10 phẩm chất của nhà quản trị kinh doanh
Bạn đọc có hiểu hết về 10 phẩm chất của nhà quản trị kinh doanh không? Cùng tìm hiểu với CEO Trần Trí Dũng trong bài viết này nhé!
1. Trung thực
Trung thực là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của nhà lãnh đạo và là yếu tố cốt lõi để tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Nhân viên trung thực với sếp, công ty phải trung thực với khách hàng. Nếu người lãnh đạo không trung thực, thẳng thắn thì doanh nghiệp đó sẽ sụp đổ một cách dễ dàng.
2. Khả năng giao việc
Làm lãnh đạo không có nghĩa là phải ôm đồm mọi thứ. Một người lãnh đạo tốt phải đặt niềm tin vào đội ngũ nhân viên của mình. Hãy tìm xem mỗi thành viên trong đội nhóm của bạn họ yêu thích điều gì nhất. Làm thế nào để khuyến khích họ hoàn thành tốt công việc tốt nhất có thể.
Điều này không chỉ giúp đội nhóm của bạn đi lên mà còn cho họ biết rằng bạn tin tưởng và đặt niềm tin vào họ. Như vậy, khả năng giao việc cho nhân viên được đánh giá là một trong những kĩ năng quan trọng nhất mà bạn cần phải phát triển để giúp cho công việc lớn mạnh.
3. Giao tiếp tốt
Nhà lãnh đạo giỏi cần có khả năng giao tiếp linh hoạt theo nhiều cách khác nhau, từ truyền tải thông tin đến huấn luyện và cố vấn cho nhân viên của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần biết lắng nghe và giao tiếp với nhiều người ở các vai trò khác nhau.
Chất lượng và hiệu quả của hoạt động giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của chiến lược kinh doanh tổng thể. Ở vị trí lãnh đạo, bạn hãy luôn dành thời gian tìm hiểu cách nói chuyện để cải thiện văn hóa doanh nghiệp theo chiều hướng kết nối hơn.
4. Tính hài hước
Hài hước là một trong những phẩm chất của nhà lãnh đạo cần có. Nhà lãnh đạo có khuôn mặt nghiêm nghị sẽ khiến nhân viên cảm thấy căng thẳng và ngột ngạt. Bầu không khí tệ hại sẽ khiến cho kết quả công việc không được như mong đợi. Vì thế, nhà lãnh đạo phải biết phát huy óc hài hước đúng lúc, đúng chỗ. Một vài câu đùa hóm hỉnh sẽ khiến nhân viên cảm thấy sếp là người vui tính.
5. Thái độ tích cực
Sự tích cực luôn giúp bạn tiến nhanh hơn đến nấc thang thành công. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ tích cực và hướng nhân viên của mình đi theo suy nghĩ tốt đó. Nếu nhân viên cảm thấy lạc quan, họ sẵn sàng cống hiến hết mình cho công ty, không ngại khó ngại khổ. Hãy luôn giữ cho văn phòng của bạn một sự cân bằng giữa công việc và sự hài hước.
6. Sáng tạo
Tư duy sáng tạo cực kỳ quan trọng, nó giúp công ty có những bước đột phá, thoát khỏi tình trạng bế tắc một cách dễ dàng. Là một người sếp, bạn phải có cách xử lý linh hoạt với những vấn đề phát sinh, đặc biệt phải luôn khuyến khích nhân viên của mình sáng tạo. Sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn con đường đi đến thành công.
Ngoài ra, là một người lãnh đạo, bạn phải luôn học hỏi, trau dồi và phát triển bản thân không ngừng. Càng có nhiều phẩm chất tốt bạn càng dễ dàng dẫn dắt doanh nghiệp của mình đi đến thành công.
7. Bản năng sắc bén
Người sếp sắc bén sẽ dẫn dắt công ty vô cùng vững chắc. Sắc bén là điều không phải sinh ra ai cũng có, đây là phẩm chất người lãnh đạo tôi luyện được nhiều năm lăn lộn trên thương trường. Họ có thể dự đoán trước những biến động thị trường, biết cách xử lý phù hợp nhất.
8. Khả năng truyền cảm hứng
Sự thành công chỉ đến khi người lãnh đạo có một đội ngũ nhân viên luôn sảt cánh phía sau, cùng chung mục tiêu và chung quyết tâm. Để xây dựng đội ngũ vững mạnh này, bạn phải biết cách truyền cảm hứng cho họ. Đây cũng là phẩm chất lãnh đạo quan trọng mà các nhà quản lý cần trau dồi. Hãy tuyên dương khi nhân viên làm tốt, hãy giao thêm trách nhiệm khi nhân viên có đủ phẩm chất dẫn đầu.
9. Có trách nhiệm với công việc
Doanh nghiệp và nhân viên là tấm gương phản chiếu hình ảnh của lãnh đạo. Muốn nhân viên có phẩm chất gì, bạn phải thực hiện nó trước tiên. Vì vậy, người lãnh đạo luôn phải nỗ lực hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Nhìn thấy sự tận tụy của sếp, nhân viên sẽ từ giác noi theo, cảm hứng làm việc được lan tỏa ra toàn công ty.
10. Tự tin
Tự tin là phẩm chất bắt buộc phải có ở người lãnh đạo. Nếu không tự tin, bạn dễ lung lay mục tiêu, hoang mang trước biến động thị trường. Doanh nghiệp cũng vì thế mà chông chênh theo. Sự tự tin của người đứng đầu chính là kim chỉ nam dẫn doanh nghiệp tiến tới thành công.