sự.

4.2. Kỹ năng quản lý sự biến động

Người lãnh đạo phải là người có khả năng xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và dự kiến rủi ro trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều này yêu cầu nhà quản trị phải nắm vững thị trường và tình hình của doanh nghiệp. Từ đó, người lãnh đạo phải tính toán những biến động có thể xảy đến trong tương lai và đưa ra phương án dự phòng tránh gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp.

4.3. Kỹ năng tư duy chiến lược

Chiến lược là kế hoạch, định hướng hành động của doanh nghiệp hướng tới 1 mục tiêu chung. Với tư duy và kỹ năng lãnh đạo này, các nhà quản trị sẽ giúp doanh nghiệp phát triển theo đúng lộ trình và kế hoạch đã xây dựng, vượt qua đối thủ và hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.

4.4. Kỹ năng giao tiếp

Không phải tự nhiên mà câu nói “Giao tiếp là chìa khóa của thành công” được ra đời. Giao tiếp không chỉ đơn giản là những lời nói, trao đổi, cử chỉ, điệu bộ mà đây còn là nghệ thuật tâm lý giúp nhìn nhận và đánh giá một con người. Một nhà lãnh đạo tài ba là một người có khả năng giao tiếp tốt, vừa thể hiện được trình độ văn hóa của bản thân vừa có thể truyền đạt thông tin tới người khác một cách hiệu quả.

4.5. Kỹ năng truyền cảm hứng, tạo động lực

John Quincy Adams có nói “Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác ước mơ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều việc hơn và trở nên tốt đẹp hơn, bạn là một người lãnh đạo.”

Một nhà lãnh đạo biết cách truyền cảm hứng và tạo động lực sẽ giúp gắn kết nhân sự, thúc đẩy đội nhóm phấn đấu. Vào những thời điểm khó khăn, cảm hứng và động lực của người lãnh đạo sẽ cho nhân sự cảm giác tin tưởng, là chỗ dựa vững chãi để vượt qua mọi thử thách.

4.6. Kỹ năng lập kế hoạch

Lập kế hoạch là kỹ năng lãnh đạo quan trọng của người quản trị. Kỹ năng này giúp xác định hướng đi và phát triển theo phương hướng mong muốn, đồng thời phân chia công việc theo thế mạnh của nhân sự. Nhà quản trị giỏi phải là người có kỹ năng lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng, đúng với tình hình của doanh nghiệp cũng như phù hợp với năng lực của đội ngũ.

4.7. Kỹ năng truyền thông

Trong thời đại hiện nay, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ cũng như tin tưởng hơn khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Nhà quản trị có kỹ năng lãnh đạo giỏi phải là người nắm vững được kỹ năng truyền thông, giúp truyền tải hình ảnh của doanh nghiệp đến khách hàng một cách hiệu quả và tích cực nhất.

4.8. Kiến thức chuyên môn

Có hai khối kiến thức chuyên môn mà nhà lãnh đạo cần phải biết và thông thạo: kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đang làm việc và kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, kinh doanh

Những kiến thức này có thể đến từ việc tự học, thông qua trường lớp, sách vở hoặc thông qua những kinh nghiệm làm việc trong quá khứ. Nắm vững được những kỹ năng chuyên môn là yêu cầu tối thiểu của một nhà lãnh đạo, giúp cho nhà lãnh đạo đưa ra những kế sách, quyết định đúng đắn, chính xác và hiệu quả.

4.9. Kỹ năng tự động viên

Cha đẻ của hãng phim hoạt hình Disney – huyền thoại Walt Disney có nói: “Theo quan điểm của tôi, lòng can đảm là phẩm chất chính của tài lãnh đạo, cho dù nó được thể hiện ở đâu. Thường nó hàm chứa chút rủi ro – đặc biệt là trong những lĩnh vực mới. Lòng can đảm để bắt đầu chuyện gì đó, và đi tiếp, với tinh thần tiên phong và phiêu lưu để mở ra những con đường mới, thường là tiến vào miền đất cơ hội.”

Với vai trò là người “cầm lái”, nhà lãnh đạo phải có kỹ năng tự động viên để luôn giữ vững niềm tin cũng như tinh thần tích cực nhất. Khi làm được điều đó, nhà lãnh đạo mới có thể nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của nhân viên, cũng như trở thành chỗ dựa vững chắc nhất của đội ngũ trong quá trình làm việc.

4.10. Kỹ năng giao quyền

Giao quyền là khi nhà lãnh đạo cho phép nhân viên tự ra quyết định và hành động trong phạm vi cụ thể. Đây chính là cơ hội người lãnh đạo thể hiện độ tin tưởng và tín nhiệm cho nhân sự. Cũng là thời điểm nhân sự thể hiện được tính trách nhiệm cũng như tài năng của mình.

Kỹ năng là giao quyền là một kỹ năng cơ bản của nhà lãnh đạo. Nó vừa giúp giảm bớt gánh nặng của người quản trị. Nó cũng vừa tạo cơ hội để nhân sự được thể hiện năng lực và phát triển tốt đẹp.

4.11. Kỹ năng xây dựng lòng tin

Không ai có thể trở thành lãnh đạo nếu chỉ có một mình. Các nhà quản trị cần phải có đội ngũ và nhân sự luôn tin tưởng và ủng hộ những quyết định của mình trong công việc. Tuy nhiên, để nhận được sự tin tưởng đó. Các nhà lãnh đạo trước hết phải khẳng định được:

  • Năng lực cá nhân
  • Mức độ chuyên nghiệp trong công việc
  • Uy tín của mình.

4.12. Kỹ năng xử lý thông tin và năng lực tư duy

Xử lý thông tin là tập hợp gồm nhiều quy trình khác nhau:

Tiếp nhận thông tin

Nhà lãnh đạo cần nắm rõ và hiểu được thông tin, vấn đề đang xảy ra, tìm hiểu những dữ liệu liên quan và có ảnh hưởng đến thông tin đó.

Phân tích thông tin

Nhà lãnh đạo cần đánh giá lợi – hại, đúng – sai của thông tin và đưa ra những phương án và kế hoạch chi tiết để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Xử lý và giải quyết vấn đề

Nhà lãnh đạo cần phân công công việc cụ thể cho nhân sự theo thế mạnh của từng người để có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.

Những năng lực tư duy mà nhà lãnh đạo cần rèn luyện và trau dồi gồm:

Tư duy phân tích

Đây là kỹ năng yêu cầu nhà lãnh đạo cần tổng hợp và đánh giá những dữ liệu có liên quan đến vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp xử lý dưới một cái nhìn đa chiều và chi tiết nhất.

Tư duy ra quyết định

Đây là kỹ năng giải quyết vấn đề một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả nhất sau khi phân tích lợi và hại của vấn đề tránh gây ra những tổn hại không mong muốn cho doanh nghiệp.

Tư duy phản biện

Đây là một kỹ năng tự đặt câu hỏi và nhìn nhận vấn đề ở mọi góc độ, đặt vấn đề dưới mọi tình huống và mọi khía cạnh từ đó tìm ra những thiếu sót, sai lầm để có thể kịp thời điều chỉnh và sửa chữa.

 

 

4.13. Kỹ năng giảng dạy và cố vấn

Người lãnh đạo không chỉ đơn giản là người đứng đầu điều hành công việc mà còn là một người đi trước, người thầy của nhân sự. Khi đào tạo và dẫn dắt nhân viên làm việc, nhà lãnh đạo cũng chính là đang truyền đạt lại kinh nghiệm và kiến thức mà mình đã thu thập được. Chính vì thế, khi người lãnh đạo có kỹ năng giảng dạy và hướng dẫn sẽ có thể nhận được sự tin cậy và tôn trọng nhất từ đội ngũ.

4.14. Kỹ năng quản lý nhân sự

Kỹ năng quản lý nhân sự của nhà lãnh đạo gồm các đầu việc sau: việc quản lý, khai thác và sử dụng nhân sự một cách hợp lý và hiệu quả. Các nhà lãnh đạo cần nắm rõ được điểm mạnh/ yếu của từng nhân sự cũng như tạo cơ hội để nhân sự có thể phát huy hết sức năng lực cá nhân. Điều này không chỉ làm tăng chất lượng đội ngũ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp.

4.15. Kỹ năng ra quyết định

Quyết định của nhà lãnh đạo ảnh hưởng cực kỳ lớn tới toàn doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo cần phải nắm vững tình hình của doanh nghiệp, tìm hiểu, tham khảo, phân tích rõ lợi và hại của vấn đề để có thể đưa ra quyết định cuối cùng một cách sáng suốt và hiệu quả nhất.

4.16. Khả năng thích ứng nhanh, sáng tạo 

Sáng tạo là yếu tố tạo nên sự khác biệt cũng như nổi bật của doanh nghiệp trên thị trường. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, các nhà lãnh đạo càng cần nâng cao khả năng sáng tạo và thích ứng của mình để có thể đưa doanh nghiệp phát triển nổi bật so với đối thủ.

4.17. Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu

Diễn giả Tony Gaskins có nói:

“Tôi bắt đầu hiểu rằng sức mạnh của tôi nằm ở sự dịu dàng. Người lãnh đạo không phải kẻ độc tài, người lãnh đạo là người phục vụ.”

Nhân sự là người trực tiếp triển khai những ý tưởng của lãnh đạo. Họ tạo ra sản phẩm đưa đến tay khách hàng. Chính vì vậy họ là người hiểu rõ nhất thiếu sót và khó khăn.

Người lãnh đạo nên học cách:

  • Lắng nghe những đóng góp
  • Thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn
  • Đưa ra lời khuyên hữu ích với nhân sự.

Từ đó, người lãnh đạo có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. hoJ mang đến cho nhân sự tinh thần làm việc tích cực nhất. Từ đó họ sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng.

4. Cách rèn luyện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo

Là một nhà quản trị đã khó, trở thành nhà quản trị có kỹ năng lãnh đạo giỏi còn khó hơn gấp ngàn lần. Để nắm vững những kỹ năng này, giúp doanh nghiệp trở nên vững mạnh và phát triển tốt. Nhà quản trị cần luôn học tập, rèn luyện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo.

4.1. Rèn luyện tính kỷ luật

Nhà lãnh đạo là người đầu tàu, là tấm gương để nhân sự noi theo và học hỏi. Do đó, bản thân người lãnh đạo phải đặt ra cho mình những tiêu chuẩn, rèn luyện tính kỷ luật để ngày một hoàn thiện hơn. Họ phải xứng đáng với sự tin tưởng và ngưỡng mộ của đội ngũ.

4.2. Học hỏi liên tục

Việc học là việc cả đời và kiến thức là cả một đại dương bao la. Nhà lãnh đạo trong thời đại 4.0 phải luôn đổi mới và học hỏi. Từ đó trau dồi tri thức mới. Qua đó có thể dẫn dắt đội ngũ một cách hiệu quả và phù hợp nhất.

4.3. Mở rộng network

Mở rộng network có thể hiểu đơn giản là mở rộng mạng lưới mối quan hệ xã hội của bản thân. Mỗi một người chúng ta gặp đều là thầy dạy ta ở một lĩnh vực nào đó. Khi mở rộng network, các nhà lãnh đạo có thể học hỏi kinh nghiệm và tri thức mới. Họ giúp nâng cao hiểu biết và năng lực của mình. Không chỉ vậy, việc mở rộng network còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời có thêm cơ hội được giúp đỡ khi gặp khó khăn.

Nguồn tham khảo